INTERNAL TALK 11 - CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VÀ CHỮ TÂM TRONG ĐỜI SỐNG - NGUYỄN MINH PHƯƠNG - 19 thg 10, 2021

27/ 10/ 2021

Chữ "Tâm" trong tiếng Việt có nghĩa là trái tim hoặc tâm trí, nó cũng là ý tốt/ thiện chí theo nghĩa luân lý. Trong đạo Phật, chữ "Tâm" và chữ "Thức" (nhận thức) có thể được dùng thay thế cho nhau. Chẳng hạn, "duy tâm" và "duy thức" có cùng một nghĩa. Trong Phật giáo Tiểu Thừa, "tâm" là một trạng thái tâm trí còn trong Phật giáo Đại thừa, khái niệm này được phát triển thành một khái niệm siêu hình học. Mọi pháp (dharmas) xuất phát từ tâm/thức. Có tám mức độ nhận thức theo trường phái duy thức: nhãn thức (eye conciousness), nhĩ thức (ear consciousness), thiệt thức (tongue consciousness), thân thức (body consciousness), ý thức (mental consciousness), mạt na thức (deluded awareness) và tàng thức (store consciousness). Tàng thức là hoạt dụng nền tảng của mọi nhận thức. Tâm/thức đóng vai trò trung tâm trong hai trường phái của Phật giáo Đại thừa như ta có thể thấy qua châm ngôn "nhất tâm bất loạn" của Tịnh Độ tông  và "minh tâm kiến tánh" của Thiền tông. Bản chất hay ý nghĩa của "nhất tâm", "minh tâm", và "chân tâm" (hay "Phật tánh" (Buddhahood)) là những câu hỏi được hỏi nhiều nhất về Phật giáo Thiền tông. Những điều này rất khó hiểu với những ai không phải là hành giả đạo Phật.

Mặc dù xét như một khái niệm siêu hình học thì vô cùng khó hiểu, chữ "Tâm" được sử dụng rất rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường và cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. "Tâm địa" là vùng đất của tâm trí, nơi nuôi dưỡng và khởi phát hành động. "Nhẫn tâm" về nghĩa đen là tâm "đắng" (bitter mind), hiện nay thường được dùng để chỉ cái tâm xấu xa. Những ví dụ khác là "thiện tâm (good heart/good will), "ác tâm/tà tâm/tâm ma" (evil mind), "tâm tham", "tâm sân", "tâm si" đều xuất phát từ Phật pháp. Người Việt Nam không gặp khó khăn gì trong việc hiểu các cách nói thông thường có chữ "tâm". Nhưng câu hỏi "bản chất Tâm là gì" thực sự là một câu hỏi khó trả lời.

  • ĐỌC THÊM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: