INTERNAL TALK 35: TRIẾT HỌC NIETZSCHE - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG

14/ 06/ 2022

 

Friedrich Nietzsche (1844 - 1900), là một nhà triết học nổi tiếng người Đức. Những quan điểm của ông được nhiều người đón nhận nhưng cũng không ít người khó hiểu, và khó đồng cảm.

Ngay từ nhỏ, cha (vốn là một mục sư) và em trai của Nietzche đã mất, ông sống trong một gia đình toàn phụ nữ. Những điều đó ảnh hưởng đến tính cách cũng như tư duy của ông, tinh tế, nhạy cảm, u buồn. Năm 1858, ông theo học trường trung học Schulpforta, rồi học tại các Đại học Bonn, Leipzig, ngành Ngôn ngữ. Sau đó trở thành Giáo sư tại Đại học Bâle (Thụy Sỹ). Nhưng kể từ khi đọc được những tác phẩm của Schopenhauer, ông sung sướng tìm được định hướng của cuộc đời và tư tưởng, đó là triết học với niềm bi quan. Ông sa vào cuộc sống hưởng lạc trong thế giới bi quan đó, nhưng rồi cũng sớm thấy chán nản. Ông kết thân với Wagner, một nhạc sỹ, người thầy, người bạn lớn. Hai người chia sẻ với nhau niềm ngưỡng mộ chung với Schopenhauer.

1968, ông tham gia chiến tranh và bị thương khi ngã ngựa. 1870, Đức tấn công Pháp, ông lại vào chiến trường làm bác sỹ quân y. Lúc đầu, ông ca ngợi ca quân đội Đức. Nhưng sau đó ông nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh chinh phục, và thất vọng hoàn toàn. Ông đã từ mặt Wagner - người thân yêu nhất, vì ông này ca ngợi quân Đức và chiến tranh, tổ chức những buổi biểu diễn rùm beng, lố bịch, và tụng ca Ki-tô giáo (ông vốn theo Tin Lành). Đây được xem là những chi tiết ảnh hưởng sâu sắc đến những tác phẩm của ông.

Cuối đời, sức khoẻ Nietzche giảm sút và có triệu chứng thần kinh với những cơn đau đầu dữ dội. Năm 1889 ông phát điên, và qua đời vào 11 năm sau. Ông đã sống trong cô đơn, với một tâm hồn đầy nhạy cảm, căm ghét sự giả dối và coi niềm bi quan tuyệt đỉnh chính là hạnh phúc vẹn tròn. Những tác phẩm quan trọng nhất của Nietzche là Phàm phu, quá đỗi phàm phu (1878), Ý kiến tương hợp và châm ngôn (1879), Lữ khách và bóng hình mình (1880), Bình minh (1881), Tri thức hân hoan (1882 – 1887), Zarathustra đã nói như thế (1883 – 1885), Phi Thiện Ác (1886) và Phổ hệ luân lý (1887), Quan Điểm Phi Thời Gian (với các phần: David Strausse, tín đồ và nhà văn, Về sử dụng và nguy hại của sử học đối với đời sống, Schopenhauer nhà giáo dục, Richard Wagner ở Bayreuth )

 

Mời bạn xem thêm tại:

Facebook: https://fb.watch/dE4lxpv59s/

  • ĐỌC THÊM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: