• CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (5)
    14/ 04/ 2023
    CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (5) Vũ Tường Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 5) (Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4) “Luận Cương Chính Trị” của Trần Phú sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến tư duy của các nhà cộng sản Việt Nam, mặc dù ông sẽ sớm qua đời trong khi bị bắt. Trong Luận cương, khái niệm cách mạng của Lenin đã được phát triển đầy đủ và được diễn giải lần đầu tiên ‘bằng tiếng Việt’, với giai đoạn “dân chủ tư sản” gắn kết với giai đoạn “vô sản” trên bình diện cấu trúc, và cả hai giai đoạn này đan xen hữu cơ với phong trào vô sản trên toàn thế giới trong một “thời đại của các cuộc cách mạng vô sản ”. Bản lĩnh cách mạng của thời đại và sự lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản sẽ cho phép các nhà cộng sản Việt Nam vượt qua chủ nghĩa tư bản và xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa từ đầu với nền kinh tế vẫn còn lạc hậu. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là tiến trình tư tưởng đã mang lại cho Phú và các đồng chí của ông một cảm nhận sâu sắc về thời đại mà họ đang sống. Đối với một số người trong số họ, trải nghiệm cá nhân của họ khi ở Liên Xô và tham gia cuộc cách mạng Stalin-nít đã góp phần quan trọng vào tiến trình tư tưởng đó. Từ những ghi chép họ để lại, người ta có thể hiểu về những gì của Liên Xô đã khiến họ say mê. Những trải nghiệm cá nhân như vậy là rất quan trọng không chỉ đối với tác động trực tiếp của chúng đối với các cá nhân cụ thể mà còn đối với các giá trị thông tin và biểu tượng của chúng đối với phong trào cộng sản nói chung.[143] Đối với những người cộng sản thuộc thế hệ của Phú, Liên Xô được coi là biểu tượng và hình mẫu của tương lai. Hầu hết các nhà cộng sản Việt Nam, kể cả những người sau này lãnh đạo chế độ cộng sản như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt và Lê Đức Thọ, đều chưa từng đặt chân đến Liên Xô trước khi bước lên các vị trí lãnh đạo. Những gì họ biết về quê hương của Lenin là qua lời kể của những người đã từng ở đó như Trần Đình Long, mà sẽ mô tả ở phần tiếp theo. HƯƠNG VỊ CỦA THIÊN ĐƯỜNG Cuối thập niên 1920, nhiều thanh niên Việt Nam đã theo Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô học tập. Một trong số đó là Trần Đình Long, có thời gian tại các người cùng học đại học trong năm những 1928-1931 với Trần Phú và Ngô Đức Trì. Long cũng từng chiến đấu trong lực lượng Hồng quân Liên Xô suốt bốn tháng. Sau khi trở về Đông Dương, ông trở thành một nhà báo. Trong nhưng năm 1936 -1939, khi Đông Dương được hưởng tự do báo chí lớn hơn nhờ chính phủ của Mặt trận Bình dân ở Pháp, Long công bố một hồi ký dài được đăng làm nhiềm kỳ trên hai tờ báo, kể lại trải nghiệm nghiệm của mình ở Liên Xô.[144] Rõ ràng nửa đầu của cuốn hồi ký này đã bị thất lạc, nhưng nửa còn lại gần 200 trang không đủ để đưa ra một ví dụ về những cách mà Liên Xô có thể đã lôi cuốn thanh niên Việt Nam vào thời điểm đó. [145] Mặc dù có thể Trần Đình Long đã phóng đại tình cảm của mình với Liên Xô trong hồi ký của mình, nhưng trên thực tế, rất nhiều công dân Xô-viết lúc đó đã chia sẻ nhiệt huyết của ông. [146] Khác với Nguyễn Ái Quốc, Trần Đình Long ở Liên Xô vào thời kỳ cao trào của cách mạng: 1928 – 1933, là những năm đầu tiên định hình kỷ nguyên Stalin. Những năm này gần trùng hợp với Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (năm 1929-1933), trong đó liên quan đến sự tập trung toàn diện cho tiến trình công nghiệp hóa và tập thể hóa nông thôn.[147] Trong lĩnh vực văn hóa, một cuộc cách mạng văn hóa do Stalin tiến hành đã thành theo cách riêng, trở thành một phong trào quần chúng chống lại giới trí thức cũ như là những kẻ thù giai cấp. Như Sheila Fitzpatrick đã mô tả, cuộc cách mạng này có nhiều khía cạnh. ”Đó là một phong trào kích động người lao động liên kết với một chiến dịch chính trị làm mất uy tín của phe đối ‘hữu khuynh’ trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX). Đó là một phong trào mang tính biểu tượng của thanh niên nhằm chống lại giới cầm quyền ‘quan liêu’. Đó là một quá trình mà các nhóm cộng sản chủ chiến trong các lĩnh vực thiết lập các chế độ độc tài địa phương và cố gắng cách mạng hóa các kỷ luật của họ”. [148] Mặc dù Long không đề cập đến những sự kiện này trong phần còn lại của cuốn hồi ký của mình, nhưng người ta có thể cảm nhận được một môi trường chính trị cấp tiến hơn nhiều so với những sự kiện trước đó. Các chủ đề của Long trải dài từ cuộc sống trong Hồng quân Liên Xô; giới tính và các mối quan hệ tình dục; các tổ chức chính trị và xã hội bao gồm tòa án, nhà tù, đoàn thanh niên, chăm sóc trẻ em và “cảnh sát vệ sinh”; các hoạt động văn hóa như nghệ thuật, thể thao, khiêu vũ, điện ảnh; và các “tệ nạn” xã hội và văn hóa như mại dâm, ma túy, uống rượu và tôn giáo. Giọng điệu phòng thủ thường xuyên của Long cho thấy nỗ lực của ông nhằm chống lại những quan điểm tiêu cực về Liên Xô xuất hiện từ các báo cáo về các phiên tòa xét xử công khai của Stalin được công bố trên báo chí thuộc địa cùng thời điểm đó.[149] Tuy nhiên, những hình ảnh sống động và những cuộc thảo luận thẳng thắn về cảm xúc cá nhân của ông đã thể hiện một cảm giác phấn khích thực sự và niềm tin tha thiết vào cuộc cách mạng Xô-viết. Có hai chủ đề chính xuyên suốt cuốn hồi ký của ông. Chủ đề đầu tiên là sự tương phản giữa các xã hội “vô sản” ở Liên Xô với các xã hội “tư bản chủ nghĩa”, “đế quốc” và “phong kiến”. Trần Đình Long kể lại với chúng ta từ trải nghiệm của chính ông rằng “Hồng quân Liên Xô” rất khác biệt với “quân đội tư bản”. Mặc dù Hồng quân có kỷ luật sắt khiến nó trở thành một “đội quân hùng mạnh”, những người lính Hồng quân tuân theo kỷ luật không phải vì họ bị ép buộc, như trong “quân đội tư bản”, mà vì họ ý thức được thực tế rằng “kỷ luật là cần thiết để bảo vệ lợi ích cũng như lợi ích giai cấp của họ trên các chiến trường quốc gia và quốc tế”.[150] Long tin rằng ý thức giai cấp này giúp duy trì sự bình đẳng thực sự giữa sĩ quan và binh lính. Mặc dù những người lính phải tuân thủ các sĩ quan trong giờ làm việc, nhưng trong các cuộc họp “hội đồng” thường xuyên của toàn đơn vị, binh sĩ được tự do chỉ trích sĩ quan - người ra lệnh sai hoặc thể hiện thái độ không phù hợp với họ. Nếu cả đơn vị tỏ thái độ không đồng tình với một sĩ quan, anh ta có thể bị khiển trách và thuyên chuyển công tác. Long thừa nhận rằng hầu hết binh lính xuất thân từ nông dân và vẫn được coi là “rụt rè e sợ” sĩ quan, và một số sĩ quan vẫn thể hiện tâm lý “trưởng giả” trong hành vi của họ và đối xử với binh lính một cách “vênh váo”. Tuy nhiên, ông tin rằng Hồng quân là đội quân “dân chủ nhất” và “bình đẳng nhất” trên thế giới. Một sự tương phản rõ nét khác mà Trần Đình Long nhận thấy giữa Hồng quân và các đội quân tư bản là đặc điểm ủng hộ công lý Hồng quân. Ông nhớ lại: “Mọi người lính Hồng quân mà tôi đã hỏi đã nói thẳng với tôi rằng họ nhập ngũ để bảo vệ Liên Xô và phục vụ giai cấp vô sản thế giới khi cần thiết”.[147] Không giống như các quân đội tư bản được tạo ra để trấn áp các cuộc bãi công và các cuộc biểu tình của nhân dân và để chinh phục các thuộc địa, Hồng quân đã tham gia vào việc xây dựng một xã hội không có giai cấp ở Liên Xô và hỗ trợ giai cấp vô sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư bản. Nhắc lại tuyên bố của nhà lãnh đạo Liên Xô Voroshilov, Long chỉ rõ rằng Hồng quân sẵn sàng giúp giai cấp vô sản trên thế giới lật đổ chủ nghĩa tư bản, nhưng điều này không có nghĩa là Hồng quân sẽ tìm cách xâm lược các nước khác. Hồng quân chỉ phục vụ giai cấp vô sản thế giới khi họ cần. Nó đã tham gia chiến đấu tại Ngoại Mông, Tây Ban Nha và Trung Quốc để giúp các quốc gia yếu đó chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài”. Hồng quân [là] đội quân duy nhất trên thế giới [chiến đấu] chân thành vì công lý” [152] Sự tương phản giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và các hệ thống tiền thân của nó được mô tả sống động nhất trong các mối quan hệ về giới ở Liên Xô. Trần Đình Long đã báo trước cuộc thảo luận của mình bằng một lời chỉ trích bằng các bức tranh biếm họa về những người cộng sản ở Việt Nam lúc bấy giờ. Trong phiên bản tiêu cực của những bức tranh biếm họa này, những người cộng sản đã chia sẻ mọi thứ, kể cả vợ của họ. Trong phiên bản tích cực, những người cộng sản được miêu tả là những nhà sư sùng bái hệ tư tưởng của họ đến nỗi họ không bao giờ biết đến “tình ái".[153] Những người cộng sản từ lâu đã được cho rằng họ chỉ là những con người với những tình cảm bình thường. Mặc dù tình cảm của họ đối với công lý mạnh hơn người thường, nhưng họ có khả năng bị rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên và “tình cảm lãng mạn chân thật và tự do”. Trong các xã hội tư bản: “tình yêu” là kết quả của sự áp bức trong gia đình và ham muốn quyền lực, địa vị xã hội và tiền bạc. Ở Liên Xô, tình yêu là chân chính mà không có ý định lợi dụng nhau. Điều này là có thể bởi phụ nữ Liên Xô là độc lập về tài chính, trong khi phụ nữ trong các xã hội tư bản chủ nghĩa đã không có sự đọc lập đó. Phụ nữ Liên Xô được giải thoát thực sự và được hưởng tình yêu đích thực, ngược lại phụ nữ trong xã hội tư bản chỉ là nô lệ của chồng mình và phải bám riết lấy anh ta. Trải qua các kỳ nghỉ ở Crimea và “Ughennana” (Ukraine?), Trần Đình Long mô tả những tiếp xúc thể xác giữa nam và nữ ở Liên Xô là cởi mở và “tự nhiên” - thậm chí là “suồng sã”, nhưng đồng thời vẫn duy trì ranh giới rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn.[154] Hai nữ giáo viên mỹ thuật của ông là sinh viên đại học trẻ tuổi đã không ngại va chạm và ôm ông khi chơi với ông ấy. Trong khu nhà nghỉ dành cho công nhân ở Crimea, ông kết bạn với hàng trăm cô gái Nga. Một cô gái từng yêu cầu ông ngồi vào lòng cô; một cô gái khác đặt tay ông lên trên tay cô để chứng tỏ sức mạnh của cô; còn một gái nữa đi dạo với ông lúc ba giờ sáng trên bãi biển vắng. Long thú nhận ban đầu ông bị cám dỗ bởi những cô gái này nhưng sau đó nhanh chóng phát hiện ra rằng sự gần gũi thể xác như vậy không có nghĩa là tình yêu hay dục vọng. Nhắc lại quan hệ giới tính ở Việt Nam, ông lên án Khổng Tử vì đã dạy rằng phụ nữ phải giữ khoảng cách xa với nam giới. Các mối quan hệ về giới của Liên Xô chỉ ra rằng những hạn chế đối với sự gần gũi thể xác chỉ làm tăng sự tò mò của mọi người về tình dục và ham muốn của họ đối với nó. Sự tò mò và ham muốn bị kìm hãm sẽ dẫn đến các mối quan hệ bất chính. Từ lâu đã ghi nhận cuộc cách mạng Nga vì “đã khai sáng phụ nữ Nga và đặt họ bình đẳng với nam giới về mọi mặt”. Ông hùng hồn tuyên bố: “Phụ nữ Nga đã phá bỏ bức tường ngăn cách giữa đàn ông và đàn bà - bức tường được xây dựng bởi nền đạo đức ích kỷ chỉ phục vụ cho những ông chủ trong các xã hội phong kiến và tư bản, chia cắt xã hội thành hai nửa và ngăn cản con đường tiến hóa của loài người”.[155] Khi Trần Đình Long kể hết chủ đề này đến chủ đề khác, sự tương phản rõ rệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xuất hiện nhiều lần. Luật gia đình của Liên Xô cho phép dễ dàng kết hôn và ly hôn dựa trên ý muốn của các cặp vợ chồng, khác với “luật tư bản” vốn thường ngăn cản các cặp đôi yêu nhau kết hôn và ngăn cản những người phụ nữ bị lạm được quyền dụng ly hôn.[156] Các tòa án Liên Xô tổ chức các phiên tòa (đặc biệt là đối với những kẻ phản cách mạng) tại các tòa án không thường xuyên so với các tòa án ở các nước tư bản. Thay vào đó, những sự kiện này được tổ chức ở những địa điểm công cộng lớn hơn nhiều như rạp hát để người dân bình thường có thể tham dự và quát mắng bị cáo để bày tỏ sự tức giận của họ. Các tòa án Liên Xô thường xuống các nhà máy, công sở, trường học và các trang trại tập thể để xét xử tại chỗ, không giống như các “tòa án tư bản” đã “kín đáo” với người dân. [157] Nền thể thao Xô-viết không đào tạo được các cầu thủ chuyên nghiệp - những người vốn thực sự là hàng hóa để mua bán ở các nước tư bản.[158] Nền thể thao Xô-viết nhằm nâng cao sức khỏe của người dân để họ có thể đấu tranh chấm dứt tình trạng người bóc lột người. Tương tự như vậy, nền nghệ thuật Xô-viết được định hướng phục vụ toàn xã hội, đặc biệt là người dân lao động, trong khi nghệ thuật tư bản chủ yếu được tạo ra vì tiền và chỉ phục vụ một thiểu số giàu có. Trong điều kiện kinh tế suy thoái và hệ thống chính trị suy đồi, nghệ thuật tư bản nhất thiết phải mang những hình thức “khiêu dâm, phóng đãng”, những vũ điệu “uốn éo, thô tục”, và những bộ phim về phụ nữ khỏa thân, dâm dục và tội ác”.[159] Như một ví dụ về cách hệ thống Xô-viết thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật phục vụ quần chúng, Trần Đình Long đã thảo luận về chính sách của Liên Xô để bảo vệ và thúc đẩy văn hóa của các dân tộc thiểu số.[160] Trước cuộc Cách mạng, ông lưu ý rằng 90 phần trăm người thiểu số ở miền Đông Bắc nước Nga mù chữ. Những dân tộc này từng có nền văn học riêng nhưng nền văn hóa của họ đã bị hủy hoại dần sau khi bị Nga hoàng đô hộ suốt hai trăm năm. Kể từ khi “chế độ chuyên chính vô sản” nổi lên, chính phủ Xô-viết đã rất cố gắng sưu tầm và bảo tồn các bài hát và điệu múa dân gian của tất cả các dân tộc để bảo vệ truyền thống tốt đẹp nhất của họ.[161] Chính phủ này cũng đã cố gắng hết sức để cải thiện giáo dục và phát triển các nền văn học dân tộc dựa trên ngôn ngữ của từng nhóm thiểu số: “mang ánh sáng văn học tươi sáng chiếu đến những vùng xa xôi nhất” nơi người Mông Cổ, người Thổ và người Eskimo sinh sống. [162] “Cách tiếp cận theo khuynh hướng của chủ nghĩa vô sản để phát triển văn học” cụ thể là để nhằm mục đích nuôi dưỡng “khái niệm và các tinh thần văn học” cho mỗi nhóm dân tộc, dựa trên tiếng mẹ đẻ của họ và được hỗ trợ bởi tiếng Nga nếu cần thiết. Việc quảng bá tiếng mẹ đẻ làm nền tảng cho các nền văn học và nghệ thuật dân tộc đã cho phép chúng “phát triển tự do theo đặc điểm tự nhiên của chúng”.[163] Nhờ những nỗ lực của chính phủ Liên Xô: “tất cả các nhóm dân tộc ở Liên Xô ngày nay đều sở hữu các phương tiện in ấn của riêng họ để phát triển tài năng của riêng họ và thu thập kiến ‘tri thức cao siêu’ của tất cả các khối quần chúng vốn từ lâu đã bị chà đạp và lãng phí dưới ách tư bản chủ nghĩa”. Ghi chép của Long về các chính sách “quyết liệt” của Liên Xô để bảo vệ nền văn hóa dân tộc ngụ ý rõ ràng nơi ông đặt lòng trung thành của mình. Mặc dù những chính sách như vậy chưa từng có trong lịch sử thế giới,[164] Long không mô tả chúng trong một phần riêng biệt mà gộp chúng vào các chính sách về văn học của Liên Xô. Đối với Long, nguyên lý trung tâm của các chính sách này là phục vụ quần chúng thay vì giới tinh hoa. Chủ đề chính xuyên suốt mô tả của ông vẫn là sự tương phản giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, chứ không phải sự phân biệt giữa người Nga và các dân tộc thiểu số - mặc dù chủ đề về cơ bản là về các chính sách dân tộc. Người dân tộc thiểu số được coi là một phần của “quần chúng” hơn là những người có bản sắc đặc biệt. Không phần nào trong hồi ký của ông (ít nhất là phần có sẵn) mà ông đề cập đến các vấn đề như độc lập hay tự chủ của quốc gia, dân tộc. Điều khiến ông phấn khởi là sự giải phóng ‘quần chúng’ khỏi sự bóc lột của ‘tư bản’ và ‘phong kiến’ hơn là sự giải phóng các ‘dân tộc’ bị áp bức khỏi đế quốc Nga. Trọng tâm thứ hai trong mô tả của Trần Đình Long về Liên Xô là các phương pháp cải tạo xã hội mang tính thâm nhập nhưng vẫn có tính “nhân đạo”, vốn đang làm biến đổi xã hội Xô-viết. Tương tự như Nguyễn Ái Quốc, Long không phủ nhận những vấn đề xã hội mà ông nhận thấy ở Liên Xô. Ông thẳng thắn thừa nhận rằng ở Liên Xô vẫn còn những tên trộm, cướp, giết người và tất nhiên, cả bọn phản cách mạng.[165] Trong số phần lớn người dân Liên Xô đều “giác ngộ ý thức hệ”, vẫn còn nhiều người nghiện rượu, những tên cướp từng là lính da trắng, và những tên ‘kulak’ tống tiền. Những người xấu đại diện cho di sản của hệ thống phong kiến và tư bản chủ nghĩa trong suốt “hai đến ba nghìn năm”. Chẳng hạn, về mại dâm, ông tin rằng tệ nạn xã hội này bắt đầu khi tình trạng người bóc lột người nổi lên trong xã hội loài người. Các vị vua chúa và những tên quý tộc đã có thời gian để thiêu chết và bắt phụ nữ phải phục vụ họ. ”Dưới xã hội tư bản chủ nghĩa là giống hệt như một xác chết thối rữa, chảy máu, và dơ dáy, nạn mại dâm phát triển giống như áp-xe trên da”.[166] Đổ lỗi cho các tệ nạn xã hội (bao gồm cả tôn giáo) trong các xã hội có giai cấp, Long say mê với các phương pháp “nhân đạo” mà chính phủ Liên Xô sử dụng để cải cách xã hội. Về tệ nghiện rượu, ông lưu ý rằng chính quyền không bắt buộc mọi người phải bỏ rượu mà chỉ giáo dục họ để chính họ quyết định làm như vậy. “Phương pháp này [duy trì] sự tôn trọng, bảo vệ tự do cá nhân, và tránh sự phản kháng của những người [vẫn đang] nghiện rượu... Phương pháp của chính phủ vô sản [là] vẫn tiếp tục sản xuất rượu nhưng không để ai say”.[167] Điều này được thực hiện bằng cách giảm dần mức độ cồn trong đồ uống được sản xuất và bằng cách phát động các chiến dịch giáo dục chống rượu bia sử dụng cả khoa học và sự hài hước. Nội tạng được thu thập từ những người say rượu (đã chết?) và được trưng bày cùng với các vụ án giết người liên quan đến rượu. Những vở kịch hài hước được dàn dựng và xuất bản những cuốn sách nhỏ hài hước để mô tả những cơn say rượu. [168] Một cách tiếp cận tương tự đã được sử dụng để làm suy yếu ảnh hưởng của các tôn giáo. Trích dẫn Karl Marx, Long cho rằng các tôn giáo thậm chí còn tệ hơn thuốc phiện. Mặc dù sau này tiêu diệt các cá nhân, các tôn giáo đã phá hủy toàn bộ cộng đồng. Tôn giáo bóc lột người; đánh cắp [‘rút tỉa’] đất đai, tiền bạc và nhà cửa của họ; gây ra tâm trí của họ để trở thành yếu ớt, chậm chạp, lộn xộn [‘ngẩn ngơ’, ‘ngây dại’], và u sầu [‘u ám’].[169] Các tôn giáo khiến con người mất đi cảm giác tự chủ và sẵn sàng đấu tranh trong cuộc sống này. Chính phủ Xô-viết lẽ ra đã đóng cửa tất cả các nhà thờ, bỏ tù tất cả các linh mục và cấm mọi người theo các tôn giáo bằng một sắc lệnh, nhưng nó đã không hành động như vậy. Vấn đề chỉ là các linh mục là một loại ký sinh trùng. Những người theo họ (trừ các nhà tư bản), xét cho cùng, là “những người anh em của giai cấp vô sản, những người bị bóc lột cả về vật chất lẫn tinh thần và bị các linh mục lừa đảo”. Phương pháp nhân đạo không phải là để cấm đoán, mà là để giáo dục mọi người bằng chứng cứ khoa học về nguồn gốc loài người và bằng chứng lịch sử về mối quan hệ chặt chẽ giữa các linh mục và Sa hoàng và về những tội ác trong quá khứ của các giáo sĩ. Bên cạnh các vở kịch và sách nhỏ, hai công cụ đặc biệt là các viện bảo tàng và các hiệp hội chống tôn giáo được thành lập ở tất cả các thành phố lớn ở Liên Xô. Trần Đình Long tin rằng phương pháp này có hiệu quả, bằng chứng là trong những nhà thờ trống rỗng và vắng lặng, phải dùng nến vì hết tiền trả tiền điện. Một bằng chứng khác là những linh mục mà ông gặp trên đường phố Moscow đang ăn xin hoặc bán báo để kiếm sống. Long vui mừng vì hầu hết các nhà thờ ở thành phố đã đóng cửa. Các nhà thờ nông thôn vẫn tồn tại với số lượng lớn hơn vì các linh mục ở đó được hỗ trợ bởi các địa chủ. Ông dự đoán rằng, sau khi tập thể hóa tiêu diệt hết các địa chủ, vùng nông thôn sẽ bắt kịp các thành phố. Ngày tàn của tôn giáo ở Liên Xô đã điểm.[170] Các chiến dịch cải cách xã hội đôi khi có những hình thức cưỡng chế, như trong trường hợp “đội vệ sinh ”. Những đội đặc biệt mặc quần áo trắng toát như y tá và tất cả đều mỉm cười trong khi đi xuống các khu phố đã được chọn trước.[171] Không giống như những cảnh sát thu thuế ở thành phố quê hương của ông ở Việt Nam, những người tạo ra sự sợ hãi và thù hận, Long lưu ý rằng những cảnh sát vệ sinh không mang theo vũ khí hoặc đánh đập người dân. Họ là những đội tình nguyện được tổ chức bởi các đoàn bác sĩ và y tá, họ đến từng nhà ở một số khu phố vào những ngày nghỉ và cuối tuần để kiểm tra vệ sinh gia đình. Những gia đình ngăn nắp và sạch sẽ được ca ngợi công khai, trong khi những gia đình bừa bộn và bẩn thỉu đó sẽ buộc phải dọn dẹp nhà cửa, đồ đạc, quần áo và con cái với sự trợ giúp của họ. Những người đàn ông để tóc dài và để râu bị đem ra làm trò cười và buộc phải ngồi xuống để cắt tóc. Long đã cho rằng in một nghìn cuốn sách không bằng một cuộc trình diễn về lối sống hợp vệ sinh được cung cấp bởi các đội cảnh sát vệ sinh này. Phương pháp này rất dễ hiểu, ngay cả đối với những người tối dạ. [172] Các đội cảnh sát vệ sinh không chỉ loại bỏ sự tối tăm [173] và ô uế mà cũng dạy mọi người cách sống sạch sẽ và hợp vệ sinh. Chúng là sợi dây liên kết giữa công nhân và nông dân, mang lại ánh sáng và sự sạch sẽ cho cuộc sống sau này. Các cảnh sát vệ sinh phản ánh cuộc Cách mạng Văn hóa đang bùng nổ ở Liên Xô trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.[174] Trần Đình Long bị hấp dẫn mãnh liệt trước cuộc cách mạng này. Ông ngạc nhiên không chỉ ở sự tương phản tưởng tượng hay thực sự giữa các hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà còn ở phương pháp cưỡng chế và mục tiêu cải cách xã hội và văn hóa dài hạn ở Liên Xô. Cũng như Nguyễn Ái Quốc trước đây, Long nhiệt tình với Liên Xô không phải vì ông thấy đây là một đất nước hay một hệ thống hoàn hảo. Thay vào đó, chính tầm nhìn mang tính thay đổi triệt để, các phương pháp cấp tiến và những lời hứa sâu sắc thể hiện trong cuộc cách mạng Stalin-nít đã khiến ông say mê. KẾT LUẬN Chủ nghĩa cộng sản hoàn mang tính “ngoại nhập” đối với Việt Nam. Khi các nhà cách mạng Việt Nam tiếp thu những lời dạy của Marx và Lenin, họ phải mất một thời gian, nếu họ quan tâm, để dung hòa những tư tưởng cộng sản cấp tiến với thế giới quan hiện có của họ. Trong giai đoạn chuyển tiếp đầu tiên từ Phan Bội Châu sang Nguyễn Ái Quốc, sự quan tâm đến cách mạng Nga đã từ từ phát triển thành một khối lượng kiến thức nghèo nào về ý thức hệ Marx-Lenin. Các nhà cách mạng Việt Nam phải mất nhiều thời gian và công sức mới hiểu được khái niệm cách mạng thế giới trong mối liên hệ của nó với cách mạng Việt Nam. Quá trình cấp tiến hóa tràn đầy sự nhầm lẫn đối với một số người và tạo ra sự phấn khích cho những người khác. Nó tạo ra sự căng thẳng trong phong trào vì một số nhà hoạt động tiếp thu những ý tưởng và khái niệm mới nhanh hơn những người khác. Tỷ lệ hấp thụ tự nhiên phụ thuộc vào năng khiếu cá nhân, khả năng ngôn ngữ, trình độ giáo dục chính quy và tiếp xúc quốc tế. Nó khác nhau giữa những người tham gia vào các nhóm xã hội chủ nghĩa ở Paris, những người học ở Mátxcơva, những người chưa từng ra nước ngoài nhưng được giáo dục đầy đủ để đọc và hiểu các văn bản của chủ nghĩa Mác và Lênin bằng tiếng Pháp, và những người có ít học chính thức và những người được đào tạo tư tưởng lại từ các nhà cộng sản Việt Nam khác. Những xung đột giữa họ trở nên sâu sắc hơn bởi sự thay đổi chính sách của QTC và các vấn đề về truyền thông. Qua các tài liệu do VNTNCMĐCH biên soạn, có thể thấy quá trình trong đó thế giới quan của các nhà cách mạng Việt Nam đã được quốc tế hóa dần dần nhưng hầu như vẫn bị ngăn cách. Suy nghhĩ của Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng ông đơn giản là một người theo chủ nghĩa quốc tế đang trong quá trình tiến hóa. Từ “Đường Kách Mệnh” đến chương trình ông đề ra cho ĐCSVN, ông đã tìm cách dịch các khái niệm của chủ nghĩa cộng sản quốc tế sang tiếng Việt và theo sát lối tư duy gần nhất của QTCS khi nó được truyền đạt cho ông. Trong quá trình chuyển đổi thứ hai, từ TVCMĐ sang Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn thành ĐCSĐD với sự tham gia của nhiều đồng chí trẻ hơn và có trình độ học vấn tốt hơn Quốc, thế giới quan của chủ nghĩa Marx-Lenin đã có được một phẩm chất hữu cơ và năng động nhờ sự tổng hợp các khía cạnh cụ thể của nền chính trị Việt Nam với nền chính trị toàn cầu. Kết quả cuối cùng là sự rõ ràng và vững chắc của tầm nhìn và chiến lược, với tầm nhìn tách ra hoàn toàn từ và chiến lược gây ảnh hưởng được làm mạnh thêm. Chắc chắn rằng cả tầm nhìn và chiến lược sẽ được điều chỉnh liên tục để phản ánh thực tế đang thay đổi, nhưng chúng ta sẽ xem trong các chương tiếp theo làm thế nào để các khía cạnh cốt lõi vẫn nhất quán trong nửa thế kỷ tới khi những các nhà cộng sản Việt Nam thuộc thế hệ Trần Phú lãnh đạo cuộc cách mạng. Các nghiên cứu hiện tại chỉ ra sự thay đổi trong chính sách liên minh giai cấp từ Nguyễn Ái Quốc đến Trần Phú là bằng chứng về việc một phe “quốc tế chủ nghĩa” và “giáo điều” do Matxcơva đào tạo đã đánh bại phe “dân tộc chủ nghĩa” và “thực dụng” vốn chủ yếu quan tâm đến độc lập dân tộc. Tuy nhiên, các hồ sơ có sẵn cho thấy tất cả họ đều trung thành với sự lãnh đạo và chính sách của QTCS. Các cuộc xung đột giữa các nhóm khác nhau và cá tính trong phong trào trong năm 1928- 1930 chủ yếu về lãnh đạo, tổ chức và chiến lược, chứ không phải về niềm tin cách mạng. Niềm tin đó đã không chia rẽ các phe phái này; nó đã giúp đoàn kết họ. Đối với họ, chủ nghĩa Marx-Lenin không phải là một giáo điều trừu tượng mà là một lý thuyết khoa học sinh động và thành công. Bằng chứng nằm ngay ở Liên Xô, nơi họ tìm thấy một tầm nhìn thuyết phục về sự thay đổi căn bản bất chấp những khiếm khuyết của xã hội Xô-viết. Các phương pháp cưỡng chế của chủ nghĩa Stalin đã giành được sự ngưỡng mộ của họ, và họ tỏ ra không mấy thiện cảm và khoan dung đối với nền văn hóa và xã hội truyền thống nơi họ đến. Trong thời kỳ này, ý thức hệ đã giúp các nhà cách mạng Việt Nam trên ba phương diện. Thứ nhất, nó xác định lại sứ mệnh của họ, đó không chỉ là giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của Pháp mà còn là tạo ra một xã hội cách mạng mới và đóng góp cho cách mạng thế giới. Ý thức hệ đã tạo cho họ một tầm nhìn và kế hoạch chi tiết cho sự thay đổi, trong trường hợp này là mô hình của Liên Xô, sẽ hướng dẫn cuộc cách mạng của họ thông qua những biến cố đầy thăng trầm. Thứ hai, ý thức hệ cung cấp chất keo kết dính cho các nam nữ thanh niên trẻ như Phú và Long để để tạo ra một đảng chính trị mang với sứ mệnh - Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối cùng, ý thức hệ đã liên kết các nhà cách mạng Việt Nam với một mạng lưới xuyên quốc gia gồm các nhà nước (Liên Xô) và các phong trào (chủ nghĩa cộng sản Pháp và Trung Quốc) cung cấp kinh phí, đào tạo và những sự bảo vệ trước sự đàn áp của Pháp. Ý thức hệ sẽ tiếp tục phục vụ cách mạng Việt Nam trong thập kỷ tới. Tiếp theo, Chương 2 sẽ thảo luận về tầm nhìn của Trần Phú về cách mạng Việt Nam tồn tại suốt thập niên 1930 dù đã qua hai lần thay đổi lãnh đạo hoàn toàn. Cuộc đàn áp tại thuộc địa, với mức độ hiệu quả của nó, quả, chỉ tiêu diệt được những người truyền tin chứ không tiêu diệt được thông điệp. (còn tiếp)  
  • CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (4)
    13/ 04/ 2023
    CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (4) Vũ Tường Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 4) (Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3)     Khi Quốc đến miền Nam Trung Quốc vào cuối năm 1924 để làm đặc vụ cho Quốc tế Cộng sản tại Đông Nam Á, hiểu biết lý thuyết của ông đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Trong ba năm tiếp theo, Quốc lãnh đạo Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (sau đây gọi tắt là 'Thanh Niên'), một nhóm cách mạng do ông thành lập. Hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Thanh Niên đã tuyển chọn những hội viên đầu tiên trong số những người Việt Nam lưu vong và tổ chức đưa thanh niên từ trong nước sang Quảng Châu để đào tạo cách mạng. Với tư cách là người huấn luyện, Quốc đã biên tập báo ‘Thanh Niên’ và là tác giả của cuốn sách nhỏ có tựa đề ‘Đường Kách mệnh’. Cuốn sách nhỏ này là bài phân tích lý thuyết đầu tiên và công phu nhất của Quốc cho đến thời điểm đó. Nó mở đầu bằng câu châm ngôn nổi tiếng của Lenin rằng “không có lý thuyết cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”. [92] Quốc giải thích “cách mạng” nghĩa là gì và kêu gọi người Việt Nam theo mô hình của cách mạng Nga.[93] Phân tích cách Quốc giải thích khái niệm cách mạng trong cuốn sách nhỏ này là chìa khóa để hiểu thế giới quan về chủ nghĩa Lenin vừa hình thành của ông. Quốc sử dụng lý thuyết Marx-Lenin - như ông hiểu - để đề xuất một phương pháp phân loại bao gồm ba loại cuộc cách mạng - đó là, các cuộc cách mạng ”tư bản”, “dân tộc” và “trên cơ sở giai cấp”.[94] Theo Quốc, các cuộc cách mạng tư sản là do mâu thuẫn giữa tư bản và địa chủ; các cuộc cách mạng dân tộc là do xung đột giữa một quốc gia bị áp bức và một quốc gia áp bức; và các cuộc cách mạng trên cơ sở giai cấp là do xung đột giữa các nhà tư bản và công nhân-nông dân. Đặt cạnh nhau ba cuộc cách mạng tư sản, dân tộc và dựa trên giai cấp, Quốc tiếp tục phân biệt giữa cuộc cách mạng dân tộc và thế giới. ”Cách mạng thế giới” được định nghĩa như là sự đoàn kết của nông dân và công nhân thuộc mọi quốc gia và chủng tộc trên thế giới “để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa tư bản, làm cho tất cả các quốc gia hạnh phúc, [và] tạo ra một thế giới đại đồng”.[93] Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới khác nhau vì tất cả các tầng lớp xã hội đoàn kết chống lại chính quyền quốc gia đã tạo nên sự kiện trước đây, trong khi giai cấp vô sản của tất cả các quốc gia lãnh đạo sự kiện sau. Quốc tiếp tục: “Nhưng hai cách mệnh ấy vẫn có quan hệ với nhau. Thí dụ: An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và [ngược lại nếu] công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do. Vậy nên cách mệnh An Nam với cách mệnh Pháp phải liên lạc với nhau". [96] Một số bài báo của Quốc viết trước đó trên báo ‘Thanh Niên’ một cách máy móc coi tiến hành cách mạng dân tộc là nhiệm vụ đầu tiên của phong trào cộng sản Việt Nam và tiến hành cách mạng thế giới là nhiệm vụ thứ hai khác với nhiệm vụ thứ nhất.[97] Trong “Đường Kách Mệnh”, những gợi ý đã xuất hiện một quan điểm năng động và tinh vi hơn, hợp nhất cách mạng dân tộc với cách mạng dựa trên giai cấp và với cách mạng thế giới. Mạch tư duy vẫn trôi chảy; có lúc Quốc vẫn cố gắng phân biệt các cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng dựa trên giai cấp với cách mạng thế giới, nhưng ở những điểm khác, cách mạng thế giới được coi là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thành phần cả về bản chất (vấn đề dân tộc và giai cấp) và địa lý (An Nam và Pháp). Quá trình phát triển tư tưởng này rất có ý nghĩa vì ban đầu Quốc chỉ quan tâm đến mối quan hệ thuộc địa giữa Việt Nam và Pháp, nhưng giờ đây đã tiến gần hơn đến một thế giới quan trong đó mối quan hệ đó là một phần của những mối quan hệ khác, cơ bản hơn. Sự tách biệt hoặc ngăn cách giữa các loại cách mạng khác nhau trong tâm trí ông là bằng chứng cho thấy sự chấp nhận hoàn toàn hoặc triệt để đối với thế giới quan của chủ nghĩa Marx-Lenin, trong khi sự hợp nhất của các cuộc cách mạng đó đánh dấu một bước nhảy vọt về mặt khái niệm đối với nhận thức về sự phục tùng hoàn toàn về mặt tinh thần đối với thế giới quan đó. Trong thập niên 1940, Quốc vẫn chủ trương ủng hộ tính ưu việt của cách mạng dân tộc so với cách mạng dựa trên giai cấp ở Việt Nam, nhưng lập luận đó chỉ được hình thành trên phương diện chiến thuật. Về mặt khái niệm, Quốc không còn phân biệt giữa chúng. Như sẽ thấy trong phần tiếp theo, những nhà cách mạng trẻ hơn và được giáo dục tốt hơn sẽ thực hiện các bước tiếp theo để trình bày rõ ràng sự hợp nhất khái niệm đó một cách mạnh mẽ hơn. “CÁCH MẠNG VIỆT NAM LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA CÁCH MẠNG THẾ GIỚI” Nguyễn Ái Quốc đến miền Nam Trung Quốc vào thời điểm thuận lợi. Một loạt các sự kiện đã khiến nền chính trị Việt Nam trở nên cấp tiến sâu sắc và chuẩn bị cho việc chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Trước đó vài năm, chính quyền thực dân đã thả nhiều chính trị phạm nổi tiếng như Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, những người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống sưu thuế năm 1908 ở miền Trung Việt Nam. Những nhà lãnh đạo lớn tuổi này đã nhanh chóng phục hồi mạng lưới chống thực dân đang nằm im của họ, và sự trở lại của họ đã truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên đang hoạt động chính trị.[98] Cơ hội cho những hoạt động như vậy mở rộng với tốc độ phát triển nhanh chóng của báo chí ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1920 và với các cuộc bầu cử được tổ chức cho các Viên Dân Biểu. Cuộc cải cách được thực hiện bởi Alexander Varenne – Toàn quyền Đông Dương mới (1925-1928), mặc dù hạn chế, cũng đã góp phần hình thành nên bối cảnh chính trị cởi mở hơn.[99] Là một lãnh tụ của Đảng Xã hội Pháp, Varenne đã tìm cách kiềm chế sự bạo ngược của chế độ thực dân ở Đông Dương. Ngay khi môi trường chính trị nóng lên, nó đã bị xáo trộn bởi hai sự kiện cụ thể: một là việc Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc và vụ án xử ông ở Hà Nội năm 1925, và hai là việc Phan Châu Trinh từ Pháp trở về Việt Nam và qua đời sau đó vào năm 1926. Hai sự kiện này đã làm dấy lên sự phẫn nộ lớn của quần chúng và gây ra nhiều cuộc biểu tình tự phát của sinh viên chống lại chế độ thực dân. Hàng trăm học sinh bị đuổi học vì tham gia biểu tình; nhiều người sẽ sớm tham gia các nhóm chính trị bí mật.[100] Nhờ một môi trường tốt đẹp như vậy, ‘Thanh Niên’ đã thu hút được nhiều hội viên ở trong nước, thông qua việc truyền bá vào Việt Nam hoặc thông qua việc đào tạo trực tiếp cho những thanh niên di cư bất hợp pháp ra khỏi Việt Nam. Nhưng ‘Thanh Niên’ không phải là nguồn duy nhất của những tư tưởng cấp tiến cho các thanh niên Việt Nam. Khi Tôn Dật Tiên tổ chức lại Quốc dân Đảng Trung Quốc (Guomindang hoặc GMD) và chuẩn bị để khởi động một chiến dịch quân sự để thống nhất Trung Quốc, chủ nghĩa tam dân của ông (vốn chịu ảnh hưởng phần nào bởi các tư tưởng cộng sản) cũng đã được phổ biến tại Việt Nam. Sách báo nhập từ Pháp và Trung Quốc hoặc xuất bản ở Sài Gòn cung cấp cho người Việt Nam có trình độ ngoại ngữ những cuộc thảo luận về Marx và Lenin có hệ thống hơn nhiều so với tài liệu của ‘Thanh Niên’.[101] Các nguồn gốc cuối cùng hình thành niên sự cấp tiến đến từ Trung Quốc và Liên Xô. Tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch ra lệnh thảm sát những người cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải, giải tán Mặt trận Thống nhất giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự “phản bội” của Tưởng đã góp phần hình thành chính sách mới, cấp tiến hơn được quyết định tại Đại hội Thế giới lần thứ sáu và Hội nghị toàn thể lần thứ mười của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva, lần lượt vào các năm 1928 và 1929. Tại những sự kiện này, các nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản đã đưa ra lời kêu gọi những người cộng sản trên toàn thế giới tăng cường tính chất vô sản của các đảng của họ và tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản.[102] Việc Tưởng quay lưng lại với những người cộng sản Trung Quốc cũng gây bất an cho các hội viên của ‘Thanh Niên’ ở miền Nam Trung Quốc. Đến giữa năm 1928, Nguyễn Ái Quốc đã sang Trung Quốc khi mà ‘Thanh Niên’ ở Quảng Châu đã suy yếu. Các điều kiện được mô tả ở trên tại Việt Nam và nước ngoài đã kết hợp lại để dịch chuyển trọng tâm của chủ nghĩa cấp tiến từ miền Nam Trung Quốc vào Việt Nam. Đến cuối năm 1928, ở cả ba miền Việt Nam đã xuất hiện những nhóm cách mạng nhỏ. Một nhóm chính là Việt Nam Quốc dân Đảng (VNP) lấy chủ nghĩa tam dân làm nền tảng tư tưởng. Các hội viên của ‘Thanh Niên’ đã tạo ra các nhóm khác, những người hăng hái đưa phong trào lên một tầm cao mới. Sự chuyển dịch này là trái ngược giữa nhóm Tân Việt chủ yếu ở miền Trung Việt Nam và nhóm Đông Dương ở miền Bắc Việt Nam. Tân Việt Cách mạng Đảng (gọi tắt là Tân Việt) có nguồn gốc từ Phục Việt Hội, được tổ chức vài năm trước đó bởi các chính trị phạm được thả ra từ Côn Đảo. Các nhà lãnh đạo trẻ của Phục Việt được đào tạo từ ‘Thanh Niên’ nhưng cũng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Tôn Dật Tiên.[103] Theo bản tuyên ngôn của Tân Việt được soạn thảo năm 1928, nhiệm vụ của nó là “đoàn kết các đồng chí trong và ngoài [Việt Nam], lãnh đạo nông dân, công nhân và binh lính trong nước và liên kết với các nước bị áp bức khác để lật đổ chủ nghĩa đế quốc và xây dựng một nền bình đẳng mới và xã hội nhân từ.”[104] Một khi giành được quyền lực, đảng cam kết thực hiện nền chuyên chính vô sản, các quyền bình đẳng của con người cho mọi công dân, cung cấp phúc lợi cho trẻ em, người tàn tật và người già, và quyền sở hữu công cộng về đất đai và các tư liệu sản xuất khác. Đáng lưu ý hơn, bản tuyên ngôn không đề cập đến chủ nghĩa cộng sản như một mục tiêu cách mạng. Các đảng viên mới được kết nạp phải tuyên thệ trung thành “trước hồn thiêng đất Việt và quy luật tôn nghiêm của cách mạng thế giới”.[105] Rõ ràng, chương trình của Tân Việt mang tinh thần cộng sản nhưng ngôn ngữ của nó không thanh lọc hoàn toàn các khái niệm dân tộc chủ nghĩa như trường hợp của ‘Thanh Niên’. Nhóm Đông Dương có trụ sở tại miền Bắc Việt Nam cung cấp một sự tương phản thú vị với Tân Việt. Được đào tạo bởi ‘Thanh Niên’, các đảng viên Đông Dương như Ngô Gia Tự và Trịnh Đình Cửu nhanh chóng bất đồng với sự lãnh đạo và chương trình chính trị của ‘Thanh Niên’.[106] Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của ‘Thanh Niên’ ở Hồng Kông năm 1929, những người này đã ra khỏi cuộc họp khi đa số những người có mặt từ chối yêu cầu giải tán ‘Thanh Niên’ để thành lập một đảng cộng sản mới.[107] Sau khi trở về từ Hồng Kông, các nhà lãnh đạo Đông Dương đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (sau đây gọi là ĐCSĐD).[108] Tuyên ngôn của ĐCSĐD do Trịnh Đình Cửu soạn thảo cho thấy các nhà lãnh đạo của nó cấp tiến hơn và về mặt lý thuyết có nhiều tham vọng hơn những người đồng cấp của họ ở Tân Việt.[109] Tài liệu bắt đầu với một chương dài về lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà nó khẳng định “không phải là một học thuyết bí ẩn hay sản phẩm của trí tưởng tượng của bất kỳ ai, mà là một hệ tư tưởng khoa học dựa trên các chân lý”.[110] Sau khi phân tích mâu thuẫn giai cấp trong các xã hội tư bản, các tác giả của bản tuyên ngôn cho rằng “khoảng cách giữa các giai cấp tư bản và vô sản ngày nay quá lớn nên cuộc đấu tranh giữa họ phải trở nên tàn khốc: một giai cấp phải thắng và tồn tại trong khi giai cấp kia thua và chết.”[111] Ai sẽ thắng? Nó tuyên bố tiếp: “các nước đế quốc đang xung đột và sẽ sớm gây chiến với nhau trong một cuộc chiến có sức tàn phá gấp nhiều lần cuộc chiến gần đây” (tức là Chiến tranh thế giới thứ Nhất). Đối lập với chủ nghĩa đế quốc là “phe vô sản bao gồm hàng triệu anh em vô sản ở các nước tư bản sẵn sàng giành chính quyền, hàng trăm triệu người dân thuộc địa đang kêu gọi làm cách mạng, cũng như hàng triệu anh em vô sản Xô-viết - tất cả đều liên kết trên một mặt trận do Đảng Cộng sản [Liên Xô] và Quốc tế Cộng sản lãnh đạo”. Bản tuyên ngôn kết luận, dựa trên sự cân bằng lực lượng hiện có, ngày tàn của các xã hội tư bản đã điểm. Trong cùng bản tuyên ngôn này, các nhà lãnh đạo ĐCSĐD đã kết tội ‘Thanh Niên’ và ‘Tân Việt’ về hai tội danh. Đầu tiên, tư cách thành viên của Thanh Niên và Tân Việt là “dành cho tất cả người Việt Nam”. Các nhà lãnh đạo ĐCSĐD nhận thấy chính sách về dân tộc và đảng viên như vậy là “phi cộng sản”. Họ tin rằng chính sách đảng viên “cộng sản” chỉ nên dựa trên giai cấp. Thứ hai, nhớ lại rằng phương châm của 'Thanh Niên' trước hết là làm cách mạng dân tộc, sau đó mới làm cách mạng thế giới. ĐCSĐD lập luận rằng điều đó là sai lầm, bởi vì “cách mạng dân tộc [nhất thiết phải] là một thành tố của cách mạng thế giới”.[112] Thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc đòi hỏi một liên minh quốc gia của tất cả các giai cấp mà không phân biệt tư bản với vô sản, và địa chủ với nông dân. Không chỉ không chính xác, phương châm đó còn là “phi cộng sản”. Các nhà lãnh đạo ĐCSĐD cũng tin rằng cách mạng Đông Dương phải trải qua hai giai đoạn, nhưng họ xác định các giai đoạn khác nhau, cho thấy họ quen thuộc hơn với các khái niệm của chủ nghĩa Lenin. Do chủ nghĩa tư bản chưa phát triển mạnh và các thế lực phong kiến vẫn còn mạnh ở Đông Dương, các giai đoạn đó bao gồm “cuộc cách mạng dân chủ tư sản” do những người vô sản và nông dân lãnh đạo để lật đổ chủ nghĩa đế quốc và phong kiến, và một cuộc “cách mạng xã hội” tiếp theo để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản.[113] Công thức hai giai đoạn này xuất phát từ Lenin và hợp nhất các cuộc cách mạng dân tộc, giai cấp và thế giới trong một cơ cấu động duy nhất.[114] Tư duy nhạy bén hơn và ngôn ngữ trong bản tuyên ngôn của ĐCSĐD sáng suốt hơn so với bản “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. Cam kết với chủ nghĩa cộng sản rất chắc chắn và rõ ràng, không giống như cam kết của Tân Việt. Mặc dù các nhà lãnh đạo ĐCSĐD rất tinh vi về mặt lý thuyết, sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ giáo điều trong chiến thuật của mình. Trong giai đoạn “dân chủ tư sản”, họ tin rằng khẩu hiệu thích hợp nên giới hạn ở việc phân chia lại ruộng đất cho nông dân, mà chưa phải là quyền sở hữu công cộng đối với tất cả các ruộng đất.[115] Điều này dường như nhằm tối đa hóa lợi ích của nông dân trong cuộc cách mạng. Mặc dù các nhà lãnh đạo ĐCSĐD muốn Thanh Niên và Tân Việt giải tán ngay lập tức để mở đường cho một đảng cộng sản mới, nhưng họ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam Quốc dân Đảng trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng.[116] Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt đối với ‘Thanh Niên’, các nhà lãnh đạo ĐCSĐD vẫn dành sự tôn trọng nhất định đối với Nguyễn Ái Quốc.[117] Sau khi rời Trung Quốc vào giữa năm 1927, Quốc đã dành khoảng một năm ở Liên Xô và châu Âu trước khi sang Xiêm để tổ chức phong trào cộng sản ở đó.[118] Khi đang ở Xiêm, ông nhận được tin từ một thủ lĩnh của ‘Thanh Niên’ báo về những tranh chấp giữa ‘Thanh Niên’ và ĐCSĐD.[119] Tự xưng là đại diện cho Quốc tế Cộng sản, Quốc đến Hồng Kông vào cuối năm 1929 và ngay lập tức triệu tập một cuộc họp để tạo điều kiện cho việc thống nhất tất cả các nhóm cộng sản Việt Nam có trụ sở tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại cuộc họp diễn ra vào đầu năm 1930, các đại biểu của ĐCSĐD, Tân Việt, An Nam Cộng sản Đảng (chi bộ Thanh Niên ở miền Nam Việt Nam) và 'Thanh Niên' ở miền Nam Trung Quốc đã nhất trí thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Mặc dù “cuộc họp thống nhất” này đã được coi là một mốc lịch sử của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam trong lịch sử chính thống,[120] nó đã đạt được một chút ngoài thỏa thuận giữa các nhóm để gia nhập một tổ chức mới, ĐCSVN. Các tài liệu được công bố tại cuộc họp này là những bản viết tay ngắn ngủi: biên bản cuộc họp, chương trình hành động của Đảng, điều lệ Đảng, và tuyên bố chiến lược, tất cả khoảng khoảng 10 trang, so với “tuyên ngôn” của ĐCSĐD dài 42 trang. Sự ngắn gọn này có thể phản ánh khoảng cách rất lớn giữa các nhóm về nhiều vấn đề. Cuộc họp cũng không bầu được ban lãnh đạo mới, chỉ đồng ý về quy trình đề cử một Ủy ban Trung ương sẽ được thành lập sau đó. Một câu hỏi mà các nhà sử học chưa đặt ra là tại sao Quốc không tự nhận mình làm người đứng đầu ĐCSVN tại cuộc họp này. Với quyền hạn của mình với tư cách là đại diện Quốc tế Cộng sản và với khả năng triệu tập cuộc họp và buộc đại diện của ĐCSĐD phải thừa nhận sai lầm của mình (xem phần sau), ông hẳn đã có thể đảm nhận vị trí cao nhất nếu ông muốn. Không rõ tại sao ông không làm như vậy, nhưng Quốc là một quan chức trong bộ máy hành chính của Quốc tế Cộng sản chịu trách nhiệm về toàn bộ Đông Nam Á và rất có thể ông không muốn chịu trách nhiệm cá nhân cho ĐCSVN trừ khi được Quốc tế Cộng sản bổ nhiệm vào vị trí này.[121] Bất kể động cơ của ông là gì, điểm mấu chốt là Quốc không tìm cách nắm quyền kiểm soát cá nhân đối với ĐCSVN mặc dù ông có quyền làm như vậy. [122] Tuy nhiên, bởi không có lãnh đạo, nên ĐCSVN chỉ tồn tại trên giấy.   Chương trình của ĐCSVN cam kết ngắn gọn, mà không cần chi tiết hơn, đó là: “thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ tư sản và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.[123] Công thức mới này ngắn gọn và thô sơ, nhưng về cơ bản nó không mâu thuẫn với khái niệm “cuộc cách mạng hai giai đoạn” mà ĐCSĐD đã ủng hộ từ trước đó. Theo biên bản cuộc họp, ĐCSĐD bị chỉ trích vì quá hạn chế trong chính sách kết nạp đảng viên, tổ chức “như một nhóm xa cách quần chúng”, và gây ra việc giải tán Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đảng (VNTNCMĐ) và Đảng Tân Việt theo chính sách của Quốc tế Cộng sản (QTCS).[124] Đáng chú ý là, những lời chỉ trích đó dựa trên chính sách của QTCS và chủ yếu nhắm vào hoạt động tổ chức của ĐCSĐD, chứ không phải tầm nhìn ý thức hệ của nó.[125] Trong việc sửa chữa những sai sót của ĐCSĐD, ĐCSVN xác định kẻ thù chính của cách mạng hẹp hơn, chỉ gồm đế quốc và địa chủ lớn. Động thái này cho thấy một chiến lược linh hoạt, nhưng không phải là một sự thay đổi trong thế giới quan như bản tuyên bố chiến lược của ĐCSVN tại cuộc họp này nói rõ. [126] Trong văn kiện này, ĐCSVN tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để thiết lập các mối liên minh với những giai tầng khác, bao gồm cả giai cấp tư sản, nông dân, trí thức và trung nông, để thu hút sự ủng hộ của họ đối với giai cấp vô sản. ĐCSVN cũng sẽ cố gắng “lợi dụng” phú nông, tiểu địa chủ, trung địa chủ, và các nhà tư sản Việt Nam chưa bộc lộ “khuynh hướng phản cách mạng”. Nhưng rõ ràng có những giới hạn cho mọi liên minh giai cấp, mặc dù đã có sự linh hoạt mới: “Trong khi liên minh với các giai cấp khác, [chúng ta] phải cẩn thận không làm tổn hại đến bất kỳ quyền lợi nào của công nhân và nông dân; trong khi ủng hộ nền độc lập của An Nam, [chúng ta cần] đồng thời chủ trương và duy trì liên minh với các quốc gia bị áp bức khác và với giai cấp vô sản trên thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp”.[127] Nói cách khác, ĐCSVN mới vẫn duy trì lòng trung thành giáo điều trong khi linh hoạt và thực dụng hơn trong các chiến lược liên minh giai cấp. Hợp tác với các tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân nghèo hoàn toàn là một mục đích chính trị, chứ không phải là sự đoàn kết dựa trên một bản sắc Việt Nam chung. Chương trình của ĐCSVN không đi ngược lại nghị quyết của Đại hội Thế giới lần VI của QTCS vào năm 1928, và Nguyễn Ái Quốc đang đóng vai trò là người trung thành thực hiện chính sách của ĐCSVN vào thời điểm này, ngay cả khi không có sự ủy quyền cụ thể của QTCS và không biết rằng các nhà lãnh đạo của QTCS đã trở nên tả khuynh hơn trong Hội nghị toàn thể lần thứ X của Ban Chấp hành QTCS vào tháng 7 năm 1929.[128] Với một chương trình rất ngắn gọn và không có lãnh đạo, ĐCSVN dường như đã được tạo ra hệt như một hiệp định đình chiến tạm thời mà các chi tiết vẫn còn để ngỏ cho các bên liên quan đàm phán thêm. Tin tức về những tranh chấp giữa ĐCSVN và VNTNCMĐCH có thể đã đến Moscow cùng lúc với thời điểm Quốc ở Xiêm La. Cuối năm 1929, khi Quốc đang trên đường từ Xiêm La đến Hồng Kông, một cuộc họp của các quan chức QTCS tại Mátxcơva đã được tiến hành và ra lệnh cho các nhóm cộng sản Đông Dương đối địch thành lập một đảng cộng sản.[127] Quốc không biết gì về cuộc họp này. Trong các ghi chú của cuộc họp còn lưu trữ lại, Moscow ca ngợi VNTNCMĐCH đã theo kịp chính sách mới của QTCS nhưng cũng chỉ trích tổ chức này đã mắc nhiều sai lầm trong chiến lược và tổ chức. [128] Những lời khen và chê đều nhắm vào chủ trương của các nhà lãnh đạo VNTNCMĐCH vào tháng 5 năm 1929.[129] Không có lời chỉ trích cụ thể nào được đưa ra đối với Nguyễn Ái Quốc, người đã không lãnh đạo VNTNCMĐ từ giữa năm 1928. Đây là bằng chứng quan trọng cho thấy Quốc không bị mất địa vị tại QTCS. Có hai sinh viên Việt Nam tham dự cuộc họp của Quốc tế Cộng sản tại Moscow. Đó là Trần Phú và Ngô Đức Trì, hai cựu đảng viên của VNTNCMĐCH do Quốc đào tạo và cử đi học ở Mátxcơva năm 1927. Sau cuộc họp, Phú và Trì rời Mátxcơva về Đông Dương với chỉ thị hợp nhất các nhóm cộng sản Việt Nam ở đó. Khi họ đến Hồng Kông, cuộc họp thống nhất mà Quốc triệu tập đã diễn ra.[130] Tuy nhiên, Phú và Trì dường như không được QTCS ủy quyền thay thế Quốc. Khi họ cuối cùng gặp nhau tại Hồng Kông vào tháng 3 năm 1930, Quốc có đủ thẩm quyền để gửi Trần Phú đi hoạt động tại Hà Nội và Ngô Đức Trì đi hoạt động tại Sài Gòn.[131] Sau đó, trong tháng 3 và tháng 4 năm 1930, Quốc đã được ủy quyền bởi Cục Phương Đông của QTCS có trụ sở tại Thượng Hải để chủ trì việc thành lập Đảng Cộng sản Xiêm tại Bangkok và các hội nghị Đảng Cộng sản Mã Lai tại Singapore. Theo quan điểm truyền thống, Phú được miêu tả là đang đặt ra thách thức đối với sự lãnh đạo của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam của Quốc. Điều này sẽ không có ý nghĩa nếu Quốc chỉ xem vai trò của mình như một đại diện của QTCS mà không phải là lãnh đạo của ĐCSVN. Những sự kiện này gợi ý rằng Phú và Trì chấp nhận thẩm quyền Quốc như là một đại diện của QTCS, trong khi Quốc công nhận họ là các lãnh tụ của ĐCSVN do QTCS ủy nhiệm. Nói cách khác, không có sự cạnh tranh quyền lực nào giữa họ, chỉ có sự phân chia vai trò và nhiệm vụ được chấp nhận lẫn nhau. Cùng nhau, Quốc, Phú và Trì đã triệu tập cuộc họp mà sau này gọi là Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của ĐCSVN tại Hồng Kông vào tháng 10 năm 1930. Cuộc họp này, cũng có sự tham dự của một số đại diện từ Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh vô cùng biến động của tình hình tại Việt Nam. Tháng 2 năm 1930, ngay sau cuộc họp thống nhất các đảng cộng sản, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ ở miền Bắc Việt Nam, do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) lãnh đạo. Những người nổi dậy đã cố gắng giành quyền kiểm soát một số đồn trú của Pháp ở đồng bằng sông Hồng, và họ đã thành công trong một thời gian ngắn tại thị xã Yên Bái, trước khi bị nghiền nát một cách tàn bạo. Mười ba lãnh đạo của VNQDĐ bị xử chém vào tháng 6 năm 1930 và hàng nghìn đảng viên của họ bị bỏ tù. Sau đó, tình trạng bất ổn đã lan đến Nghệ An và Hà Tĩnh ở miền Trung Việt Nam - lần này do các đảng viên của VNTNCMĐCH hoặc ĐCSĐD tại địa phương lãnh đạo. Phong trào ở đó bắt đầu bằng một cuộc bãi công của công nhân thành phố Vinh vào ngày 1 tháng 5 và nhanh chóng tràn ngập các vùng nông thôn và các tỉnh lân cận.[132] Hàng nghìn nông dân tuần hành, tấn công các tòa nhà của chính quyền, và trong một số trường hợp, hành quyết các quan chức địa phương và quan chức Pháp. Ở một số huyện và làng xã, nông dân thậm chí còn thành lập “chính quyền Xô-viết” để giết địa chủ và chiếm đoạt đất đai của họ. Chính quyền thuộc địa đã đáp trả bằng vũ lực, nhưng phải mất gần một năm phong trào mới bị dập tắt. Mặc dù ĐCSVN chưa có cơ quan lãnh đạo trung ương và không đóng vai trò trực tiếp nào đối với phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh, nhưng các sự kiện đã xuất hiện để khẳng định những phân tích mới của Đảng về tình hình thế giới kể từ năm 1928. “Luận cương chính trị” của Trần Phú trình bày tại Hội nghị lần thứ nhất vào tháng 10 năm 1930 hoàn toàn thông qua phân tích đó. Thế giới được cho là đã bước sang một thời kỳ mới vào năm 1928 với cuộc khủng hoảng kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, mối đe dọa của chiến tranh đế quốc và triển vọng tươi sáng của phong trào công nhân trên toàn thế giới.[133] Theo Phú, tình trạng bất ổn lớn ở Đông Dương trong tám tháng trước đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cuộc cách mạng ở đó đã “tiến lên cùng một nhịp điệu rầm rộ” với cách mạng thế giới.[134] Phú vui mừng thấy rằng phong trào công nhân và nông dân Việt Nam giờ đã tự vươn lên và không còn bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc như trước. Phú trình bày khái niệm “cuộc cách mạng hai giai đoạn” một cách cập nhật và công phu nhất cho đến thời điểm đó. Sự lạc hậu của Đông Dương sẽ không cho phép xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay lập tức, vì vậy cuộc cách mạng ở đó phải bắt đầu bằng giai đoạn dân chủ tư sản. Thành công của giai đoạn này sẽ thúc đẩy sự lớn mạnh và sức mạnh của giai cấp vô sản, chuẩn bị cho Đông Dương tiến tới giai đoạn tiếp theo của “cuộc cách mạng vô sản”. Như Phú tưởng tượng, lúc đó cách mạng vô sản sẽ có thể thực hiện được vì “[đó] là thời đại cách mạng vô sản toàn thế giới và thời đại xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đông Dương sẽ nhận được sự trợ giúp của các chính phủ vô sản ở các nước khác để phát triển chủ nghĩa xã hội mà không cần phải trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa trước”.[135] Theo Phú, giai đoạn dân chủ tư sản có hai nhiệm vụ phụ thuộc lẫn nhau là ‘phản phong’ và ‘phản đế’. Nhiệm vụ này không thể hoàn thành được nếu không thực hiện nhiệm vụ kia. Về chính sách ruộng đất, chương trình của Phú có lập trường giai cấp sắc nét hơn chương trình trước đó của Nguyễn Ái Quốc. Quốc hứa sẽ phân phối lại đất đai từ các chủ sở hữu người Pháp cho “nông dân nghèo”.[136] Luận điểm của Phú đề xuất lấy đất không chỉ của địa chủ nước ngoài mà còn của địa chủ bản xứ và từ nhà thờ, để phân phối lại cho “nông dân trung lưu và nghèo, với quyền sở hữu do chính phủ nắm”.[137] Sự khác biệt ở đây là về chiến lược vận động: Quốc muốn vận động địa chủ nhỏ bản xứ và giới tư sản bản xứ, trong khi Phú coi họ là kẻ thù của cách mạng ngay cả trong giai đoạn dân chủ tư sản.[138] Phú cũng nói rõ lần đầu tiên rằng đất phải được sở hữu toàn dân. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này tuyên bố bãi bỏ Chương trình, Tuyên bố Chiến lược và Điều lệ của ĐCSVN do Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc triệu tập tám tháng trước đó.[139] Hội nghị toàn thể cũng đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, và bầu Phú làm tổng bí thư. Đáng chú ý là, mặc dù luận cương của Phú đề xuất một chương trình mới phù hợp hơn với chính sách mới nhất của QTCS, nó không trực tiếp chỉ trích chương trình của ĐCSVN. Những chỉ trích như vậy chỉ được nêu ra trong nghị quyết được ban hành sau cuộc họp. Nghị quyết này đã nghiên cứu sâu về những sai lầm về chiến lược và về tổ chức đã mắc phải trong chương trình đó [của Quốc]. Theo nghị quyết, những sai lầm chỉ ra rằng ĐCSVN đã “quá bận tâm với nhiệm vụ ‘phản đế’ mà bỏ quên các lợi ích giai cấp”.[140] Một lá thư của Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng gửi cho các đảng viên vào tháng 12 năm 1930 giải thích rằng những sai lầm trong chương trình của ĐCSVN đã xảy ra do đồng chí triệu tập đại hội hợp nhất đã được cử đi [sang Hồng Kông] với sự phân công rộng rãi nhưng không nhận được bất kỳ kế hoạch cụ thể nào từ QTCS [để thống nhất]. Khi đồng chí ấy đến và biết về những tranh chấp..., đồng chí đã tự mình hành động. Nhiều sai lầm đã hình thành, và chính sách đã không tuân theo kế hoạch của QTCS. Kể từ đó, đồng chí đã thừa nhận những sai lầm đó và đồng ý với Ban Chấp hành Trung ương [của Đảng] để sửa chữa chúng”. [141] Phần trích dẫn này ít tính mang tính phê bình mà chủ yếu là để giải thích cho các đảng viên không có mặt tại Hội nghị toàn thể đang bị bối rối. Quốc không bị nêu tên, và dường như ông không bị buộc phải sửa chữa những “sai lầm” của mình. Việc Trần Phú lên làm tổng bí thư cũng không có nghĩa là Quốc mất đi quyền lực đối với chủ nghĩa cộng sản Việt Nam hay “thẩm quyền giải thích chính sách của QTC đối với Việt Nam” như Huỳnh Kim Khánh và Quinn-Judge lập luận.[142] Có một thực tế là Quốc đã không cố gắng tự cho mình là người đứng đầu ĐCSVN tại cuộc họp thống nhất; không có sự cạnh tranh quyền lực nào xảy ra, và Quốc cũng không mất vị thế của mình tại QTCS. Chúng tôi không biết ông thực sự nghĩ gì về chính sách mới của QTCS, nhưng Quốc luôn luôn, kể cả tại cuộc họp thống nhất, sẵn sàng tuân theo hướng dẫn của QTCS, và không có lý do gì để mong đợi ông không làm như vậy trong hoàn cảnh này. Như phần trích dẫn này ngụ ý, các đồng chí của ông hiểu rõ tình huống mà “sai lầm” đã phạm phải. Cụ thể, chúng bị mắc phải bởi Quốc đã không còn liên lạc với Moscow, chứ không phải vì ông không tuân theo chính sách mới của QTCS mà ông vẫn chưa kịp tiếp thu. (còn tiếp)                 
  • CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (3)
    12/ 04/ 2023
    CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (3) Vũ Tường Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 3) (Kỳ 1, Kỳ 2) LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU Trong cuốn sách này, tôi sử dụng phương pháp quy nạp và phân tích diễn ngôn để luận giải thế giới quan của các nhà cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ chính mà tôi đặt ra là theo dõi các tư tưởng của họ theo thời gian thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt chú ý đến cách sử dụng các khái niệm chính để giải thích thực tế và khẳng định lập trường chính sách đối ngoại. Trong suốt nghiên cứu này, tôi liên kết ý thức hệ với các chính sách cụ thể, nhưng trọng tâm thực sự là quan hệ đối ngoại rộng lớn. Không phải tất cả các chính sách đối ngoại đều có thể được giải thích trực tiếp bằng lòng trung thành với ý thức hệ, cũng như không thể liên kết chúng với các cuộc tranh luận về ý thức hệ.[53] Khi có thể, tôi tìm cách chứng minh những vấn đề ý thức hệ nào đang bị đe dọa và chúng đã được tranh luận như thế nào trước khi đưa ra các chính sách. Theo thời gian, có thể nhận thấy một khuôn mẫu rõ ràng cho thấy các nhà cộng sản Việt Nam không chỉ trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin mà còn hành động dưới sự hướng dẫn của chủ nghĩa này, bất chấp và bên cạnh đó họ còn quan tâm đến các yếu tố khác. Tôi sống tại nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong những năm 1975-1990 và được tiếp xúc với rất nhiều tuyên truyền của nhà nước suốt thời kỳ từ trung học đến đại học. Tuyên truyền đã thâm nhập vào đời sống của giới trẻ và người già tại Việt Nam không chỉ ở trường học, tại nơi làm việc mà còn thông qua hệ thống truyền thông công cộng phổ biến khắp nơi, tin tức và bài hát cách mạng phát hàng ngày từ sớm đến khuya. Mặc dù hồi đó tôi không có lựa chọn nào khác, nhưng sự tiếp xúc này đã khiến tôi đắm chìm trong diễn ngôn chính trị rằng Việt Nam đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng, dạy tôi những quy tắc và cấu trúc của nó, đồng thời rèn luyện đôi tai của tôi để nhạy cảm với những thay đổi tinh vi trong đó. Kinh nghiệm cũng có giá trị ở chỗ tôi đã trực tiếp trải nghiệm diễn ngôn đó khi nó được sử dụng trực tiếp cùng với hàng triệu người Việt Nam khác, thay vì chỉ tiếp cận nó thông qua các văn bản lưu trữ. Nếu diễn ngôn đó nghe có vẻ cổ hủ đối với hầu hết những người nói tiếng Việt ngày nay, thì vào thời điểm đó, diễn ngôn này vẫn còn sống động, vẫn còn sôi sục những đam mê đầy thô sơ và uy quyền đầy mạnh mẽ. Sống, hay thậm chí người ta có thể nói là thở trong diễn ngôn cách mạng hàng ngày một cách liên tục và ngày càng mạnh mẽ trong suốt mười lăm năm đã giúp tôi tự tin về khả năng đánh giá đúng sức mạnh của nó cũng như những giới hạn của nó trong nền chính trị Việt Nam. Tất nhiên, kinh nghiệm không thể thay thế cho bằng chứng dựa trên văn bản. Khi mối quan tâm của tôi đối với chủ đề này tăng lên trong thập kỷ qua, tôi đã đến Việt Nam nhiều lần, mỗi lần vài tuần, để thực hiện các cuộc phỏng vấn và thu thập tài liệu cho dự án này. Cụ thể, tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Cục Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội trong vòng một năm từ năm 2002 đến năm 2003 và một lần nữa vào năm 2013. Tôi cũng đã đọc nhiều loại báo được xuất bản từ thập niên 1920 đến 2000 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Thư viện Quốc gia tại Hà Nội. Nếu không có các nguồn tài liệu mới xuất hiện từ Việt Nam kể từ thập niên 1990, nghiên cứu này sẽ không thể thực hiện được. Nguồn tài liệu quan trọng nhất của cuốn sách này là năm mươi tư tập ‘Văn Kiện Đảng Toàn tập’ do Đảng Cộng sản Việt Nam xuất bản trong thời kỳ 1998-2007. Nguồn này bao gồm khoảng 40.000 trang tài liệu do các Đảng bộ trung ương và địa phương biên soạn và bao trùm bảy mươi năm lịch sử Đảng, từ năm 1924 đến nm 1995. Mặc dù một số tài liệu trong các tập này đã được phát hành trước đó dưới dạng ít hoàn chỉnh hơn, nhưng hầu hết các tài liệu lần đầu tiên được cung cấp cho các nhà nghiên cứu. Điểm mạnh chính của nguồn tài liệu này là phạm vi rộng và sự đa dạng của các loại văn bản, không chỉ bao gồm các phân tích và chính sách của Đảng ở trung ương mà còn cả việc thực hiện ở địa phương, không chỉ về chính trị mà còn cả kinh tế, tuyên truyền và văn hóa. Một điểm mạnh khác của bộ sưu tập này là độ rộng của phạm vi mà nó đề cập đến; các bộ tuyển tập trước đó thường bao gồm một giai đoạn cụ thể của cuộc cách mạng. Các nghị quyết và báo cáo chính trị của hầu hết các cuộc họp của Ủy ban Trung ương trước thập niên 1980 đều được đưa vào, cho phép tôi theo dõi tư tưởng của các nhà lãnh đạo Đảng xuyên thời gian mà không bị ngắt quãng. Đối với thời kỳ thuộc địa khi Đảng hoạt động bí mật, bộ sưu tập bao gồm nhiều tài liệu có được từ các kho lưu trữ của Nga và Pháp. Không nghi ngờ gì nữa, bộ sưu tập này chỉ đại diện cho một phần nhỏ của kho lưu trữ của Đảng, vốn vẫn bị hạn chế đối với hầu hết các nhà nghiên cứu. Một giới hạn khác của nguồn tài liệu này là thuộc tính được ban hành chính thức của các tài liệu mà nó công bố. Nói chung, đây không phải là nơi để tìm kiếm thông tin về sự tương tác không chính thức trong nội bộ lãnh đạo cao nhất, cũng như không nói nhiều về sự khác biệt trong quan điểm của từng cá nhân lãnh đạo về các chính sách cụ thể. Tuy nhiên, ý định của tôi không phải là viết một lịch sử theo sự kiện về cách mạng Việt Nam. Chúng tôi quan tâm chủ yếu đến những suy nghĩ chính thức và tập thể của các nhà lãnh đạo Đảng về thế giới, bao gồm hình ảnh về bản thân họ và hình ảnh của họ về các quốc gia khác, giới hạn của mối quan tâm đó không bị hạn chế bởi nguồn tài liệu này. Chắc hẳn các tài liệu trong bộ sưu tập này đã được chỉnh sửa trước khi xuất bản. Mức độ chỉnh sửa rất đa dạng: các tài liệu trước 1975 dường như chỉ được chỉnh sửa nhẹ; những vấn đề trước năm 1945 hầu như không bị chỉnh sửa. Như tôi đã giải thích ở những chỗ khác, việc xuất bản những tập sách này là chưa từng có trong lịch sử Việt Nam cộng sản.[54] Quyết định xuất bản chúng phản ánh nỗi sợ hãi và lo lắng của thế hệ lãnh đạo thứ hai của Việt Nam, những người không tham gia nhiều vào cuộc cách mạng và những người cần mượn tính chính danh của những người tiền nhiệm bằng cách tiết lộ, càng nhiều càng tốt, bảy thập kỷ hồ sơ của Đảng để công chúng xem. Việc xuất bản các tập sách, như Bộ Chính trị đã giải thích trong quyết định của mình, không chỉ để chứng minh quá khứ cách mạng của Đảng mà còn cả những đóng góp của Đảng đối với dân tộc, không chỉ những thành công của Đảng mà còn cả (một số) thất bại của nó. Ví dụ, khối lượng tài liệu được công bố trong giai đoạn 1940-1945, bao gồm một phần đặc biệt với nhiều tài liệu về việc huy động đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh, chứ không phải để tiến hành đấu tranh giai cấp. Tập năm 1948 có một tài liệu lần đầu tiên cho thấy Bộ Chính trị đã cho phép thực hiện một tỷ lệ quy địa chủ (1 trên 1.000 người) cho chiến dịch giảm tô. [55] Tài liệu này rất có ý nghĩa vì nó nói rõ rằng các vụ giết người hàng loạt đã được tính trước. Các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng biết điều gì đang xảy ra, và nói chung không thể đổ lỗi về sự thái quá cho những người nông dân địa phương nhiệt thành. Những ví dụ này cho thấy rằng, ít nhất ở một mức độ nào đó, những người biên tập các tập sách đã cam kết thực hiện nhiều mục tiêu của dự án và không biên tập chúng chỉ đơn thuần để phóng đại các niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản và tư cách lãnh đạo của Đảng. Loại nguồn thứ hai cung cấp thông tin trực tiếp cho nghiên cứu này bao gồm rất nhiều tờ báo, tạp chí, sách, nhật ký cá nhân và hồi ký của Việt Nam được xuất bản trong bảy thập kỷ qua ở Việt Nam.[56] Các ấn phẩm này phong phú về mọi loại thông tin, từ chính trị cao cấp đến đời thường. Những tờ báo được xuất bản vào thập niên 1930 hoặc trước đó rất hữu ích để hiểu được chủ nghĩa cộng sản được miêu tả và tiếp nhận như thế nào ở Đông Dương thuộc Pháp. Từ năm 1945 đến năm 1946, những người cộng sản vẫn chưa kiểm soát các phương tiện truyền thông và tôi đã có thể tiếp cận hàng chục tờ báo được xuất bản bởi các nhóm có mối quan hệ chính trị khác nhau. Các học giả hiếm khi sử dụng một số tờ báo của những cộng sản, chẳng hạn như ‘Việt Nam Độc Lập’ và ‘Sự Thật’, mặc dù đây là những tờ báo chính trong thập kỷ quan trọng 1942-1950. Trong thập kỷ này, khi mục đích trọng tâm trong chính sách của những người cộng sản là để hỗ trợ Đồng minh (1942-1945) và huy động đoàn kết dân tộc và giành độc lập (toàn bộ thời kỳ), sự cổ xúy cho những lý tưởng cộng sản được tìm thấy trong những tờ báo này ở cả hai hình thức tinh vi và công khai, với bằng chứng về các cam kết sâu sắc. Nhiều cuốn nhật ký cá nhân của những người đương thời, từ các nhà lãnh đạo cộng sản đến các nhà văn và các chiến sĩ, đã được xuất bản trong vòng một thập kỷ qua và đặc biệt tiết lộ về suy nghĩ của người dân thời đó. Nhật ký của các chiến sĩ cộng sản đã hi sinh ở miền Nam Việt Nam nói lên những cam kết về ý thức hệ của họ, bên cạnh lòng yêu nước.[57] Đáng chú ý, một số tác giả của những cuốn nhật ký này như Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc xuất thân từ những giai cấp bị nghi ngờ ở miền Bắc Việt Nam cộng sản, và niềm tin ý thức hệ và sự hy sinh cá nhân của họ cho một chế độ thường xuyên coi thường sự phục vụ của họ là minh chứng xác thực không thể nghi ngờ về sức mạnh của ý thức hệ trong xã hội.[58] Nhật ký của họ không thảo luận về bất kỳ quyết định chính sách đối ngoại nào, nhưng quan hệ đối ngoại của Việt Nam cộng sản không phải do các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của nó tạo ra. Ở cấp độ rộng hơn, những mối quan hệ liên quan đến các cuộc chiến tranh đẫm máu trong nhiều thập kỷ được hình thành trên mồ hôi và máu của hàng triệu người. Hồi ký của những người tham gia các sự kiện lớn là một nguồn quan trọng khác cho nghiên cứu này. Một số hồi ký của các quan chức cao cấp, ví dụ như của Trần Quỳnh và Trần Quang Cơ đã hầu như không được sử dụng bởi các học giả trước đây, mặc dù chúng đã tồn tại trên mạng Internet trong nhiều năm. Những hồi ký này cung cấp thông tin có giá trị về các chính sách cụ thể mặc dù chúng cần được đánh giá cẩn thận để giảm bớt các lý do biện minh có thể có của các tác giả về các chính sách trước đây. Phần lớn các hồi ký cung cấp thông tin về nghiên cứu này thuộc một loại khác: chúng thuộc về các quan chức cấp trung và các nhà cách mạng cũ, những người chưa bao giờ nắm quyền hoặc từ lâu đã không được chế độ ủng hộ. Những ví dụ như Trần Đình Long, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Kiến Giang, Trần Đĩnh, Nguyễn Văn Trân, Trần Thư, Bùi Tín, Hoàng Hữu Yên, và những người khác. Một lần nữa, mục đích chính không phải để tìm kiếm thông tin về các quyết định chính sách đối ngoại cụ thể mặc dù một số hồi ký có chứa thông tin như vậy. Thay vào đó, các cuốn hồi ký rất hữu ích để hiểu được những người khác ngoài các nhà lãnh đạo cao nhất đã suy nghĩ và nói chuyện một cách thân mật về ý thức hệ và chính trị như thế nào. Mặc dù không hữu ích trực tiếp cho cuốn sách này, nhưng một nguồn tài liệu mới có ý nghĩa từ Việt Nam đáng được đề cập đến. Đây là hàng triệu trang tài liệu lưu trữ của các cơ quan chính phủ thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1945-1975 được đặt tại Cục Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội. Các tài liệu cụ thể về chính sách đối ngoại thường không có trong kho lưu trữ này, mặc dù các tài liệu về quan hệ đối ngoại thì có. Tuy nhiên, bộ sưu tập hiện có cho thấy sự không thể tranh cãi đối với những cam kết của lãnh tụ Việt Nam đối với việc phát triển chủ nghĩa xã hội ở trong nước, mặc dù nhiều lần thất bại.[59] Riêng bộ sưu tập này cho thấy rằng họ là những nhà cách mạng thực sự với cam kết dành cho việc xây dựng xã hội không tưởng không ít hơn so với Stalin và Mao. Toàn bộ tài liệu lưu trữ này đã được xác thực và củng cố những gì tôi tìm thấy trong các nguồn tài liệu khác. Hầu hết các lập luận trong nghiên cứu này được tạo ra bằng cách kết hợp các nguồn tài liệu khác nhau. Một ví dụ hữu ích ở đây để cho thấy cách các nguồn kết hợp giúp đánh giá các tuyên bố hoặc vấn đề gây tranh cãi nhất định. Năm 1958, Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm cho người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai, trong đó về cơ bản đồng ý với yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ các ghi chép này, không rõ liệu Đồng đã hành động theo ý mình và không chịu áp lực của Trung Quốc hay không.[60] Tuy nhiên, ý định thực sự của Đồng có thể được thăm dò bằng cách kiểm tra chéo ba nguồn khác. Thứ nhất, báo ‘Nhân Dân’, tờ báo của Đảng, dịch và xuất bản thông báo đầy đủ Chu Ân Lai về tuyên bố của Trung Quốc hai ngày sau khi nó đã được thực hiện, trong khi thông báo của Đồng được xuất bản tám ngày sau đó, cùng với tin tức về cuộc biểu tình khổng lồ tại Hà Nội để ủng hộ Trung Quốc.[61] Sẽ khó để lập luận rằng những động thái mang tính xúi giục và công khai đó đã được thực hiện dưới áp lực. Nguồn tài liệu thứ hai cung cấp bối cảnh hữu ích cho ghi chú của Đồng là cuốn nhật ký cá nhân được xuất bản gần đây của Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính và một lãnh đạo cấp cao của Đảng cho đến thập niên 1950. Trong nhật ký của mình, Hiến bày tỏ sự vui mừng khi nghe tin quân cộng sản Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông từ tay người Pháp vào tháng 5 năm 1950 (Hoàng Sa cũng đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền). Hiến nghĩ rằng việc Trung Quốc tiếp quản sẽ giúp cách mạng Việt Nam tiến lên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam; ông không nêu ra bất kỳ vấn đề chủ quyền nào. [62] Vẫn còn một nguồn khác: sách giáo khoa ‘Địa lý Thế giới’ được sử dụng ở VNDCCH trong thập niên 1950 được dịch nguyên văn từ sách giáo khoa của Trung Quốc bao gồm các bản đồ thể hiện đầy đủ đường chín đoạn về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. [63] Ba nguồn tài liệu không loại trừ hoàn toàn khả năng Đồng hành động đơn thuần vì tình đoàn kết hoặc một áp lực ngoại giao tinh vi nào đó đã được tạo ra. Tuy nhiên, chúng cùng chỉ ra khả năng lớn hơn là Đồng và các đồng chí của ông tin tưởng coi Trung Quốc là anh em và chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc mà không có bất kỳ điều kiện hạn chế nào.   *   CHƯƠNG 1 SUY NGHĨ VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, 1917 - 1930 Hồ Chí Minh, người đã trở thành biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Lenin. Sau này ông nhớ lại: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tán thành theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái ‘cẩm nang’ đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái ‘cẩm nang’ thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.[64] Sinh ra với cái tên Nguyễn Sinh Cung (hay Côn) vào khoảng năm 1890, Hồ đã được đi học chính thức một chút từ khi còn nhỏ và trở thành một nhà hoạt động chính trị vào cuối Đại chiến thế giới lần thứ Nhất khi sống ở Pháp.[65] Con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lenin của ông là trải nghiệm chung của nhiều nhà cộng sản Việt Nam, như trường hợp của Trường Chinh. Như Hồ từng thừa nhận, có được niềm tin vào chủ nghĩa Lenin không phải là sự kết thúc mà chỉ là sự khởi đầu của một con đường mới. Phải mất nhiều thời gian và công sức ông mới nắm bắt được đầy đủ các tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Con đường cách mạng là một cuộc vật lộn về trí tuệ, hệt như cuộc vật lộn về thể chất của Nguyễn Ái Quốc (hoặc Quắc hay Kwak trong một số phiên bản), tên mà Hồ đang sử dụng vào thời điểm đó. Có thể quan sát cuộc đấu tranh tinh thần này qua các bài viết của ông: đầu tiên ông thể hiện sự hiểu biết đơn giản và máy móc về khái niệm cách mạng thế giới, nhưng dần dần ông đã bộc lộ một tri thức sâu sắc hơn. Đến đầu thập niên 1930, Đảng Cộng sản mà Quốc đã thành lập dưới sự hướng dẫn của Quốc tế Cộng sản đã xác định được tầm nhìn rõ ràng và vững chắc về cuộc cách mạng của họ như một thành tố của cách mạng thế giới. Theo tầm nhìn này, cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: giai đoạn “dân chủ tư sản” và giai đoạn “vô sản”. Giai đoạn đầu nhằm lật đổ sự cai trị của người Pháp, tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất, và sự hình thành của một quốc gia dựa trên một liên minh bộ ba của công nhân, nông dân và binh lính, nhưng với sự lãnh đạo độc tôn của công nhân. Giai đoạn thứ hai sẽ đưa Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Thế giới quan Mác-xít – Lênin-nít thống nhất chứ không chia rẽ giữa Quốc và các đồng chí của ông. Họ đều chia sẻ một tình yêu sâu sắc đối với Liên Xô như một phòng thí nghiệm của cách mạng. Họ không nhìn thẳng vào một số vấn đề, nhưng sự bất đồng của họ phản ánh không phải là sự khác biệt trong thế giới quan của họ hoặc lòng trung thành của họ với Quốc tế Cộng sản, mà là thời điểm bắt đầu tham gia phong trào, trình độ học vấn chính thức và năng lực tiếp nhận lý thuyết của cá nhân, và khả năng tiếp cận kịp thời thông tin từ Quốc tế Cộng sản. “TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRƯỚC, SAU ĐÓ TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG THẾ GIỚI” Vào đầu thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa của Pháp ở Việt Nam đã được củng cố và sắp được mở rộng nhanh chóng.[66] Trong ba thập kỷ tiếp theo, chính quyền thực dân tiếp tục xâm nhập sâu vào các làng quê Việt Nam để thực thi quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên cho một nền kinh tế tư bản đang phát triển. Ở nhiều vùng của thuộc địa, tình trạng nông dân không có đất trở nên phổ biến hơn, và sự bóc lột của nhà nước thông qua thuế, lao động cưỡng bức và bắt giam trở nên hiệu quả hơn. Trái ngược với bối cảnh phát triển thuộc địa ấy là việc thành lập một hệ thống trường học chính thức dạy tiếng Pháp và các môn học khác, việc sử dụng rộng rãi ngôn ngữ mẹ đẻ của Việt Nam là ‘Quốc ngữ’, và sự xuất hiện của công chúng biết đọc.[67] Tương tự như các thuộc địa khác, những xu hướng này đã thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam hiện đại.[68] Trước thời khắc chuyển giao thế kỷ, vũ trụ quan đối với hầu hết người Việt Nam là không gian văn hóa Đông Á lấy Trung Quốc làm trung tâm. Những tư tưởng từ bên ngoài phạm vi đó hầu như được hấp thụ qua phương tiện ngôn ngữ và thế giới quan của Trung Quốc. Kiến thức về tiếng Pháp đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho thanh niên Việt Nam từ thập niên 1920 trở về sau. Nó không chỉ mang lại những khái niệm mới mà còn liên hệ trực tiếp với các phong trào xã hội và chính trị châu Âu thời đó. Thuật ngữ được Việt hóa, “cách mạng”, theo nghĩa hiện đại của nó, đã được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản và Trung Quốc vào khoảng đầu thế kỷ,[69] nhưng không có bằng chứng nào về việc người Việt biết về Marx và Lenin trước Cách mạng Nga năm 1917.[70] Các bài báo trên báo chí tiếng Việt về cuộc cách mạng đó có thể được lấy từ các nguồn của Pháp và Trung Quốc và nhìn chung là không mấy thiện cảm. Ví dụ, tờ ‘Nam Phong’ một tạp chí song ngữ Việt/Trung, ca ngợi chính phủ Kerensky và mô tả các đối thủ của họ, bao gồm cả Lenin, là “tham nhũng” và “bán nước” cho Đức để lấy tiền. [71] Thuật ngữ “Bolshevik” được dịch sang tiếng Việt là “quá khích” [cực đoan].[72] Sau đó, trong một phân tích mở rộng về chính trị Nga, ‘Nam Phong’ đưa tin rằng đảng của Lenin ủng hộ việc sử dụng bạo lực để buộc “những nhà tư bản hùng mạnh” phải nhân nhượng nhiều quyền hơn cho người dân.[73] Đồng thời, những người Bolshevik phản đối chiến tranh, tin rằng điều đó sẽ chỉ có lợi cho các nhà tư bản. ‘Nam Phong’ chỉ trích khuynh hướng bạo lực của những người Bolshevik và sự “phản bội Đồng minh” và “làm ô nhục quốc gia (Nga)” bằng cách ký một hiệp định hòa bình với Đức-Áo”.[74] Ngược lại, các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong ở Pháp và miền Nam Trung Quốc đã hoan nghênh Cách mạng Nga. Tuy nhiên, họ làm vậy vì những lý do khác nhau. Đặc biệt, các nhà cách mạng lão thành của Việt Nam hy vọng có được sự hỗ trợ quân sự của Liên Xô hoặc rút ra những bài học thực tế từ cuộc Cách mạng Nga. Phan Bội Châu, nhà cách mạng lỗi lạc nhất lúc bấy giờ và là người trước đó đã từng tìm kiếm sự trợ giúp của Nhật Bản để chống Pháp, đã đến gặp quan chức Liên Xô tại Bắc Kinh vào năm 1920 để hỏi về khả năng hỗ trợ đưa sinh viên Việt Nam sang học tập tại Liên Xô. Ông mô tả thái độ của các quan chức Xô-viết là “thân thiện và trung thực”.[75] Họ hứa sẽ đài thọ mọi chi phí cho những sinh viên quan tâm với điều kiện những sinh viên đó phải tin vào chủ nghĩa cộng sản và cam kết tiến hành cách mạng ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Phan Bội Châu không bộc lộ phản ứng của mình đối với lời đề nghị này nhưng sau đó đã không diễn ra cuộc tiếp xúc nào. Một năm sau, ông viết một bài báo đăng trên tạp chí quân sự Trung Quốc ca ngợi Lenin là một nhà chiến lược cách mạng tài ba.[76] Mặc dù ông ghi nhận chính phủ Xô-viết đã thành lập chính phủ đầu tiên của công nhân và nông dân [chính phủ Lao Nông], nhưng hầu như ông rất ấn tượng, không phải với chủ nghĩa cộng sản, mà với sự thành công của những người Bolshevik trong việc giành chính quyền. Phan Châu Trinh, một nhà cách mạng kỳ cựu khác cùng thế hệ với Phan Bội Châu, cũng phản ứng như vậy. Trong bức thư gửi Nguyễn Ái Quốc năm 1922, Phan Châu Trinh bày tỏ sự ngưỡng mộ chung đối với cuộc cách mạng năm 1917, nhưng với ông bài học chính từ cuộc cách mạng này là người cách mạng chỉ có thể thành công nếu hoạt động ở trong nước (chứ không phải ở nước ngoài). [77] Cũng như Phan Bội Châu, sự quan tâm của Nguyễn Ái Quốc đối với cuộc cách mạng Bolshevik bắt nguồn từ sự ủng hộ của Lenin đối với nền độc lập thuộc địa. Không giống như Phan, Quốc cố gắng hiểu chủ nghĩa cộng sản bằng cách nghiên cứu lý thuyết và bằng cách tham gia vào phong trào cộng sản.[78] Quá trình cực đoan hóa này được ghi lại trong các bài viết của ông. Quốc rời những người xã hội chủ nghĩa để gia nhập những người cộng sản ở Pháp vào năm 1920, sau khi đọc và bị thuyết phục bởi luận cương của Lenin về vấn đề thuộc địa. Trong suốt các tác phẩm của mình vào đầu thập niên 1920, Quốc bị ám ảnh bởi chủ nghĩa thực dân và tội ác của nó đối với người dân của mình. Nhưng quan điểm của ông ngày càng trở nên quốc tế hóa và chịu ảnh hưởng bởi khái niệm Lênin-nít. [79] Ví dụ, trong một bài báo xuất bản năm 1921, Quốc đã trích dẫn các nhà tư tưởng Trung Quốc như Khổng Tử và Mạnh Tử để lập luận rằng sẽ dễ dàng hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản ở châu Á hơn ở châu Âu.[80] Theo ông, việc huy động lao động và quyền sở hữu công cộng về đất đai đã phổ biến ở các xã hội châu Á từ thời cổ đại, điều này sẽ khiến họ dễ tiếp thu những tư tưởng và thể chế cộng sản hơn. Bài báo này có lẽ đơn giản được viết để gia tăng sự ủng hộ của giới cánh tả châu Âu với các cuộc cách mạng ở các thuộc địa, nhưng nó tiết lộ sự hiểu biết nông cạn của Quốc về chủ nghĩa Marx. Tuy nhiên, đến năm sau, Quốc đã hiểu rõ hơn về học thuyết này. Giờ đây, ông đã có thể hiểu cơ sở xã hội của chủ nghĩa cộng sản và phân biệt chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc. Ở các thuộc địa, ông phàn nàn rằng: “người ta không hiểu đấu tranh giai cấp là gì, lực lượng giai cấp vô sản là gì cả, vì một lẽ đơn giản là ở đó không có nền kinh doanh lớn về thương nghiệp hay công nghiệp, cũng không có tổ chức công nhân. Trước con mắt người dân bản xứ, chủ nghĩa bônsêvích – danh từ này vì thường được giai cấp tư sản dùng đến luôn, nên đặc sắc hơn và mạnh nghĩa hơn – có nghĩa là: hoặc sự phá hoại tất cả, hoặc sự giải phóng khỏi ách nước ngoài. Nghĩa thứ nhất gán cho danh từ ấy làm cho quần chúng vô học và nhút nhát xa lánh chúng ta; nghĩa thứ hai thì dẫn họ đến chủ nghĩa quốc gia. Cả hai điều đó đều nguy hiểm cả”.[81] Quá trình cực đoan hóa về trí thức được đẩy mạnh sau khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô vào tháng Sáu năm 1923 theo lời mời của Quốc tế Cộng sản.[82] Các tác phẩm của ông lúc này chủ yếu tập trung vào chủ đề đấu tranh giai cấp. Một trong các chủ đề yêu thích của ông là các phong trào công nhân trên khắp thế giới.[83] Ông cũng chú ý đến các vấn đề giới và chủng tộc trên tại các quốc gia.[84] Ông đã đi từ việc tố cáo chủ nghĩa thực dân đến việc phát động các cuộc tấn công rộng rãi vào “các nền văn minh” của Pháp và Hoa Kỳ.[85] Trong một bài báo có tiêu đề “Hành hình kiểu Linsơ: Một phương diện ít người biết của nền văn minh Hoa Kỳ”, Quốc đã đổ lỗi cho chủ nghĩa tư bản về chế độ nô lệ và bày tỏ tình đoàn kết với người Mỹ da đen. Bài báo bao gồm các mô tả bằng hình ảnh về một số trường hợp ‘hành hình kiểu Linsơ’, một số hình như được dịch từ các tờ báo Mỹ. Đoạn văn dưới đây, mô tả cao trào của một vụ hành hình, thể hiện tài năng viết lách nhạy bén của Quốc và cảm xúc mãnh liệt của ông về sự bất công đối với người da đen: “Người da đen không kêu được nữa: lưỡi đã sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ gí vào. Toàn thân người ấy quằn quại như một con rắn bị đánh, dở sống, dở chết. Một nhát dao, thế là rụng một tai. Ái chà! Nó mới đen làm sao! Nó mới đáng tởm làm sao! Thế là bọn đàn bà [da trắng] rạch nát mặt người đó ra… [Sau khi họ đốt cháy thi thể của người da đen,] trên mặt đất nhày nhụa mỡ [bị đốt cháy] và [không gian tràn ngập] khói. [Để lại đằng sau] một đầu lâu đen, nát bét, bị thui cháy, không ra hình thù gì nữa, nhǎn nhó một cách đáng sợ và hình như muốn hỏi vầng dương đang lặn rằng: “Đó là [hành động] vǎn minh ư?”.[86] Trong thời gian viết báo và tham gia các hoạt động của Quốc tế Cộng sản, Quốc cũng đã được đào tạo tại trường Đại học dành cho Người cần lao của phương Đông.[87] Chính phủ Xô-viết thành lập trường đại học này vào năm 1921 để đào tạo các thanh niên nước ngoài về chủ nghĩa cộng sản và khoa học cách mạng. Quốc đã đặc biệt ấn tượng với sự đa dạng về quốc tịch của sinh viên trong trường, phần lớn trong số đó đến từ tầng lớp lao động. [88] Trong lớp học, ông mô tả: “các thanh niên của 62 quốc gia ngồi cạnh nhau như những người anh em ”. Họ không chỉ học tập mà còn giúp đỡ công việc ở các nông trại. Họ sống thoải mái khi nhà trường trả tiền phòng, tiền ăn, quần áo và thậm chí còn cho họ một ít tiền tiêu vặt. Họ được hưởng một cuộc sống tri thức phong phú với việc tự do sử dụng thư viện và rạp chiếu phim. Mặc dù họ bị từ chối các quyền tự do chính trị ở nước mình, họ vẫn được mời tham gia quản lý trường học và thậm chí bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương, giống như các công dân Xô-viết. Quốc say sưa kêu gọi “những người anh em ở các nước bị đô hộ” so sánh “nền dân chủ tư sản” với “nền dân chủ vô sản”. [89] Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng cuộc sống ở Liên Xô luôn dễ chịu đối với Quốc. Thư khố của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva vẫn còn lưu giữ một bức thư mà ông viết cho Bí thư Cục Phương Đông của Quốc tế Cộng sản sau khi sống chín tháng ở Moscow.[90] Bức thư yêu cầu giúp đỡ trong việc giải quyết với phòng quản lý nhà ở, nơi đe dọa sẽ đưa ông ra tòa nếu ông không trả số tiền 40 rúp và 35 kopeck mà ông bị cho là đang nợ. Quốc giải thích rằng không phải ông lơ đễnh, mà ông chỉ trả 5 rúp mỗi tháng cho tiền thuê nhà (thay vì toàn bộ tiền thuê, có lẽ như một cử chỉ phản đối?), bởi ngôi nhà ông sống quá ồn ào với bốn hoặc năm người thuê và giường ngủ đầy rệp khiến ông mất ngủ nhiều đêm. Tuy nhiên, lũ sâu bọ đầy khó chịu, các căn hộ chật chội, và các quy tắc cứng rắn không làm giảm sự ngưỡng mộ của Quốc đối với Liên Xô. Như ông hồi tưởng lại khoảng 20 năm sau: “Có những kẻ cho nước Nga là một địa ngục. Có những người thì bảo nước Nga là một thiên đường. Đối với [tôi], nước Nga nhất định không phải là một địa ngục, nhưng lúc bấy giờ cũng chưa phải là một thiên đường mà là một nước đang xây dựng có nhiều ưu điểm, nhưng tất nhiên chưa kịp sửa chữa hết những khuyết điểm. Đây đó, người ta còn thấy những vết thương do chiến tranh để lại như những cảnh trẻ mồ côi, thiếu nhà ở, thiếu lương thực, v.v. Song những vết thương đang được hàn gắn dần dần. Khắp nơi, người ta phấn khởi, hy sinh, hăng hái làm việc... [tôi] không quên đây là một nước đã trải bốn năm chiến tranh thế giới và một năm nội chiến... [Tôi] không quên so sánh nước Nga mà cuộc cách mạng đang tiến tới với nước Việt Nam bị nô lệ đã mấy mươi năm”.[94] Nếu chúng ta có thể tin Quốc, ông không bị ấn tượng bởi mức độ giàu có của Liên Xô cũng như điều kiện xã hội của nó. Đúng hơn, chính lòng nhiệt thành của người dân Xô-viết và những hứa hẹn của cuộc cách mạng đã khiến ông say mê. Khi Quốc đến miền Nam Trung Quốc vào cuối năm 1924 để làm đặc vụ cho Quốc tế Cộng sản tại Đông Nam Á, hiểu biết lý thuyết của ông đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Trong ba năm tiếp theo, Quốc lãnh đạo Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (sau đây gọi tắt là 'Thanh Niên'), một nhóm cách mạng do ông thành lập. Hợp tác chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Thanh Niên đã tuyển chọn những hội viên đầu tiên trong số những người Việt Nam lưu vong và tổ chức đưa thanh niên từ trong nước sang Quảng Châu để đào tạo cách mạng. (còn tiếp)
  • CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (2)
    11/ 04/ 2023
    CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (2) Vũ Tường Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 2) (Kỳ 1)     THẾ GIỚI QUAN CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ý thức hệ và thế giới quan là những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu này. Ý thức hệ có thể được định nghĩa khái quát là một tập hợp các niềm tin và giả định có hệ thống về bản chất và động lực của nền chính trị, trong khi thế giới quan là những niềm tin và giả định cụ thể hơn về bản chất và động lực của nền chính trị thế giới.[43] Mặc dù ý thức hệ có thể bị ảnh hưởng bởi các lợi ích vật chất, nó thường xác định những lợi ích đó là gì.[44] Phong trào cộng sản Việt Nam nổi lên vào thập niên 1920 như một nhánh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Ý thức dân tộc hiện đại xuất hiện ở Việt Nam thuộc địa vào khoảng đầu thế kỷ XX.[45] Chủ nghĩa dân tộc chống thực dân không phải là một hiện tượng riêng của Việt Nam mà là một xu hướng toàn cầu trên khắp châu Á vào thời điểm đó.[46] Hầu hết các nhà cộng sản Việt Nam bắt đầu sự nghiệp chính trị của họ đơn giản là vì họ được thúc đẩy bởi mong muốn giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, giống như bất kỳ nhà hoạt động chống thực dân nào khác. Theo thời gian, họ trở thành các nhà cộng sản bằng cách tham gia các mạng lưới này ở nước ngoài hoặc bên trong Việt Nam. Karl Marx, Vladimir Lenin, Josef Stalin và Mao Trạch Đông tạo ra ảnh hưởng vĩ đại nhất đến thế giới quan của các nhà cộng sản Việt Nam. Về bản chất, thế giới quan này mô tả nền chính trị quốc tế về cơ bản là cuộc đấu tranh sinh tử của giai cấp vô sản bị áp bức chống lại những kẻ áp bức tư bản chủ nghĩa của họ, bất kể quốc tịch nào. Giai cấp vô sản đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh lịch sử này vì họ đang đứng trên đỉnh cao của một xu thế lịch sử. Xu thế này sẽ mang lại cho loài người một xã hội tiến bộ về vật chất và đạo đức nhất mà nó có thể từng mong đợi. Trong thập niên 1920, chủ nghĩa Marx-Lenin không phải là một lý thuyết giáo điều như sau này. Vào thời điểm đó, lý thuyết này vẫn đang nằm dưới ánh hào quang được tạo ra bởi những tuyên bố khoa học và tầm nhìn tiến bộ của nó. Tầm nhìn đó vẫn còn là một thực tế mới và đang diễn ra ở Liên bang Xô-viết non trẻ, nơi có nhiều hứa hẹn đối với những người cộng sản trên toàn thế giới. Như Odd Arne Westad mô tả trong trường hợp của Trung Quốc: “tư tưởng về chủ nghĩa xã hội tại châu Âu thời tiền Xô-viết đã hấp dẫn một số người Trung Quốc bởi sự phản đối chủ nghĩa đế quốc, nhưng chính thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã khiến tâm trí họ trở nên sôi sục”.[47] Người ta có thể cảm nhận được sự phấn khích trong những lời của Trường Chinh, một nhà lãnh đạo và nhà lý thuyết chính của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, người đã mô tả ý nghĩa chủ nghĩa Marx-Lenin đối với ông như sau: “Chủ nghĩa Marx-Lenin trang bị cho chúng ta một thế giới quan cách mạng, soi sáng trái tim và khối óc của chúng ta, giúp chúng ta tìm ra sứ mệnh và ý nghĩa của cuộc đời mình. Nó giúp chúng ta nắm bắt các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và của tư duy. Nó đặt chúng ta vào trung tâm của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập để chúng ta có thể nhìn thấy mọi khía cạnh của sự vật, hiện tượng và tìm ra chân lý. Nó giúp chúng ta nắm bắt được những điều thiết yếu, quan trọng và có ý nghĩa nhất trong thế giới phức tạp này... Nó giúp chúng ta hiểu không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai, giúp chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc sống. Như vậy, chủ nghĩa Marx-Lenin không làm cho trái tim ta cằn cỗi, không đáp ứng được những điều tốt đẹp ở đời như một số người vẫn nghĩ; ngược lại, nó làm cho chúng ta yêu cuộc sống và yêu con người hơn. Nó nâng đỡ tâm hồn chúng ta và chắp cánh cho những giấc mơ của chúng ta. Nó khiến trái tim của chúng ta trào dâng các lý tưởng cộng sản vĩ đại.”[48] Trường Chinh, một cái bút danh với nghĩa “cuộc hành quân dài” trong tiếng Việt, đã chỉ rõ xuất thân và sự nghiệp của nhiều nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông sinh năm 1906 với tên Đặng Xuân Khu trong một gia đình quý tộc địa phương nhỏ ở miền Bắc Việt Nam, bị đuổi khỏi trường trung học dạy nghề vì tham gia biểu tình tưởng nhớ nhà chí sĩ dân tộc Phan Châu Trinh, và trở thành người cộng sản khi mới ngoài hai mươi tuổi, khi đang bị giam nhà tù thuộc địa. Như tiểu sử của Trường Chinh gợi ý, chủ nghĩa Marx-Lenin được xây dựng dựa trên những thất vọng về chủ nghĩa dân tộc khi nó xâm nhập vào Việt Nam. Không giống như sự lầm tưởng thông thường về mối quan hệ nhất thiết mang tính đối kháng giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin với tư cách là một lý thuyết không chống lại tính dân tộc.[49] Marx và Engels lập luận rằng giai cấp vô sản “phải vươn lên trở thành giai cấp lãnh đạo của quốc gia và tự kiến tạo nên quốc gia”.[50] Trong bối cảnh đó, Lenin hỏi: “Có phải ý thức tự hào dân tộc Đại-Nga xa lạ đối với chúng ta, những nhà vô sản có nhận thức giai cấp? Chắc chắn không! Chúng ta yêu ngôn ngữ của chúng ta và đất nước của chúng ta, chúng ta đang làm hết sức để nâng cao nhận thức về dân chủ và xã hội chủ nghĩa cho khối quần chúng đang làm việc cực nhọc của nó (ví dụ, chín phần mười dân số của nó)”.[49] Cam kết ủng hộ các phong trào chống thực dân của Moscow chắc chắn đã giúp chuyển đổi chàng tuổi trẻ Hồ Chí Minh và nhiều người Việt Nam khác sang chủ nghĩa cộng sản. Việc chuyển đổi của họ đến lượt mình lại bắt đầu một quá trình suy nghĩ kéo dài, hỗn độn và đầy căng thẳng cho mỗi cá nhân và cho cả phong trào nói chung. Một câu hỏi quan trọng mà người Việt Nam phải đối mặt từ rất sớm liên quan đến mối quan hệ giữa họ và cách mạng thế giới. Cuối cùng, họ đã hình thành được một thế giới quan trong đó cách mạng Việt Nam được hình dung như một bộ phận cấu thành của cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng vô sản thành công ở Việt Nam là một bước tiến của cách mạng thế giới, vốn sẽ diễn ra trong từng quốc gia, từng khu vực. Là một thành tố của cách mạng thế giới chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, cách mạng Việt Nam không chỉ quan tâm đến độc lập dân tộc. Các nhà cộng sản Việt Nam không hy sinh lợi ích quốc gia như đối thủ của họ đã cáo buộc, mà đồng nhất lợi ích đó với các tầng lớp lao động tại Việt Nam và ở những nơi khác. Đối với họ, giải phóng dân tộc là quan trọng nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tình trạng áp bức và bóc lột giai cấp vẫn tiếp diễn. Các nhà cộng sản Việt Nam tuyên bố rằng cuộc cách mạng của họ có thể thúc đẩy cả hai nhóm lợi ích, và đó là cách tiếp cận duy nhất để có thể thực hiện điều đó. Câu hỏi chính mà họ phải đối mặt trong suốt cuộc cách mạng không phải để hy sinh các lợi ích cho người khác, mà là làm thế nào để phân chia nhiệm vụ cách mạng vào các mục tiêu nhỏ hơn để đạt được lợi thế chiến thuật tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào. Do đó, thuật ngữ “quốc gia” đối với các nhà cộng sản Việt Nam đã có thêm một nội dung cụ thể. Định nghĩa về quốc gia của họ dựa trên lợi ích giai cấp cũng chung như ngôn ngữ hoặc dân tộc chung. Chẳng hạn, theo quan điểm của họ về lịch sử dân tộc, các nhà cộng sản Việt Nam không tự hào về mọi thứ thuộc về người Việt Nam; thay vào đó, họ tiếp nhận những truyền thống có thể được coi là được tạo ra và duy trì bởi “các tầng lớp lao động” (chẳng hạn như “các cuộc nổi dậy của nông dân”), và phủ nhận những truyền thống được quy cho “các giai cấp thống trị” (chẳng hạn như văn hóa Nho giáo và sự áp bức phụ nữ). Về chính trị, các nhà cộng sản Việt Nam coi những người Việt Nam thuộc “giai cấp bóc lột” là một nhóm thiểu số trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Những giai cấp này không đại diện cho quốc gia và cần phải bị loại bỏ mặc dù họ là người thuộc dân tộc Việt. Đồng thời, mặc dù các công nhân Pháp mang quốc tịch Pháp nhưng họ có chung quyền lợi với quần chúng Việt Nam vì cả hai đều bị thực dân và đế quốc Pháp bóc lột, áp bức. Đối với các nhà cộng sản Việt Nam, những người mà chỉ nhìn thấy sự chia rẽ dân tộc Pháp-Việt và mà không nhận thấy sự đoàn kết liên quốc gia giữa các giai cấp công nhân Pháp và Việt Nam đã trở thành nạn nhân của một hình thức chủ nghĩa dân tộc “tư sản” và “hẹp hòi ”. Khi trở thành những người cộng sản, các nhà cách mạng Việt Nam không phải từ bỏ dân tộc tính của mình mà vẫn có được tư cách thành viên trong tình đồng chí với các nhà cộng sản, các đảng cộng sản và các phong trào cộng sản quốc tế. Theo quan điểm của họ, tình đồng chí không chỉ là một liên minh an ninh hay kinh tế, mặc dù đó là một phần quan trọng.[50] Về mặt khái niệm, tình đồng chí được hiểu là một hình thái vật chất của một hiện tượng lịch sử được gọi là “Thời đại của Cách mạng Tháng Mười [Nga] ”. Nền tảng đạo đức của nó là tinh thần quốc tế vô sản được định nghĩa như là sự đoàn kết giữa các đảng chính trị của giai cấp công nhân trên nhiều cộng đồng quốc gia. Trong điều kiện lý tưởng, các thành viên của tình đồng chí có chung tinh thần vô sản và quyền lợi của giai cấp công nhân không bị rào cản địa lý cản trở và không bị uế tạp bởi tình cảm dân tộc hẹp hòi. Mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác là nền tảng của chính sách đối ngoại Việt Nam xuyên suốt và sau cuộc cách mạng. Cho đến cuối thập niên 1950, các nhà cộng sản Việt Nam đã tưởng tượng ra tình đồng chí trong điều kiện lý tưởng của nó và bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc và hoàn toàn tin tưởng vào Liên Xô. Họ coi sự lãnh đạo của Liên Xô đối với cách mạng thế giới là một điều kiện lịch sử tất định, không phải là một sự mâu thuẫn với các nguyên tắc bình đẳng thể hiện trong tình đồng chí. Giới lãnh đạo Liên Xô không bắt buộc các quốc gia nhỏ hơn phải phục tùng Moscow, cũng như không coi các quốc gia nhỏ hơn này ở vị trí thấp kém hơn. Tuy nhiên, thái độ của các nhà lãnh đạo cộng sản chủ chốt của Việt Nam đối với Mátxcơva đã thay đổi sau cuộc xung đột Trung-Xô vào đầu thập niên 1960. Họ liên minh với Mao và lên án chính sách chung sống hòa bình của Khrushchev là đi chệch khỏi sứ mệnh của cách mạng thế giới. Tuy nhiên, họ cũng không tán thành những nỗ lực của Mao trong việc thành lập một Quốc tế Cộng sản mới vốn có thể báo hiệu sự chia rẽ chính thức trong khối Xô-viết. Vượt lên quan điểm lý tưởng hóa, họ trở nên thực tế hơn trong thái độ của mình trong khi vẫn trung thành với chủ nghĩa quốc tế. Mặc dù mối quan hệ giữa quốc gia Việt Nam cộng sản và những người anh em của nó không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhưng điều đáng chú ý là lòng trung thành kiên định với chủ nghĩa quốc tế. Cho dù mang tính hoang tưởng, thực tế, hoặc tự lấy mình làm trung tâm, trong toàn bộ quá trình này, những các nhà cộng sản cách mạng Việt Nam không bao giờ tưởng tượng đến việc phá bỏ tình anh em. Mặc dù họ mong được các nước anh em giúp đỡ, nhưng nói rằng họ liên minh với các nước anh em chỉ để mong được giúp đỡ về vật chất sẽ là một sự sỉ nhục đối với họ. Mức độ sâu sắc của cam kết của họ đối với tình anh em là rất rõ ràng bởi sự đối lập với thái độ dành cho các nước đang phát triển không phải là quốc gia cộng sản. Một mặt, các nhà cách mạng Việt Nam thể hiện tình đoàn kết và duy trì các mối quan hệ với các dân tộc và phong trào ở các nước bị đô hộ và lệ thuộc. Trong tư tưởng của họ, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Âu và chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh đã tạo thành một mặt trận lớn của cách mạng thế giới. Họ kiên quyết ủng hộ tiến trình phi thực dân hóa và xây dựng các mối quan hệ thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau với các thuộc địa cũ, bao gồm cả những nước như Ấn Độ, nơi phong trào dân tộc chủ nghĩa “tư sản” dẫn đầu quá trình phi thực dân hóa. Đổi lại, sự ủng hộ cách mạng từ các dân tộc bị áp bức khác trên khắp thế giới đã tạo động lực rất lớn cho người Việt Nam. Mặt khác, các mối quan hệ của nước Việt Nam cách mạng với các nước được gọi là thuộc “Thế giới thứ Ba” không sâu rộng như với các nước anh em trong khối cộng sản. Người Việt thấy ít có lợi ích khi học hỏi từ các nước kém tinh thần cách mạng hơn họ. Trung Quốc và các nước trong khối Xô-viết, chứ không phải các quốc gia thuộc Thế giới thứ Ba khác, là nơi họ cử hàng nghìn sinh viên và cán bộ đến học tập. Trong thập kỷ đầu tiên sau khi lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã sao chép khá trung thực các thể chế chính trị và mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc - từ Hiến pháp năm 1936 của Stalin đến sự sùng bái cá nhân của ông, từ cải cách ruộng đất đến tập thể hóa, và từ kế hoạch hóa tập trung đến mối bận tâm xây dựng công nghiệp nặng - dưới tên gọi của các tổ chức cụ thể như báo ‘Sự thật’ [‘Pravda’ trong tiếng Nga], báo ‘Nhân dân’ [‘Nhân dân nhật báo’ của Trung Quốc ], Đoàn Thanh Niên Công Sản [Komsomol hay Liên đoàn Cộng sản Thanh niên của Liên Xô], và hộ khẩu [từ Trung Quốc]. Những sự vay mượn này không nên được hiểu là cho thấy tiếng Việt không có khả năng tư duy độc lập và nguyên gốc. Thay vào đó, họ truyền tải sự nhiệt tình của mình về những ý tưởng cách mạng tiên tiến nhất vào thời điểm đó và tham vọng hiện thực hóa những ý tưởng đó trong bối cảnh lịch sử ít có lợi cho những ý tưởng đó hơn nhiều so với Liên Xô hay Trung Quốc. Nếu không ghi nhận đầy đủ nhân tố Việt Nam, sẽ khó đánh giá được sự phong phú trong tư tưởng và trí tưởng tượng của họ bao hàm ý nghĩa cuộc sống, lịch sử xã hội loài người, những quan niệm mới về dân tộc và thế giới, và vị trí của Việt Nam trong cuộc đấu tranh cách mạng toàn cầu. Thế giới quan của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam không hoàn thiện ngay từ đầu mà phát triển theo thời gian khi lý tưởng của họ phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt. Về mặt cá nhân, họ không thông thạo lý thuyết Marx-Lenin một cách đồng nhất, và họ cũng không luôn đạt được sự đồng thuận về cách giải thích các khái niệm cách mạng cụ thể. Là một nhóm cách mạng, thế giới quan có hệ thống và cấp tiến của họ đã phân biệt sâu sắc họ với những người khác trong phong trào chống thực dân, cũng như định hình một cách mạnh mẽ quỹ đạo của cách mạng Việt Nam. VAI TRÒ CỦA Ý THỨC HỆ TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM Ý thức hệ đóng ba vai trò lớn trong cách mạng Việt Nam. Vai trò đầu tiên của ý thức hệ là nó được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn hoặc như một chiếc la bàn. Ý thức hệ xác định nhiệm vụ của cách mạng không chỉ là độc lập dân tộc mà còn là những sự biến đổi xã hội và những đóng góp cho cách mạng thế giới. Ý thức hệ đã cung cấp cho các nhà cách mạng Việt Nam một tầm nhìn rõ ràng về tương lai dưới dạng một xã hội theo mô hình của hệ thống Xô-viết. Tầm nhìn đó đã giúp họ kiên định với viễn cảnh dài hạn và vượt qua những thử thách ngắn hạn. Ý thức hệ cung cấp cho họ chiếc ống nhòm để giải thích và diễn giải các sự kiện thế giới cách xa hàng ngàn dặm và ít tác động trực tiếp đến Việt Nam. Trong suốt cuộc cách mạng của họ, ý thức hệ đã giúp các nhà cộng sản Việt Nam nhận định về bản chất và xu hướng của chính trị thế giới và về hành vi của các quốc gia nước ngoài như Liên Xô, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Ngoài ra, ý thức hệ Lênin-nít coi chiến tranh như là sự bành trướng của cách mạng. Trong một số tình huống, điều này gợi ý các chiến lược chiến tranh đặc biệt chú trọng đến việc huy động quần chúng trong việc triển khai các đơn vị chủ lực. Nếu không có khái niệm Lênin-nít về tương quan lực lượng, Hà Nội có thể đã bị tấn công bởi hỏa lực khổng lồ của Hoa Kỳ. Không phải lúc nào ý thức hệ cũng giúp các nhà cách mạng Việt Nam đi đúng hướng, và thậm chí người ta có thể cho rằng nó thường xuyên khiến họ hiểu sai về các sự kiện thế giới. Ví dụ, cách giải thích của họ về hành vi của Hoa Kỳ thường quá giáo điều và tiêu cực. Việc họ sử dụng các khái niệm Lênin-nít trong việc vạch ra các chiến lược chiến tranh đã gây ra những tính toán sai lầm và tổn thất nghiêm trọng cho các lực lượng cách mạng trong Tết Mậu Thân (1968). Trong giai đoạn sau 1975, họ hoàn toàn hiểu sai về tình hình thế giới. Sự trung thành về ý thức hệ đã tạo ra kẻ thù ở khắp nơi một cách không cần thiết. Niềm tin của họ vào mô hình Stalin-nít đã gây ra những hậu quả tai hại cho nền kinh tế Việt Nam. Chế độ ngày nay đã mất tính chính danh vì Đảng Cộng sản vẫn bám vào một học thuyết lỗi thời. Vấn đề là: Ý thức hệ đã gây ảnh hưởng và giúp các nhà cách mạng Việt Nam giải thích nhiều quyết định của mình, nhưng không giúp xác định thành công hay thất bại của chúng trong bất kỳ nỗ lực cụ thể nào. Niềm tin ý thức hệ mãnh liệt rằng lịch sử và công lý đứng về phía họ chỉ đơn giản là mang lại cho các nhà cách mạng sự can đảm (hoặc sự liều lĩnh vô ích, từ một góc độ khác) để chống lại những kẻ thù trong và ngoài nước đầy hùng mạnh – dù là kẻ thù thực sự hay kẻ thù tưởng tượng - trong khi các khái niệm do ý thức hệ hình thành tạo cho họ một số công cụ để hoạt động nhưng kết quả lại được hình thành bởi nhiều yếu tố khác. Vai trò thứ hai của ý thức hệ là đóng vai trò như một sợi dây liên kết các thành viên trong phong trào cộng sản trong nước và quốc tế. Ở trong nước, đó là chất keo ràng buộc các Đảng viên với nhau, rõ ràng nhất là trong giai đoạn trước khi nắm quyền. Chỉ cần họ thực sự tin tưởng vào ý thức hệ, công tác truyền bá ý thức hệ đã làm say mê các Đảng viên và giúp họ kiên trì đối mặt với khó khăn, gian khổ. Các nguyên lý ý thức hệ bộc lộ rõ ràng về tổ chức của Đảng, chính sách về đảng viên, các quy trình hoạt động tiêu chuẩn của Đảng và cách truyền đạt của Đảng tới quần chúng (tuyên truyền). Về đối ngoại, ý thức hệ đã liên kết các nhà cách mạng Việt Nam với một mạng lưới xuyên quốc gia gồm các nhà nước và phong trào có chung niềm tin vào cùng một ý thức hệ. Trong giai đoạn trước khi nắm quyền lực, mạng lưới này đã cung cấp thông tin, đào tạo, hỗ trợ và sự bảo vệ khỏi các mật thám Pháp. Mạng lưới này đã giải cứu phong trào Việt Nam sau khi nó gần như bị tiêu diệt bởi sự đàn áp của thực dân vào năm 1931 và năm 1940. Mạng lưới này tạo động lực cho các nhà cách mạng phối hợp chiến lược của họ với phong trào cộng sản và công nhân thế giới để tận dụng các nguồn lực sẵn có. Một lần nữa, ý thức hệ không phải lúc nào cũng hữu ích, và tạo ra nhiều vấn đề cho cách mạng Việt Nam cũng nhiều như những lần nó giúp ích. Trong suốt thập niên 1940, các nhà cộng sản Việt Nam nhận được ít hoặc không nhận được sự hỗ trợ từ mạng lưới xuyên quốc gia của các phong trào công nhân và cộng sản. Mạng lưới này chỉ đơn giản là phớt lờ Đông Dương và để mặc nó cho chủ nghĩa đế quốc. Nếu Liên Xô thua Đức thì cách mạng Việt Nam sẽ thất bại. Tương tự như vậy, nó sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn nếu những người cộng sản Trung Quốc thua trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc đại lục. Sự sụp đổ của hệ thống mạng vào cuối thập niên 1980 đã góp phần kết thúc hiệu quả cách mạng Việt Nam. Suốt thập niên 1960, ý thức hệ là nguồn gốc của xung đột phe phái gay gắt tại Hà Nội và giữa Bắc Việt Nam và các đồng minh của nó. Ý thức hệ đã cổ vũ cho chủ nghĩa bè phái bởi vì chủ nghĩa Marx-Lenin đủ rộng lớn để được giải thích theo nhiều cách. Sự bất đồng ý thức hệ với Matxcơva và Bắc Kinh đã tạo ra một khó khăn đáng kể cho Hà Nội, bởi cuộc cách mạng cần sự ủng hộ của cả hai đảng anh em này. Sự bất đồng ý thức hệ khủng khiếp trong giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam suốt thập niên 1960 có thể đã phá hủy cuộc cách mạng. Một lần nữa, điểm đáng chú hơn là: ý thức hệ được gắn trong sự tổ chức của Đảng Cộng sản và trong mạng lưới xuyên quốc gia đã có ích cho các nhà cách mạng Việt Nam ở một số khía cạnh, nhưng cuối cùng đã không giúp họ thành công. Vai trò thứ ba của ý thức hệ trong cách mạng Việt Nam là trở thành công cụ cốt yếu để xây dựng một nhà nước liên kết chặt chẽ. ”Chuyên chính vô sản” đã biện minh cho việc tập trung quyền lực trong các cơ quan nhà nước, đồng thời bạo lực không ngừng và có hệ thống đã được thực hiện để chống lại những kẻ phản cách mạng. Các nguyên lý ý thức hệ được triển khai nhằm tái cấu trúc xã hội theo tầm nhìn Stalin-nít mà các nhà cách mạng Việt Nam ấp ủ. Chẳng hạn, cải cách ruộng đất đã sử dụng các nguyên lý ý thức hệ để phân loại dân cư nông thôn và khiến người dân trong cùng một làng chống lại nhau; trong quá trình này, Đảng có thể mở rộng quyền kiểm soát của mình xuống cấp thôn làng. Ý thức hệ đã tạo ra những biện minh để nhà nước kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế. Các luận điểm ý thức hệ mạnh mẽ hoặc có tính sáng tạo, dù được hình thành tại địa phương hay vay mượn từ mạng lưới xuyên quốc gia của các phong trào cộng sản và công nhân, đều cung cấp nội dung cho việc tuyên truyền hiệu quả của nhà nước. Sự truyền bá ý thức hệ là một công cụ có hệ thống để tạo ra sự tuân phục nhà nước trong dài hạn. Tuy nhiên, ý thức hệ đã hỗ trợ xây dựng nhà nước với sự tốn kém về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Khi nhà nước mở rộng sự kiểm soát quan liêu, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng. Mỗi làn sóng cải cách nông nghiệp và cải cách nền kinh tế theo hướng xóa bỏ tư bản chủ nghĩa diễn ra triệt để (1953-1956, 1958-1960, 1976-1978) đều dẫn tới các cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Những nỗ lực có hệ thống và kiên trì của các cấp chính quyền cách mạng nhằm thúc đẩy và thực thi niềm tin giáo điều vào chủ nghĩa Marx-Lenin đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển của khoa học, tư tưởng và văn hóa. Khi giới lãnh đạo miễn cưỡng từ bỏ kế hoạch hóa tập trung và hợp tác xã nông thôn vào cuối thập niên 1980, Việt Nam là nước nghèo thứ ba và là một trong những nước bị áp bức nhất ở Đông Nam Á. Xét về đường lối cụ thể và định hướng chung về đối ngoại của Việt Nam, ý thức hệ đóng vai trò trung tâm trong quyết định quyết định gia nhập khối Xô-viết năm 1948 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Nếu các nhà cách mạng Việt Nam không phải là những người cộng sản, thì họ đã không đã đưa ra quyết định đó. Những cân nhắc về mặt ý thức hệ sau đó đã góp phần vào quyết định của VNDCCH về việc chấp nhận các Hiệp định Geneva. Hơn nữa, các nguyên nhân ý thức hệ giải thích tại sao VNDCCH đứng về phía Trung Quốc trong xung đột Trung-Xô, nhưng lại không ủng hộ đề xuất của Bắc Kinh hình thành một Quốc tế Cộng sản mới trong những năm 1963-1964, bất chấp lời đề nghị viện trợ đáng kể của Bắc Kinh. Niềm tin mang tính ý thức hệ vào sự thống nhất của phe xã hội chủ nghĩa đã khiến Hà Nội lên án những nỗ lực của Nam Tư, Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc vào nhiều thời điểm khác nhau trong việc theo đuổi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của riêng họ. Chính niềm tin này đã thúc đẩy Hà Nội nỗ lực cứu khối Xô-viết khi nó đang hấp hối. Ý thức hệ là nhân tố chính trong việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1990 và sự tôn trọng của Việt Nam đối với Trung Quốc kể từ đó. Do đó, những bằng chứng có nguồn gốc rõ ràng và mang tính quy nạp cho thấy ý thức hệ là rất quan trọng trong suốt cuộc cách mạng Việt Nam và là không thể thiếu cho việc giải thích chính sách đối ngoại quan trọng và định hướng chung của quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Những chính sách này có thể mang tính nhìn xa trông rộng hoặc bị nhầm lẫn, và các mối quan hệ đối ngoại có thể có lợi hoặc bị bất lợi đối với lợi ích quốc gia của Việt Nam, nhưng sự ảnh hưởng của ý thức hệ là không thể phủ nhận. Tất nhiên, ảnh hưởng đó tăng giảm theo thời gian. Trong toàn bộ tiến trình cách mạng, các thập niên 1940 và thập niên 1980 là hai giai đoạn khi mà ảnh hưởng này đã đã giảm xuống. Trong cả hai thời kỳ này, cuộc cách mạng đều mong manh ở trong nước và bị cô lập trên trường quốc tế. Trong thập niên 1940, Đảng đã tan rã sau cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1940. Trong thập kỷ đó, Đảng đã bị cô lập phần lớn khỏi cuộc cách mạng thế giới. Trong thập niên 1980, Việt Nam trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nghiêm trọng, bị phương Tây cấm vận kinh tế và bị hầu hết các nước trong Liên Hợp Quốc cô lập về mặt ngoại giao. Nếu các sự kiện quốc tế và trong nước tạo động lực cho chủ nghĩa thực dụng, thì những thay đổi trong sự lãnh đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiết ý thức hệ trong cả hai thời kỳ. Một sự lãnh đạo mới từ ương của Đảng đã được thành lập ở Bắc Việt Nam vào năm 1941, với sự trở lại của Hồ Chí Minh. Tương tự, thập niên 1980 chứng kiến sự chuyển đổi dần dần từ Lê Duẩn và Lê Đức Thọ sang Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh. Cần lưu ý rằng, trong cả hai thời kỳ, cách mạng Việt Nam hoàn toàn không tách rời khỏi chủ nghĩa chính thống giáo điều do Moscow chỉ đạo. Trong thập niên 1940, Hồ và Trường Chinh đã tuân theo chính sách của Quốc tế Cộng sản rằng những người cộng sản phải hợp tác với các nhà dân tộc chủ nghĩa để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát-xít. Trong thập niên 1980, những nhà cải cách Việt Nam như Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh đã đi theo Gorbachev cho đến năm 1988. Tuy nhiên, khi họ nhận ra rằng Gorbachev đã đi chệch khỏi đường lối chính thống, họ cho rằng ông là kẻ phản bội và ủng hộ cuộc đảo chính (thất bại) chống lại ông. ĐỀ CƯƠNG CỦA CUỐN SÁCH Trong Chương 1, tôi trình bày cách chủ nghĩa cộng sản đến Việt Nam và các nhà cộng sản Việt Nam thời kỳ đầu đã phát triển hiểu biết của họ về khái niệm cách mạng như thế nào. Chương 2 lần theo những bước phát triển của phong trào cộng sản Việt Nam qua thập niên 1930, chặng cuối của sự kết tinh một tầm nhìn cách mạng. Việc đạt được sự thống nhất về tầm nhìn cấp tiến trong giới lãnh đạo phong trào cho thấy mâu thuẫn ý thức hệ, đặc biệt là giữa Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của ông, đã bị phóng đại nhiều trong các nghiên cứu hiện có. Thập niên 1940 là một thời kỳ quan trọng khi các nhà cộng sản Việt Nam giành chính quyền, tổ chức nhà nước và trở thành một thành viên của khối Xô-viết. Chương 3 sẽ cho thấy rằng, ngay cả khi đang theo đuổi sự nhìn nhận về ngoại giao từ Hoa Kỳ và đàm phán hòa bình với Pháp, họ vẫn cố gắng thu hút sự chú ý và ủng hộ của các đồng chí Liên Xô và Trung Quốc vốn không quan tâm đến họ. Bằng chứng được trình bày trong chương này bác bỏ rõ ràng giả thuyết “cơ hội bị bỏ lỡ” vốn phổ biến trong các tài liệu về Chiến tranh Việt Nam. Trong Chương 4, tôi chuyển sang thập niên 1950 và thảo luận về việc lòng trung thành đối với ý thức hệ có thể đã định hình các quyết định quan trọng của Đảng như thế nào. Chương 5 tập trung vào cuộc tranh luận ý thức hệ giữa các lãnh tụ Việt Nam vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 để đối phó với sự chia rẽ Trung-Xô. Các sự kiện từ cuối thập niên 1960 đến cuối Chiến tranh Việt Nam được phân tích trong Chương 6. Trong giai đoạn này, các tư tưởng và chính sách của Việt Nam bắt đầu phản ánh cái mà tôi gọi là “chủ nghĩa quốc tế tiên phong”. Các nhà lãnh đạo Hà Nội vẫn cam kết sâu sắc đối với chủ nghĩa quốc tế trong khi ngày càng trở nên tự mãn và thể hiện một niềm tự hào quốc gia đầy tự tin rằng Việt Nam là đội tiên phong của cách mạng thế giới. Trong suốt thời kỳ hậu chiến, các chiến thắng tàn lụi và những bi kịch được tích tụ. Trong Chương 7, tôi lập luận rằng chủ nghĩa quốc tế tiên phong là nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam không tận dụng được trật tự thế giới thuận lợi sau chiến thắng của những người cộng sản năm 1975. Chương 8 nghiên cứu thập niên 1980, thập niên đã chứng kiến sự phát triển của quan hệ Xô-Việt. Việc Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào giữa thập niên 1980 đã giúp phe do Trường Chinh đứng đầu kích động sự ủng hộ đối v cải cách kinh tế. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn và sự sụp đổ sắp xảy ra của các chế độ cộng sản Đông Âu vào năm 1989 đã làm cho các lãnh tụ Việt Nam hoảng sợ. Họ tố cáo Gorbachev và tìm cách liên minh với Trung Quốc để cứu chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Cách mạng Việt Nam đã kết thúc một cách hiệu quả vào cuối thập niên 1980 khi mô hình chủ nghĩa Stalin bị từ bỏ ở trong nước, khối Liên Xô tan rã và một số lãnh đạo cao nhất của Đảng qua đời trong vòng vài năm. Tuy nhiên, các di sản của ý thức hệ đã tỏ ra khá lâu bền. Như đã thảo luận trong Chương 9, quan điểm về ‘sự đấu tranh giữa hai khối’ đối với nền chính trị thế giới vẫn còn mạnh mẽ trong nền chính trị Việt Nam ngày nay bất chấp sự xuất hiện của các thế giới quan khác. Vai trò trung tâm của ý thức hệ xuyên suốt cuộc cách mạng Việt Nam mang lại nhiều ý nghĩa cho các cuộc tranh luận học thuật sẽ được thảo luận trong phần kết. Những cuộc tranh luận này liên quan đến Chiến tranh Việt Nam, và chính trị thời kỳ cách mạng và hậu cách mạng.  
  • CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (1)
    10/ 04/ 2023
    CUỘC CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM: QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG GIỚI HẠN CỦA Ý THỨC HỆ (1) Vũ Tường Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 1)   GIỚI THIỆU: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI Các cuộc cách mạng trong bất kỳ xã hội nào cũng đều khó thành công bởi những điều kiện bất lợi. Hầu hết các cuộc cách mạng đều chưa từng có cơ hội sử dụng quyền lực nhà nước bởi ngay cả các chính quyền yếu kém cũng có thể chỉ huy được lực lượng đủ để đánh bại chúng. Ngay cả khi các cuộc cách mạng lật đổ thành công chế độ cũ, các nhà nước cách mạng non trẻ từ Pháp đến Nga vẫn thường xuyên phải đối mặt với những kẻ thù nước ngoài hùng mạnh khiến cho sự tồn tại của chúng càng trở nên hiếm hoi hơn. Cuốn sách này tập trung vào Việt Nam như một trong những ngoại lệ hiếm hoi đó trong lịch sử thế giới hiện đại, khi cuộc cách mạng thành công và trường tồn. Trong nghiên cứu này, tôi lần theo thế giới quan của các nhà cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kéo dài hơn tám mươi năm, bắt đầu từ thập niên 1920, khi họ là một nhóm sống ngoài vòng pháp luật và đang mơ ước xây dựng một thiên đường cộng sản; trải qua những thập kỷ sau, khi họ đấu tranh giành quyền lực, xây dựng xã hội mới và đánh bại các can thiệp của nước ngoài; và đến cuối thập niên 1980 khi họ cố gắng cứu chủ nghĩa xã hội ở trong và ngoài nước một cách vô ích. Cuộc cách mạng đã kết thúc một cách hiệu quả kể từ đó, nhưng những di sản của nó còn tồn tại dai dẳng đến đáng kinh ngạc: chế độ cộng sản đang chịu áp lực thay đổi to lớn nhưng đã kiên quyết từ chối việc từ bỏ ý thức hệ đã bị mất niềm tin ở khắp nơi của mình. Như vậy, cuốn sách này đặt ý thức hệ vào vị trí trung tâm của gần một thế kỷ lịch sử Việt Nam hiện đại. Tôi cho rằng ý thức hệ đã giúp những người cộng sản Việt Nam kiên trì chống lại những khó khăn lớn, nhưng không đưa họ đến thành công và để lại những di sản buồn. Trong quan niệm của quần chúng, các nhà cách mạng Việt Nam hiện lên như những nhà dân tộc chủ nghĩa thực dụng, những người kế thừa các truyền thống yêu nước, và chủ nghĩa anh hùng ở họ thật đáng được khâm phục. Bằng cách thẩm tra kỹ lưỡng về tầm nhìn của họ, cuốn sách này bộc lộ họ ở một góc độ rất khác (nhưng không nhất thiết là tiêu cực) - những người cấp tiến đã cống hiến sự nghiệp của mình cho một xã hội không tưởng. Câu chuyện mà người đọc gặp ở đây ít lạc quan hơn câu chuyện được kể trong rất nhiều tài liệu về cuộc cách mạng này: niềm tin sâu sắc của các nhà cách mạng Việt Nam là nguồn gốc của không chỉ những chiến thắng vẻ vang mà còn là những bi kịch khổng lồ. Cuốn sách này hướng tới ba mục tiêu. Thứ nhất, mục tiêu của nó là nghiên cứu lịch sử tư tưởng cộng sản Việt Nam, đặc biệt tập trung vào thế giới quan của các nhà cách mạng. Tôi quan tâm đến cách những người Việt Nam này tưởng tượng ra thế giới xung quanh họ như thế nào và các khái niệm chủ nghĩa Marx-Lenin đã truyền cảm hứng cho họ như thế nào. Rất ít nghiên cứu trước đây nghiên cứu về đề tài này. Các học giả về Chiến tranh Việt Nam và cách mạng Việt Nam thường coi chủ nghĩa cộng sản Việt Nam là nông cạn về mặt ý thức hệ. Thứ hai, cuốn sách này hy vọng sẽ đưa ra những lý giải về quan hệ đối ngoại của nhà nước cộng sản Việt Nam. Không giống như hầu hết các tài liệu hiện có, những diễn giải mà tôi cung cấp ở đây đều tập trung vào ý thức hệ Marx-Lenin của các nhà lãnh đạo nhà nước. Tuyên bố quan trọng nhất của tôi là ý thức hệ chính là nhân tố chủ yếu để hình thành quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Vì Việt Nam là một quốc gia ngày càng có tầm quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, các học giả, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được những di sản mạnh mẽ của ý thức hệ trong nền chính trị Việt Nam hiện nay. Thứ ba và cuối cùng, cuốn sách này có thể dùng như một nghiên cứu tình huống về tầm quan trọng của cách mạng trong nền chính trị thế giới. Có thời điểm, cuộc cách mạng của Việt Nam đã tác động quan trọng đến trật tự toàn cầu và trở thành một ngọn hải đăng trong mắt hàng triệu người trên thế giới. Ánh sáng từ ngọn hải đăng đó rốt cuộc chẳng dẫn đến đâu, nhưng thực tế đó phản ánh các giới hạn cố hữu của nền chính trị cấp tiến trong việc giải quyết các vấn đề con người, chứ không phải là các giới hạn trong cam kết cách mạng của các lãnh tụ Việt Nam. Cuốn sách này là nghiên cứu đầu tiên theo dõi những cam kết đó trong suốt chiều dài của cuộc cách mạng, cho thấy họ đã từng đưa Việt Nam trở thành đội quân tiên phong của cách mạng thế giới như thế nào. Đối với tất cả những gì cuốn sách này cố gắng đạt được, tôi không khẳng định sẽ đưa ra một lịch sử toàn diện của cách mạng Việt Nam.[1] Cuốn sách này cũng không nhằm mục đích trở thành sách lịch sử về ngoại giao của nước Việt Nam cộng sản.[2] Đối tượng phân tích chính của tôi không phải là các sự kiện và chính sách cụ thể mà là các tư tưởng đang trên đà tiến hóa của các nhà cách mạng về quan hệ của Việt Nam với thế giới. Các chính sách lớn và các sự kiện lịch sử được thảo luận chỉ khi họ có liên quan đến hoặc được thể hiện đáng kể trong thế giới quan của các nhà cách mạng. Phần mở đầu này trước tiên sẽ giải thích bí ẩn về cách mạng Việt Nam và các nghiên cứu so sánh về vai trò của các cuộc cách mạng cấp tiến trong nền chính trị thế giới. Sau đó, tôi sẽ thảo luận về thế giới quan Marx-Lenin của các nhà cộng sản Việt Nam và vai trò của nó đối với cuộc cách mạng của họ. BÍ ẨN VỀ MỘT CUỘC CÁCH MẠNG BỊ HIỂU SAI Hầu như trong suốt thế kỷ XX, nhiều cuộc cách mạng chống phương Tây đã tràn khắp Đông Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh.[3] Mang theo các ý thức hệ từ chủ nghĩa cộng sản tới chủ nghĩa Hồi giáo, những cuộc cách mạng đó đã tìm cách lật đổ hoặc đẩy lùi sự thống trị của phương Tây. Các quốc gia cách mạng, dù lớn (như Nga và Trung Quốc) hay nhỏ (như Cuba và Nicaragua), có thể đã ngăn cản nhưng không bao giờ có thể đánh bại phương Tây. Nhiều cuộc cách mạng đã sụp đổ, bao gồm cả Liên Xô từng một thời hùng mạnh. Trên thực tế, hầu hết những quốc gia sống sót qua các cuộc cách mạng đó đã cầu hòa với những kẻ thù cũ tại phương Tây. Tuy nhiên, ngay cả các quốc gia cách mạng nhỏ cũng có tác động to lớn đến chính trị thế giới trong thời kỳ hoàng kim của họ. Ví dụ, bây giờ chúng ta biết rằng các cuộc tấn công vào tháng Sáu năm 1950 khởi đầu cuộc Chiến tranh Triều Tiên được phát động theo sáng kiến của Kim Il-sung, người đã thuyết phục Stalin và Mao đồng hành với ông. [4] Kim thất bại trong mục tiêu chinh phục Hàn Quốc, nhưng cuộc chiến đã kéo Hoa Kỳ trở lại lục địa Đông Á và làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Moscow. Chiến tranh Lạnh có thể chỉ giới hạn ở châu Âu nếu Kim không thực hiện động thái này. Sự tham gia của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên đã đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội trong nước của riêng Trung Quốc, buộc đất nước này phải trì hoãn vô thời hạn kế hoạch xâm lược Đài Loan, và làm sâu sắc xung đột của Trung Quốc với phương Tây. Trong một nỗ lực thậm chí còn táo bạo hơn cả Bắc Triều Tiên, Bắc Việt Nam cộng sản đã quyết định tổ chức một cuộc nổi dậy ở Nam Việt Nam vào năm 1959 chống lại mong muốn không chỉ của Hoa Kỳ mà còn cả của Liên Xô và Trung Quốc, và cuối cùng lôi kéo cả ba nước này vào cuộc xung đột. Mặc dù có lúc đưa khoảng nửa triệu quân tham gia cuộc xung đột, nhưng Washington đã không đạt được mục tiêu bảo vệ đồng minh Nam Việt Nam của mình. Các mâu thuẫn đối với vấn đề Việt Nam đã khiến các giới tinh hoa tại Hoa Kỳ trở nên mâu thuẫn sâu sắc với nhau, làm tổn hại uy tín của Hoa Kỳ trên toàn thế giới, và tạo động lực tinh thần cho nhiều phong trào chấp tiến ở châu Phi và Mỹ La-tinh. Một số nhà quan sát cho rằng cuộc xung đột đã truyền cảm hứng cho “các phong trào phản hệ thống” trong thập niên 1960 và 1970 ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Mỹ La-tinh.[5] Một nguồn tài liệu đã thống kê rằng có ít nhất mười bốn cuộc cách mạng đã xảy ra trong bảy năm sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam vào năm 1973.[6] Các học giả về chính trị quốc tế đã lập luận rằng cuộc Cách mạng Pháp vĩ đại đã khiến quần chúng nhập ngũ hàng loạt và tiến hành sự can thiệp của nước ngoài vào các quốc gia yếu hơn.[7] Ngược lại, xung đột tại Việt Nam góp phần giúp Hoa Kỳ từ bỏ chế độ cưỡng bách đi lính và trở lại quân đội tình nguyện được trả lương của thế kỷ XVIII (với một số điều chỉnh). Sự thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam dẫn đến việc nước này rút lui khỏi các sứ mệnh kiến tạo quốc gia tại các nước khác trong hai thập kỷ sau đó. Sự tự kiềm chế này chỉ được dỡ bỏ một phần sau các cuộc tấn công của Al-Qaeda vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, vốn đã đưa chiến tranh đến lục địa Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ năm 1814.[8] Al-Qaeda được tổ chức bởi nhà nước Taliban tại Afghanistan, một quốc gia cách mạng khác mà trước đó đã từng chiến đấu với quân đội Xô-viết và đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô.[9] Nhà nước Taliban không chỉ gây chiến với Hoa Kỳ một cách gián tiếp thông qua việc ủng hộ Al-Qaeda mà còn lôi kéo Washington và các đồng minh của họ vào một cuộc chiến tốn kém mà hiện nay được coi là dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Với khả năng quân sự và kinh tế hạn chế của các quốc gia nhỏ nhưng cực đoan như Bắc Việt Nam và Afghanistan, khả năng và quyết tâm của họ trong việc gây ra sự sỉ nhục như vậy cho các siêu cường đặt ra một câu hỏi khóđầy ý nghĩa cần phải được phân tích. Những hành vi đầy rủi ro của họ không phù hợp với quan niệm bình thường về tính hợp lý. Sự sụp đổ của một số nhà nước (Khmer Đỏ ở Campuchia, Taliban của Afghanistan) và sự nghèo đói khủng khiếp của những người sống sót (Cuba, Triều Tiên, Việt Nam trong thời kỳ trước đây) cho thấy cái giá quá đắt mà họ phải trả khi đứng lên chống lại những kẻ thù hùng mạnh bên ngoài. Câu hỏi đặt ra là: Những nhà lãnh đạo cách mạng ở các quốc gia đó đã có những suy nghĩ gì? Làm sao họ có thể nghĩ đến việc thách thức những kẻ mạnh hơn họ nhiều? Những câu hỏi này phải được đặt ra cho tất cả các cuộc cách mạng, nhưng chúng có tầm quan trọng đặc biệt đối với trường hợp Việt Nam vì bản chất của cuộc cách mạng này đã bị hiểu sai hầu như ở mọi nơi.[10] Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các nhà cách mạng Việt Nam thường được miêu tả là con tốt trong cuộc cờ của các cường quốc hoặc là các nhà dân tộc chủ nghĩa kế thừa truyền thống yêu nước và được thúc đẩy một cách đơn giản bởi nền độc lập dân tộc. Hình ảnh các nhà cách mạng Việt Nam như là những kẻ đầu sai cho Moscow hay Bắc Kinh thường xuyên bị các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đưa ra làm lý do để tiến hành can thiệp. Trong hình ảnh này, các nhà cộng sản Việt Nam không có niềm tin của riêng mình cũng như không có khả năng hành động độc lập. Dean Rusk, người sau này trở thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đã điều trần trước một ủy ban của Quốc hội vào năm 1951 rằng các nhà cộng sản Việt Nam “chịu sự chỉ đạo mạnh mẽ từ Moscow và có thể được tin tưởng là... ép buộc Đông Dương vào thế giới cộng sản”.[11] Một thập kỷ sau, khi đưa quân đội Hoa Kỳ đến Việt Nam, Tổng thống Lyndon Johnson đã chỉ ra rằng Bắc Kinh là thủ phạm thực sự: "Vượt lên cuộc chiến này - và toàn bộ châu Á - là một thực tế khác: cái bóng ngày càng lớn của Trung Quốc cộng sản. Các nhà cầm quyền ở Hà Nội đang bị Bắc Kinh xúi giục. Đây là một chế độ đã phá hủy nền tự trị của ở Tây Tạng, đã tấn công Ấn Độ và bị Liên Hiệp Quốc lên án vì hành vi gây hấn ở Triều Tiên. Đó là một quốc gia đang giúp đỡ các lực lượng bạo loạn ở hầu hết các châu lục. Cuộc chiến đấu ở Việt Nam là một phần của một mô hình rộng lớn hơn nhằm mục đích gây hấn".[12] Không phải tất cả người Mỹ đều bị Rusk, Johnson và Humphrey thuyết phục. Để phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ, các nhà phê bình đầu tiên đã lặp lại thái quá về huyền thoại mang tính dân tộc chủ nghĩa đối với mối thù truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam như thể đó là sự thật.[14] Thượng nghị sĩ William Fulbright cho rằng Hồ Chí Minh không phải là một kẻ tay sai của Trung Quốc cộng sản... Ông là một nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa thuần thành, lãnh tụ của cuộc nổi dậy của đất nước mình chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp. Ông cũng là... một nhà cộng sản chuyên nghiệp nhưng luôn luôn là một cộng sản người Việt... Mục đích của chúng tôi ở đây là, ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là nó được gắn liền với những gì Bernard Fall đã mô tả là “Việt Nam không tin tưởng vào mọi thứ của Trung Quốc trong suốt 2.000 năm qua”. Do đó, chủ nghĩa cộng sản Việt Nam là một bức tường thành tiềm năng - có lẽ là bức tường thành tiềm năng duy nhất - để Việt Nam chống lại sự thống trị của Trung Quốc.[15] Mặc dù thừa nhận rằng “không có nghĩa gì khi nói Việt Minh theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn chủ nghĩa cộng sản hay theo chủ nghĩa cộng sản nhiều hơn chủ nghĩa dân tộc”, Fulbright đã chỉ rõ rằng niềm tin của Việt Minh vào chủ nghĩa cộng sản sẽ không đủ để vượt qua nỗi sợ hãi bản năng của Hồ và các đồng chí của ông về Trung Quốc.[16] Trong hồi ký năm 1989, Fulbright tiết lộ rằng ngay từ năm 1965, ông đã tin rằng Hồ “là một người yêu nước thực sự, giống như Tito của Nam Tư”.[17] Trong một cuốn sách đầy ảnh hưởng đã được quảng bá như là “kinh thánh cho các phe phản chiến dành cho chiến tranh vào thập niên 1970”,[18] các học giả George Kahin và John Lewis nhắc lại luận điểm của Fulbright và tuyên bố rằng “sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Pháp [vào đầu thập niên 1950] đã buộc Việt Minh của Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng lệ thuộc vốn không được đón đợi vào Trung Quốc và từ chối phong trào tự do hành động phù hợp với khuynh hướng chống Trung Quốc phù hợp với điều kiện lịch sử của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam”.[19] Một số nhà phê bình chiến tranh đã thực sự đã nhận thấy, và trên thực tế ngưỡng mộ một số chính sách cách mạng vượt ra khỏi chủ nghĩa dân tộc truyền thống của Việt Nam. Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình vào năm 1967, Martin Luther King, Jr. đã bất đồng với chính phủ Hoa Kỳ vì đã từ chối “một chính quyền cách mạng [Việt Nam] tìm kiếm quyền tự quyết, và một chính quyền được thành lập không phải bởi Trung Quốc (mà người Việt Nam vốn không yêu quý gì) mà rõ ràng bởi các lực lượng bản địa bao gồm một số người cộng sản. Đối với nông dân, chính quyền mới này có nghĩa là cải cách ruộng đất thực sự, một trong những nhu cầu quan trọng nhất trong cuộc sống của họ”.[20] Mặc dù cả hai bên trong cuộc tranh luận đều có lý, cuốn sách này cho thấy rằng nhiều lập luận của phe phản chiến không đứng vững nếu được xem xét kỹ lưỡng. Về cơ bản, cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng cộng sản, và các nhà cách mạng Việt Nam nói chung là những người theo chủ nghĩa quốc tế không kém gì các đồng chí của họ ở Liên Xô hay Trung Quốc. Mặc dù Tiến sĩ King đã chính xác khi nói rằng chính quyền ở Hà Nội do lực lượng bản xứ lãnh đạo, nhưng ông đã đánh giá thấp những cam kết của họ đối với cuộc cách mạng thế giới. Trong khi dành ưu tiên cho cuộc cách mạng của mình, Hồ và các đồng chí của ông đã không bỏ qua các cuộc cách mạng ở những nơi khác. Là đại diện của Quốc tế Cộng sản tại Đông Nam Á, Hồ đã chủ trì việc thành lập các đảng cộng sản Đông Dương, Xiêm La và Mã Lai trong thập niên 1930. Vào giữa năm 1949, ông ra lệnh cho các đơn vị quân đội Việt Nam tiến vào miền Nam Trung Quốc để hỗ trợ quân đội của Mao trong việc bảo vệ căn cứ của họ trước các cuộc tấn công của quân đội Tưởng Giới Thạch.[21] Quân đội Việt Nam đã giúp thiết lập các chế độ cộng sản ở Lào và Campuchia vào năm 1975, và cho đến thập niên 1980, Việt Nam đã trực tiếp hỗ trợ các đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á khác. Việt Nam thời hậu chiến đã đào tạo đặc công và gửi vũ khí dư thừa đến Algeria, Chile và El Salvador để hậu thuẫn cho các cuộc cách mạng ở đó.[22] Điều đáng chú ý là tinh thần quốc tế chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn còn sống động đến ngày nay, một phần tư thế kỷ sau khi chủ nghĩa cộng sản thế giới sụp đổ. Gần đây nhất vào năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vượt nửa vòng Trái Đất đến Cuba, nơi ông thuyết giảng về giá trị của chủ nghĩa xã hội và những thối nát của chủ nghĩa tư bản.[23] Nếu không phải vì các cam kết theo chủ nghĩa quốc tế, tại sao nhà lãnh đạo Việt Nam lại muốn chọc ngoáy Washington? Tại sao ông lại mạo hiểm xa lánh chính phủ Hoa Kỳ và các tập đoàn Hoa Kỳ mà Việt Nam vốn thiếu viện trợ và đầu tư đang phải phụ thuộc vào? Sự mô tả đặc điểm của Tiến sĩ King rằng người Việt Nam “không có tình yêu lớn” đối với Trung Quốc không thể giải thích được sự kính nể và sùng bái của các nhà cộng sản Việt Nam dành cho các lãnh tụ Trung Quốc trong thập niên 1950 và sự tôn trọng mù quáng mà giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay thể hiện đối với Trung Quốc.[24] Đúng là các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã thực hiện một “cuộc cải cách ruộng đất thực sự” bằng cách phân phối lại một lượng lớn ruộng đất cho những nông dân không có ruộng đất, nhưng họ cũng đã xử tử khoảng 15.000 địa chủ và phú nông trong quá trình này.[25] Vì tất cả sự đổ máu và phô trương đó, chỉ 5 năm sau, hầu hết nông dân đã bị cưỡng chế từ bỏ đất đai của họ và tham gia các hợp tác xã kiểu Mao. Vào thời điểm Tiến sĩ King phát biểu, hầu hết đất nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam đã bị tập thể hóa trong gần một thập kỷ.[26] Bị buộc phải ở lại hợp tác xã và bị hệ thống đăng ký hộ khẩu chặt chẽ ở các thành phố từ chối nhập cư, người nông dân tự do của Bắc Việt Nam bị biến thành một nông nô hiện đại. Họ và gia đình họ đói khát triền miên và thỉnh thoảng bị nạn đói đe dọa. Các nhà hoạt động phản chiến đã hiểu sai bản chất của cách mạng Việt Nam, nhưng những người ủng hộ sự can thiệp cũng không khá hơn, vì các nhà cộng sản Việt Nam không phải là những tay sai vặt của Moscow hay Bắc Kinh. Vào thời khắc đỉnh điểm của cuộc chiến, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã khinh bỉ cả các đồng chí Liên Xô lẫn các đồng chí Trung Quốc của họ vì không dám đứng lên chống lại đế quốc Mỹ.[27] Sau chiến thắng năm 1975, họ tự cho mình là đội quân tiên phong của cách mạng thế giới và không chỉ làm mất mặt Hoa Kỳ mà còn cả Trung Quốc và Liên Xô.[28] Hà Nội đã cố gắng bảo vệ phe cộng sản quốc tế ngay cả khi những người anh lớn của nó đã từ bỏ nó. Năm 1989, khi các chế độ cộng sản Đông Âu sắp sụp đổ, Tổng bí thư ĐCSVN đã thúc giục nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev triệu tập một hội nghị của tất cả các đảng cộng sản và đảng công nhân để thảo luận về các chiến lược cứu phe xã hội chủ nghĩa khỏi sự sụp đổ sắp xảy ra.[29] Khi Gorbachev đã giả vờ không nghe thấy, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tạo ra một liên minh chống chủ nghĩa đế quốc (và Bắc Kinh cũng từ chối).[30] Cuối cùng, chủ nghĩa cộng sản Việt Nam ngừng xuất khẩu cách mạng ra ngoài Đông Dương vì tính chất cực đoan của nó đã tạo ra kẻ thù ở khắp mọi nơi xung quanh nó, từ nông dân Việt Nam chống lại tập thể hóa, đến các lãnh tụ Trung Quốc và Campuchia, những người phẫn nộ tuyên bố rằng Việt Nam là đội tiên phong của cách mạng thế giới. Phe ủng hộ can thiệp đã phóng đại tại gần như mọi nơi về mối đe dọa an ninh đối với Hoa Kỳ của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, mối đe dọa đó không bao giờ trở thành hiện thực, không phải bởi các nhà cộng sản Việt Nam không phải là những người cộng sản thực sự như phe phản chiến tuyên bố, mà vì sự cuồng tín của họ đã tự hủy hoại và tạo ra sự thất bại của chính họ. Với tất cả sự kính trọng đối với trí tuệ và lương tâm của nhau, cả hai bên trong cuộc tranh luận về Chiến tranh Việt Nam đều hiểu lầm cuộc cách mạng Việt Nam vì họ không nắm được bản chất cộng sản chủ nghĩa của cuộc cách mạng này. Khi cuộc tranh luận này tiếp tục diễn ra hiện này, sự hiểu lầm tương tự vẫn thường diễn ra trong nền học thuật.[31] CÁC CUỘC CÁCH MẠNG VÀ NỀN CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Một nghiên cứu về ý thức hệ trong cuộc cách mạng Việt Nam không chỉ có giá trị đối với cuộc tranh luận về Chiến tranh Việt Nam - một cuộc tranh luận vốn đang còn kéo dài, mà còn đối với việc nghiên cứu so sánh về các cuộc cách mạng. Tài liệu nghiên cứu so sánh phong phú về các cuộc cách mạng đều có các yếu tố được nhấn mạnh như các giai cấp xã hội, cấu trúc nhà nước, cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.[32] Tuy nhiên, ý thức hệ có xu hướng bị bỏ quên. Cuộc cách mạng thường được coi là sự kiện bên trong một quốc gia: mặc dù chúng có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quốc tế, sự xuất hiện của chúng trong nền chính trị quốc tế thường bị gạt ra ngoài các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, một số ít các nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh quốc tế của các cuộc cách mạng chỉ ra những tác động to lớn của chúng đối với nền chính trị thế giới.[33] Như Robert Jervis gần đây đã nhận xét: “Các nhà cách mạng hiếm khi có những tư tưởng nhỏ hẹp, và những tư tưởng lớn hầu như luôn gây rối trên phạm vi quốc tế”.[34] Martin Wight chỉ ra cụ thể hơn: “Một cường quốc cách mạng luôn gây chiến tranh với các nước láng giềng về mặt đạo đức và tâm lý, ngay cả khi nền hòa bình hợp pháp chiếm ưu thế, bởi nó tin rằng nó có sứ mệnh biến đổi xã hội quốc tế bằng cách chuyển đổi hoặc cưỡng bức, và không thể thừa nhận rằng các nước láng giềng của mình có quyền tiếp tục như vậy - một sứ mệnh mà nó tự giả định”.[35] Với những niềm tin về vai trò cứu thế của chúng, các cuộc cách mạng không chỉ gây căng thẳng và gây chiến tranh với các nước láng giềng mà còn mang lại những thay đổi cơ bản trong hệ thống quốc tế.[36] Phân tích sự phát triển của “xã hội quốc tế” kể từ cuộc cách mạng Pháp, J.D Armstrong lập luận rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cách mạng và xã hội quốc tế thường rất căng thẳng.[37] Nguồn gốc chính gây ra căng thẳng là ý thức hệ: “Hệ thống niềm tin mà dựa vào đó cuộc cách mạng được thiết lập, và qua đó chính thống hóa giả định về quyền lực nhà nước của giới tinh hoa cách mạng chắc chắn sẽ đi ngược lại với các học thuyết chính trị phổ biến của hầu hết các quốc gia khác, nhiều học thuyết có thể đại diện cho các giá trị của ‘chế độ cũ’ mà cuộc cách mạng nhắm tới”. Từ Hoa Kỳ năm 1776 đến Liên Xô năm 1917, vì những lý do sinh tồn, các nhà nước cách mạng non trẻ đã buộc phải tránh xa một phần niềm tin ý thức hệ của mình để phù hợp với hệ thống nhà nước có toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời, Armstrong cho thấy giới tinh hoa cách mạng này đã tìm cách thay đổi hệ thống đó để nó phù hợp với những tầm nhìn của họ”. Ví dụ, thách thức từ nhà nước cách mạng Pháp đã tạo ra sự chấp nhận tính đặc thù quốc gia và sự ủng hộ của dân chúng như những nguyên tắc mới về tính hợp pháp của các tiểu bang trong hệ thống liên bang.[38] Nhà nước Xô-viết đã thành công trong việc đưa khái niệm về quyền tự quyết trở thành một chuẩn mực quốc tế và đặt các vấn đề xã hội như lao động và phân biệt chủng tộc vào chương trình nghị sự quốc tế. Các nhà nước cách mạng thường kích động sự thay đổi một cách gián tiếp, tức là thông qua phản ứng của các đối thủ và những người ủng hộ họ. Các nhà nước cộng sản cách mạng thuộc “Thế giới thứ ba” khuyến khích Hoa Kỳ thực hiện vai trò bá chủ trong thế giới thời hậu chiến. Mặc dù các nhà nước cách mạng thường bị buộc phải chấp nhận một số luật quốc tế mà họ coi thường, nhưng những thách thức của họ buộc các quốc gia đã thành lập phải bảo vệ và thể hiện cam kết đối với những luật đó nhiều hơn so với những gì họ muốn. Về lý thuyết, Fred Halliday nói rằng chúng ta nên kỳ vọng các cuộc cách mạng sẽ tác động đến chính trị thế giới chỉ bằng cách xem xét niềm tin của các nhà cách mạng. Halliday chỉ ra rằng không tồn tại sự tách biệt rõ ràng giữa không gian trong nước và không gian quốc tế đối với những tư tưởng cách mạng; bất kể các nguồn gốc quốc gia hay nguồn gốc nội tại cụ thể của chúng, tất cả các ý thức hệ cách mạng trong quá khứ không chỉ kêu gọi một trật tự mới trong nước mà còn khẳng định tầm nhìn của chúng trên phạm vi quốc tế.[39] Những tuyên bố về sự phù hợp toàn cầu của các nhà cách mạng không được đưa ra một cách tùy tiện mà dựa trên một logic chặt chẽ. Các cuộc cách mạng đã chính danh hóa bản thân chúng bằng cách tuân theo các nguyên tắc trừu tượng và phổ quát như tự do, độc lập, phẩm giá của nhân dân và nền công lý vô sản. Những nguyên tắc này rõ ràng không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia. Từ Cách mạng Hoa Kỳ đến Cách mạng Iran, một phần của các diễn ngôn về cách mạng cũng gợi lên tình huynh đệ và hòa bình giữa các quốc gia và dân tộc. Kẻ thù của các cuộc cách mạng được nhìn nhận không phải trong biên giới quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, dù là những tên đế quốc hay những kẻ dị giáo. Với sự xác định kẻ thù của chúng, người ta có thể đợi các quốc gia cách mạng xuất khẩu cuộc cách mạng ra nước ngoài nếu họ có cơ hội làm như vậy. Như Halliday lập luận: “nhiều khi các quốc gia cách mạng có thể phủ nhận nó và những người bạn tự do [của chúng] coi thường nó, thì cam kết xuất khẩu cách mạng, tức là sử dụng các nguồn lực của nhà nước cách mạng để thúc đẩy thay đổi căn bản trong các xã hội khác, là một hằng số của các chế độ cực đoan”.[40] Không chỉ các quốc gia cách mạng cung cấp trợ giúp vật chất đáng kể cho đồng chí của họ ở nước ngoài mà còn là sự sáng tạo của các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Quốc tế Cộng sản của Liên Xô hoặc Tổ chức Đoàn kết với nhân dân châu Á, châu Phi, và Mỹ La-tinh (OSPAAAL) tồn tại ngắn ngủi của Cuba, là những ví dụ về cam kết sâu sắc của các nhà nước cách mạng đối với tình đoàn kết quốc tế. John Owen gọi các tổ chức như Quốc tế Cộng sản và OSPAAAL là “mạng lưới ý thức hệ xuyên quốc gia” và cho rằng những mạng lưới đó là một đặc điểm nổi bật của nền chính trị thế giới trong nhiều thế kỷ.[40] Những mạng lưới như vậy liên quan đến các ý thức hệ trên khắp các nhà nước có chung niềm tin và lợi ích trong việc thúc đẩy ý thức hệ của họ, cho dù đó là chủ nghĩa Calvin hay nền dân chủ, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa Hồi giáo. Các mạng lưới độc lập với các quốc gia, nhưng chúng có thể khuyến khích các nhà cầm quyền can thiệp ra nước ngoài để thúc đẩy ý thức hệ của họ trong thời kỳ phân cực ý thức hệ xuyên quốc gia. Khi các nhà cầm quyền làm như vậy, họ thường không tách lợi ích cá nhân hoặc an ninh quốc gia ra khỏi ý thức hệ. Như Owen giải thích: “những người cai trị nhà nước vốn là thành viên của một phong trào ý thức hệ sẽ có xu hướng coi lợi ích của hệ tư tưởng và của nhà nước cụ thể của họ là bổ sung cho nhau, vì vậy để bảo vệ nhà nước, họ đang phát triển hệ tư tưởng, và ngược lại.”[42] Đối với Owen, hệ tư tưởng và lợi ích cấu thành nên nhau, và các hệ tư tưởng không kém phần quan trọng hơn lợi ích trong việc giải thích chiến tranh và liên minh quốc tế. Nếu bản chất của cách mạng Việt Nam được xác định bởi ý thức hệ cộng sản, như tôi khẳng định, thì Việt Nam lại thành một trường hợp khác để đưa vào nghiên cứu so sánh, chứng tỏ sự nổi bật của ý thức hệ cách mạng trong nền chính trị thế giới. Trong trường hợp này, quy mô hoặc khả năng vật chất của đất nước không dự đoán được tác động tiềm tàng của một cuộc cách mạng trong nước đối với các vấn đề thế giới. Giải thích rằng sự không phù hợp giữa khả năng trong nước và ảnh hưởng quốc tế đòi hỏi một nhận thức sâu sắc đối với thế giới quan cấp tiến của các nhà cách mạng Việt Nam sẽ được thảo luận ở phần tiếp theo.  (còn tiếp)
  •  CÁC ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC: TỪ CHỦ TỊCH MAO TỚI TẬP CẬN BÌNH (5)
    08/ 04/ 2023
     CÁC ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC: TỪ CHỦ TỊCH MAO TỚI TẬP CẬN BÌNH (5) Roger Faligot Nguyễn Trung Kiên trích dịch (Kỳ 5)   (Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4)     Vào ngày 6 tháng Chín năm 1943, Mao và Khang Sinh đã phát động một chiến dịch “cải tổ nghiệp vụ gián điệp”, trong đó, như Vladimirov giải thích, “mọi người - dù già hay trẻ - đều bận bịu săn lùng gián điệp hoặc bị lộ diện”. Ở giai đoạn điều tra này, ĐCSTQ đã hết tiền. Tuy nhiên, khi một số nhà lãnh đạo hiểu rằng đã đến lúc phải chấm dứt những hoạt động như vậy, họ rõ ràng có nguy cơ bị cáo buộc là gián điệp. Ngay cả Chu Ân Lai cũng trở nên nghi ngờ trong mắt Khang Sinh. Dù sao thì Chu cũng đã từng tiếp xúc với Quốc dân Đảng ở Trùng Khánh. Có lẽ sự hợp tác của ông đã bắt đầu vào năm 1927, tại Học viện Quân sự Hoàng Phố. Có thể sự phản bội năm 1931 của Cố Thuận Chươngở Thượng Hải trên thực tế không phải là một tai nạn đáng tiếc. Và Chu đang tiếp xúc với Nhóm Quan sát của Quân đội Hoa Kỳ - một phái bộ được Tổng thống Roosevelt cử đến Diên An vào tháng Chín năm 1944 để điều phối cuộc chiến chống lại quân Nhật, được gọi là ‘Nhiệm vụ Dixie’ của Đại tá Barrett. Tuy nhiên, hầu như không thể tấn công Chu - người có sự ủng hộ toàn diện của cả Mao và Liên Xô. Điều này trở nên rõ ràng sau khi một cú ngã ngựa không may ở Diên An khiến ông phải nhập viện ở Liên Xô - mặc dù điều này không ngăn được SAD tấn công những người trong nhóm của ông, bao gồm cả Tiền Tráng Phi, người từng cứu cả ban lãnh đạo của Đảng bằng cách thông báo cho các lãnh tụ cộng sản tại Thượng Hải về vụ đào tẩu của nhà ảo thuật Cố. Tiền không may bị bắt, bị tra tấn và hành quyết. Chính những yếu tố khiến chuyên gia toán về học này trở thành anh hùng - vì đã xâm nhập vào bộ phận truyền thông của Tưởng Giới Thạch - giờ đây đã chống lại ông. Khang Sinh tin rằng điệp viên hai mang đã trở thành điệp viên tay ba. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc tấn công bạo lực nhắm vào người bất hạnh họ Tiền này là do ông đã thực hiện sứ mệnh của mình với tư cách là một trùm cộng sản vào năm 1931 dưới sự chỉ đạo của Trần Vân và Chu Ân Lai, mà Khang Sinh không được thông báo. Trong khi đó, Chu đã thành công trong việc trả tự do vào phút cuối cho Trần Mộ Hoa, một thành viên của bộ máy ngoại giao mà ông đã thiết lập, người sau này đã nổi tiếng nhờ các hoạt động đối ngoại của bà ở châu Phi, nơi bà thúc đẩy liên kết thương mại và thiết lập chương trình kế hoạch hóa gia đình. Khang buộc tội bà làm gián điệp. Lỗi thực sự của bà là liên hệ với một vị tướng của Quốc dân Đảng. Nhưng Khang đã vượt qua ranh giới đỏ trong dịp này; ông đã tấn công quá nhiều gián điệp và phản cách mạng, thậm chí còn nghi ngờ một trong những người con trai của Mao. Mao nói rõ với Khang rằng điều quan trọng là phải biết thời điểm kết thúc chiến dịch chỉnh đốn, đồng thời giải thích rằng không nên giết những kẻ tình nghi thực sự. Có bao nhiêu người chết ở Diên An? Khoảng 2.000 người, như tôi được cho biết ở Bắc Kinh. Thật khó để biết. Để so sánh, nhà Hán học Jean-Luc Domenach tuyên bố rằng, trong cuộc thanh trừng từ tháng Năm đến tháng Bảy năm 1940 ở Hồ Bắc, có tới 360, 1.200 và 2.000 vụ hành quyết đã diễn ra ở ba quận lân cận. Những người cộng sản bây giờ phần lớn nằm dưới sự chỉ đạo của Moscow. Vào ngày 22 tháng Mười Hai năm 1943, George Dimitrov, người Bulgaria, người đã giám sát việc ngừng chính thức các hoạt động của Quốc tế Cộng sản trên toàn thế giới, đã gửi một bức điện chỉ trích chiến dịch này và yêu cầu Mao phải đảm bảo cả tính mạng Vương Minh – đối thủ chính trị của Mao, và vị trí của Chu Ân Lai. Ban lãnh đạo Matxcơva thậm chí còn cho rằng Khang là “một gián điệp bị buộc tội tiêu diệt ĐCSTQ từ trên xuống dưới”, và tự hỏi làm thế nào mà người Xô-viết trung thành nhất lại có thể trở thành kẻ phản bội như vậy, quay lưng lại hoàn toàn với những người cố vấn cũ của mình. Trong bầu không khí hoang tưởng và cuồng gián điệp lan tràn này, điều đó không hoàn toàn nằm ngoài giới hạn khả năng xảy ra, như một nhà nghiên cứu Bắc Kinh đã đề xuất — không phải không có ác ý — “một ngày nào đó chúng ta sẽ phát hiện ra rằng Khang Sinh luôn trung thành với người Nga, rằng ông ta là gián điệp của họ, và nhiệm vụ của ông ta là làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ”. Phản ứng này từ Điện Kremlin là điều dễ hiểu. Hai tháng trước, Vladimirov đã cố gắng cử bác sĩ của mình, Orlov, đến thăm Vương Minh; Orlov nhận ra rằng Vương đang bị đầu độc liên tục với liều lượng nhỏ. Vào ngày 2 tháng Một năm 1944, Mao gửi một bức điện cho Dimitrov để trấn an ông ta về vị trí của Chu Ân Lai, nhưng giải thích rằng, vì Vương Minh trước đó đã bị Quốc dân Đảng bắt và được thả trong những trường hợp đáng ngờ nên không thể tin cậy được. Vài ngày sau, theo lời kể của Vladimirov, Mao mời Vương đến nhà hát kịch Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo quay lại với những nhận xét thích hợp và bày tỏ lòng biết ơn đối với đồng chí Stalin của Liên Xô vừa cứu sống Vương Minh: ông sẽ được đưa trở lại Liên Xô vào năm 1950. Điều này cho phép họ duy trì quan hệ đồng minh với Mao mà không trực tiếp chống lại Khang Sinh. Tuy nhiên, rắc rối đang đặt ra cho Khang, người dàn dựng cuộc thanh trừng lớn đầu tiên của Trung Quốc. Ban lãnh đạo ĐCSTQ lúc này đã công khai chống lại ông ta, với lời chỉ trích gay gắt nhất đến từ Chu Ân Lai, vào ngày 6 tháng Chín năm 1944. Hận thù kẻ được biết đến đằng sau những lời dị nghị là “kẻ treo cổ của Đảng” đến mức Mao phải buộc Khang thực hiện bản tự kiểm điểm của mình vào tháng Ba năm 1944: “Đó là một sai lầm chủ quan, chỉ có 10% số đồng chí bị chỉ trích thực sự là gián điệp!” là bản chất của lời giải thích của ông. Bên cạnh đó, những tin đồn ngấm ngầm lan truyền về Khang - liên quan đến cuộc hôn nhân tay ba của ông với Tào Dật Âu và Tô Mai; thực tế là ông đã xác minh cho “sự trong sáng về chính trị” của Giang Thanh; và những hoàn cảnh bí ẩn về việc ông được kết nạp vào ĐCSTQ và cuộc sống bí ẩn của ông tại Thượng Hải khi sống dưới trướng của một thủ lĩnh Thanh Bang. Khang đã bị miễn nhiệm khỏi vị trí điều phối viên của các cơ quan tình báo — giờ đã hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của Lý Khắc Nông — và được cử trở về quê hương Sơn Đông của mình để thiết lập một chiến dịch “cải cách nông nghiệp”. Ông tiếp tục lãnh đạo một cuộc thanh trừng bạo lực khác ở tỉnh đó. Chiến dịch chỉnh đốn Diên An còn có một tác động tiêu cực khác: rất lâu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, các đảng viên vốn từng sống ở Diên An là tâm điểm của cuộc chiến chống gián điệp vốn nghi ngờ rằng họ hoạt động hai mang. Rốt cuộc, không lửa thì làm sao có khói.   CƠ QUAN MẬT VỤ THAY THẾ CỦA CHU ÂN LAI Ngay cả giữa cuộc hỗn chiến chính trị này, Chu Ân Lai đã quyết định không để cho Khang Sinh là người kiểm soát duy nhất tất cả các cơ quan tình báo. Lý Khắc Nông, tai mắt của Chu, từng là cấp phó của SAD. Bây giờ, bất chấp những tin đồn xoay quanh Lý về mối quan hệ của ông với các chàng trai trẻ của Đội Thiếu niên Tiền phong Đỏ mà ông vẫn thường thấy, ông đã đảm nhận vị trí người đứng đầu toàn bộ cơ quan mật vụ. Chu Ân Lai đã tụ tập xung quanh một vài người tin cậy ông từng biết khi cùng hoạt động tại Paris hay Thượng Hải, để thiết lập, với sự hỗ trợ Diệp Kiếm Anh, một cơ quan tình báo quân sự mới: Cục 2, đó là độc lập với cơ quan quân báo của Hồng quân Trung Quốc tồn tại từ trước đó mật. Người đứng đầu Cục 2 là một trong những đồng chí của Lý Khắc Nông, Lưu Thiệu Văn, người đã liên lạc với Trần Canh, người đứng đầu bộ phận chính trị của Quân ủy Hồng quân. Cơ quan mật vụ này đã được chú ý đặc biệt để giữ cho các hoạt động tình báo quan trọng báo thoát khỏi quỹ đạo phá hoại của Khang Sinh và nó là gốc rễ của một sự sắp xếp bất thường tiếp tục cho đến khi Tập Cận Bình cải tổ Quân đội Giải phóng Nhân dân vào năm 2017 (xem Chương 14): sự tồn tại của hai cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc riêng biệt và cạnh tranh nhau: Cục 2 của Bộ tổng Tham mưu quân đội (Er Bu, hoặc PLA2), gần gũi với sự thành lập ban đầu của Chu, Ban Liên lạc chính trị tổng hợp (宗正 联络簿). Trong khi đó, hai tổ chức dân sự, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, được trao quyền ngày càng tăng dưới thời Chu, với sự tán thành của Mao. Đầu tiên là ILD, Bộ Liên lạc Quốc tế của Đảng Cộng sản (中联部), báo cáo trực tiếp với Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ. Vương Gia Tường, con trai của một nông dân, được đào tạo về tình báo Liên Xô, đã thành lập ILD tại căn cứ cộng sản Giang Tây vào năm 1931, trước khi thay Khang Sinh để làm việc tại Quốc tế Cộng sản ở Moscow. ILD trên thực tế là một loại hình Quốc tế Cộng sản thu nhỏ kiểu Trung Quốc, và trong những năm qua, ILD kiểm soát các mối quan hệ không chỉ với các cơ quan liên lạc của các đảng cộng sản khác trên thế giới, mà còn với các phong trào giải phóng thế giới thứ Ba khác nhau. Vương được tái bổ nhiệm làm người đứng đầu vào năm 1951, và giữ chức vụ cho đến năm 1966. Ngay cả sau đó, ông vẫn tiếp tục công việc này cho đến khi qua đời vào năm 1974 để duy trì liên lạc với các đảng chính trị quan tâm khác nhau trên thế giới, bất kể là đảng cánh tả, trung dung hay cánh hữu, cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo của Đảng. Cơ quan mật vụ thứ hai, cũng báo cáo trực tiếp với Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, được gọi là “Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất” [UFWD] (统战工作 部). Thông qua công việc kín đáo và cẩn thận trong các tổ chức xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế và tôn giáo, UFWD đã chiêu dụ một bộ phận dân cư đáng kể đến với ĐCSTQ. Cả ở trong và ngoài nước, nó nhắm mục tiêu vào những người Trung Quốc nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của Quốc dân Đảng, hoặc chuẩn bị ly khai. Thậm chí ngày nay, nó vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình để vận động Hoa kiều (华侨) tại nước ngoài ủng hộ Đài Loan thuộc về Trung Quốc (Huaqiao). Nói cách khác, từ thập niên 1940, Chu Ân Lai và các cộng sự của ông đã đặt ra mục tiêu gây ảnh hưởng đến các đảng phái và chính phủ nước ngoài và nhận được sự ủng hộ của các nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng để giúp xây dựng một “Trung Quốc mới”. Chu đã chọn một người bạn lâu năm để đứng đầu UFWD: Lý Duy Hán, được biết đến nhiều hơn với tên gọi chiến sĩ du kích “La Mạch”, như André Malraux gọi ông trong cuốn tiểu thuyết “Trung Quốc” đầu tiên của mình, The Conquerors. Lý, một trong những sinh viên - công nhân thời còn ở Paris, giờ đã hoạt động hai mang, vừa là người vận động công nhân vừa là mật vụ ở Thượng Hải. Với UFWD, ông sẽ thiết lập một bộ máy chính để tác động đến dư luận quốc tế đối với chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Để lập công, Lý Duy Hán và cơ quan UFWD của ông đã thu hút được một số nhân vật quan trọng tại Hoa Kỳ, bao gồm Tướng Lý Tôn Nhân, cựu Phó Chủ tịch Quốc dân Đảng, người đã đồng ý trở lại Trung Quốc vào năm 1965. Trước đó, và thậm chí quan trọng hơn, kỹ sư tên lửa Tiền Học Sâm đã được đưa trở lại hoạt động. Được đào tạo ở Mỹ, Tiền làm việc tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Máy bay Caltech vào năm 1950 khi FBI được cảnh báo rằng ông đang gửi sách và tạp chí kỹ thuật đến Trung Quốc - mặc dù tất nhiên đây không phải là gián điệp kỹ thuật, theo nghĩa là những vật liệu đều có sẵn và miễn phí. Dù thế nào, các các cơ quan điệp vụ của Trung Quốc sẽ khó có thể yêu cầu một nhà khoa học tầm cỡ của mình phải mạo hiểm ngồi tù khi có kế hoạch mời ông trở lại Trung Quốc để khởi động ngành công nghiệp tên lửa và trở thành một phần của nhóm phát triển bom nguyên tử - một sự khao khát của Mao kể từ năm 1945. Tuy nhiên, tình hình cực kỳ rủi ro: đây là lúc cao điểm của chiến dịch chống cộng của Thượng nghị sĩ McCarthy, mà đỉnh điểm là bản án tử hình và hành quyết vợ chồng ông bà Rosenberg khi họ là thành viên của nhóm gián điệp Liên Xô vốn đã xâm nhập vào Trung tâm Nguyên tử ở Los Alamos. Năm 1955, Tiền trở lại Bắc Kinh để nghiên cứu việc phát triển tên lửa của Trung Quốc, và sau đó là tên lửa chống hạm nổi tiếng Silkworm. Ông không phải là người duy nhất: tám mươi bốn nhà khoa học Trung Quốc được đào tạo ở Mỹ đã trở lại Trung Quốc bởi chiến thuật chiêu dụ của UFWD. Vào ngày 5 tháng Mười Một năm 1960, nhờ Tiền, người Trung Quốc sẽ phóng tên lửa R-2 đầu tiên của họ, tiền thân của tàu ‘Hừng Đông’. Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn, người từng làm việc cho cơ quan kỹ thuật của Chu tại Paris và Thượng Hải, đã tham gia nhóm kỹ thuật phát triển vũ khí chiến lược của nước Trung Quốc cộng sản. Ông mở một chai sâm-panh trước sự chứng kiến của Tiền và tuyên bố: “Đây là tên lửa đầu tiên Trung Quốc bay qua đường chân trời của đất mẹ, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của nước này”. Một trong những người cộng tác với Tiền và Nhiếp, Tiền Tam Cường, được cho là cha đẻ thực sự của bom nguyên tử Trung Quốc. Sinh năm 1907 tại Chiết Giang, ông đang làm việc trong một phòng thí nghiệm ở châu Âu khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc năm 1937, là thành viên của nhóm nghiên cứu nguyên tử của Irène và Frédéric Joliot-Curie ở Paris, một phần của CNRS (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia). Tiền Tam Cường và vợ, nhà vật lý Hà Sách Huy, đã chứng kiến sự phân tách của hạt nhân uranium và thorium dưới sự kích hoạt của neutron, và họ cũng có dịp gặp gỡ các nhà khoa học nguyên tử khác có liên quan đến hoạt động tình báo bí mật của Liên Xô, bao gồm cả Bruno Pontecorvo, người mà, sau khi chuyển đến Moscow, sẽ tiếp tục giúp Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử của riêng họ. Năm 1947, cặp vợ chồng người Trung Quốc này đã khám phá ra các nguyên tắc chi phối sự phân chia ba và phân hạch bậc bốn của uranium. Điều này dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự phân hạch hạt nhân ở cả Pháp và ở Moscow, nơi kết quả các thí nghiệm của họ đã được gửi đến. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn rất vui mừng khi các nhà khoa học lỗi lạc này trở lại Trung Quốc vào năm 1948, vào đêm trước chiến thắng của Hồng quân trước Quốc dân Đảng; nó có nghĩa là, khi thời cơ đến, họ sẽ không còn phải phụ thuộc vào thiện chí của các nhà khoa học Liên Xô. Vào tháng Mười Một năm 1949, Tưởng Giới Thạch rút lui và chạy sang Đài Loan. Theo truyền thống Trung Quốc, một vị tướng bại trận và quân đội của ông đã đào ngũ. Đây là trường hợp của các cựu sĩ quan tình báo thuộc cơ quan mật vụ quốc gia (BIS) do Đới Lực lãnh đạo. Lộ trình rõ ràng này đã được thúc đẩy nhanh chóng bởi cái chết của Đới Lực trong một vụ tai nạn máy bay vào ngày 17 tháng Ba năm 1946, và người thay thế ông ngay sau đó, tướng Mao Phong, cha của người vợ đầu tiên của Tưởng Giới Thạch. Vụ tai nạn đôi khi được đổ lỗi cho các cơ quan điệp vụ của những người cộng sản, nhưng có lẽ chỉ đơn giản là do sương mù dày đặc. Nhiều cuộc đào ngũ đã diễn ra sau đó. Kẻ đào ngũ nổi tiếng nhất là Thẩm Túy, một cựu cán bộ của BIS và là trợ lý phụ trách trại giam của Đới Lực, người theo yêu cầu của Chu Ân Lai và để được sự khoan hồng từ những người cai ngục cộng sản của mình, đã viết “tài liệu thú tội” (夹带材料) mà sau đó đã được chuyển thành những cuốn sách được lưu hành rộng rãi mô tả sự sa đọa của các sếp của Thẩm trong các cơ quan mật vụ quốc gia [của Quốc dân Đảng]. Tuy nhiên, việc xuất bản các cuốn sách tuyên truyền rõ ràng không phải là cách tốt nhất để tác động đến các nền dân chủ hoặc khiến công chúng có lợi cho mình. Chu Ân Lai và các cơ quan mật vụ Trung Quốc của ĐCSTQ hiện đang chiến thắng biết rằng họ phải hết sức khôn khéo trong việc sử dụng các tác nhân gây ảnh hưởng và khai thác thiện chí của nhóm tinh hoa văn hóa trong giới thượng lưu mà họ không hề hay biết. PEARL S. BUCK, CHỊ EM NHÀ HỌ CUNG VÀ ELEANOR ROOSEVELT Năm 1937, mười năm trước khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, giám đốc FBI J. Edgar Hoover, người đứng đầu cơ quan phản gián Hoa Kỳ, đã mở hồ sơ về tiểu thuyết gia Pearl S. Buck. Ngay cả khi bà giành được Giải Nobel Văn chương vào năm sau, cho một sự nghiệp văn chương với các tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Trung Quốc— Gió Đông-Gió Tây, Đất lành, Những người con trai, Người mẹ, Một ngôi nhà bị chia cắt — bà vẫn bị theo dõi. Hoover không quan tâm đến các nhà văn, và với những mệnh lệnh dành cho “Untouchables”, một nhóm đặc vụ liên bang khét tiếng có trụ sở tại Chicago, đã tích lũy được vô số tài liệu về Buck, một nhà vận động nhiệt thành cho nhân quyền và chính nghĩa Trung Quốc. Như các ghi chép cho thấy, mặc dù mắc chứng hoang tưởng huyền thoại, nhưng Hoover không sai ở một điểm: Buck đã cố gắng tác động đến vợ của tổng thống, Eleanor Roosevelt, để từ bỏ mối quan hệ của bà với bà Tưởng Giới Thạch và ủng hộ những người cộng sản Trung Quốc: “Họ là những người có được sự ủng hộ thực sự của người dân. Bà phải nói chuyện với Chu Ân Lai”, nữ tiểu thuyết gia nhấn mạnh. Buck kêu gọi bà Roosevelt chú ý đến Tống Khánh Linh, góa phụ của cố lãnh tụ và người sáng lập Quốc dân Đảng, Tôn Trung Sơn. Tốt nghiệp Đại học Wesleyan, bà Tôn Trung Sơn chưa bao giờ trở thành một người cộng sản, nhưng vào năm 1926, khi vừa trở thành góa vợ, bà đã đến thăm Moscow, ngay sau khi Tưởng Giới Thạch nắm quyền kiểm soát Quốc dân Đảng và góp phần lớn vào việc tham nhũng ngày càng lan rộng, đặc biệt là nhờ vào các mối quan hệ của ông với Thanh Bang. Bà Tôn đã tham gia vào nhiều chiến dịch tuyên truyền thông qua nhiều ủy ban, liên đoàn và mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc, tất cả đều do Willy Münzenberg, lãnh đạo của đế chế truyền thông Quốc tế Cộng sản, điều hành. Tại Hoa Kỳ, bà tham gia “vận động hành lang cho Trung Quốc” với chính em gái mình, bà Tống Mỹ Linh – vợ của Tưởng Giới Thạch - và các thành viên khác của gia đình họ Tống giàu có. Buck không gặp khó khăn gì khi thuyết phục Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ rằng bà Tôn Trung Sơn là người duy nhất trong gia đình theo đuổi lý tưởng của chồng với sự chính trực thực sự. Ba chỉ ra các hoạt động tội phạm của Quốc dân Đảng, nói với bà Roosevelt về Đới Lực, người đứng đầu cơ quan đặc nhiệm, khi đó vẫn còn sống và hoạt động rất tích cực, và có biệt danh là “Himmler của Trung Quốc”. Elean Roosevelt và nhóm của bà phần lớn là nữ. Nhóm này bao gồm một người phụ nữ Trung Quốc đáng chú ý khác, cũng là một phần trong nhóm đặc nhiệm của Chu Ân Lai: Cung Bồ Sinh. Là con gái của một trong những vị tướng của Tôn Trung Sơn trong cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, Cung từng là một sinh viên xuất sắc tại Đại học Columbia, nơi cô và em gái út Cung Bành, đã lãnh đạo phong trào sinh viên phi cộng sản. Sau đó, số phận của hai chị em nhà Cung dường như đã xa nhau. Cô em gái Cung Bành, người yêu thích những câu chuyện về danh dự, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật và các lãnh chúa, giống như bộ tiểu thuyết Tam Quốc Chí, đã đến Diên An vào năm 1935, nơi bà trở thành thư ký của Chu Ân Lai ở Trùng Khánh. Bà chủ yếu làm việc trong các mối quan hệ báo chí, qua đó bà có nhiều bạn bè, trong đó có nhà báo người Mỹ Edgar Snow. Bà thực hiện nhiều nhiệm vụ liên lạc ở nước ngoài cho ĐCSTQ, và sau khi bà kết hôn với một nhà lãnh đạo Đảng có tên Kiều Quán Hoa, Chu dã đưa cặp vợ chồng này tới Hồng Kông thành lập tờ Thông Tấn Xã Trung Hoa mới, một cơ quan hai mang vừa hoạt động tuyên truyền vừa là ổ tình báo. Năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân được thành lập, Cung Bành trở thành giám đốc bộ phận tình báo (Vụ trưởng Vụ Báo chí điều tra - 外交部调查新闻司) của Bộ Ngoại giao do Chu làm Bộ trưởng, một chức vụ mà bà giữ cho đến năm 1958. Trong khi đó, “Chị cả” Cung Bồ Sinh đóng một vai trò quan trọng tại Hoa Kỳ. Bà đã trở thành thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Hội Quốc Liên ở New York, và theo yêu cầu của Chu, bà đã thâm nhập vào tình bạn với giới tinh hoa của Đảng Dân chủ. Đương nhiên, bà thu thập những thông tin tình báo có giá trị đỏ mà cô đã chuyển cho cơ quan mật vụ Trung Quốc. Cũng giống như cô em gái, Cung Bồ Sinh vô cùng xinh đẹp. Bà cũng là một người theo đuổi chủ nghĩa bình quyền nam nữ đầy nhiệt thành. Bà và Eleanor Roosevelt có mối quan hệ tốt đẹp và bà đã nhanh chóng trở thành bạn thân và là tri kỷ của Đệ nhất phu nhân. FBI đã biết về mối quan hệ của bà với vợ của Tổng thống, nhưng vì họ chủ yếu coi bà là con gái của một vị tướng của Quốc dân Đảng, nên họ dường như không biết rằng bà cũng có thể là một đảng viên bí mật của ĐCSTQ. Pearl Buck, người không giấu giếm sự thù ghét gia tộc của Tưởng Giới Thạch, đã bị giám sát chặt chẽ hơn nhiều. Nhóm vận động hành lang ủng hộ Quốc dân Đảng vẫn rất quyền lực ở Hoa Kỳ, và luôn theo dõi sát sao bà. Cuối cùng, bất chấp sự thúc giục của cả Pearl Buck, Tống Mỹ Linh lẫn Cung Bồ Sinh, vào năm 1943, Eleanor Roosevelt bị chồng bà ép buộc phải hủy bỏ một chuyến đi đến Trung Quốc, trong đó bà đã lên kế hoạch gặp Chu Ân Lai. Nhưng Chu vẫn phải đưa ra quyết định cuối cùng. ĐIỀU BÍ ẨN CỦA ‘SEN XANH’ Điệp vụ “Sen Xanh” là một trong những tình tiết kỳ lạ nhất liên quan đến các điệp viên của Quốc tế cộng sản, các hoạt động điệp vụ bí mật của Trung Quốc và mạng lưới các ảnh hưởng trong thế giới điệp vụ của Chu Ân Lai. Hergé ban đầu nổi tiếng vào năm 1930 sau khi tập truyện Tintin đầu tiên của ông, ‘Tintin ở Vùng đất Xô-viết’, được xuất bản nhiều kỳ trên phụ bản dành cho trẻ em của một tờ báo Công giáo cánh hữu của Bỉ. Vào thời điểm đó, phù hợp với chủ bút và độc giả của mình, ông không cố gắng che giấu sự không thích chủ nghĩa cộng sản của mình. Nhưng ‘Sen Xanh’, cuốn sách đã thực sự khiến ông trở nên nổi tiếng vào 5 năm sau, lại hoàn toàn khác. Hergé đã đọc rất nhiều trong khi viết bộ sách này, bộ sách được viết ra bởi những nghiên cứu sâu sắc nhất so với toàn bộ các tác phẩm của ông. Phim kể về câu chuyện của Tintin ở Trung Quốc, dũng cảm tham gia vào cuộc chiến chống lại những kẻ buôn bán ma túy ở các tổ chức với cả cơ quan mật vụ Nhật Bản, đứng đầu là Mitsuhirato xảo quyệt, và các thế lực đế quốc, những người trị vì khu Tô giới Quốc tế - cảnh sát trưởng của câu chuyện, Dawson, được mô phỏng theo Patrick Givens, quê Ireland, người đứng đầu Chi nhánh Đặc biệt tại Thượng Hải và là kẻ thù của những người cộng sản tại Thượng Hải. Có lẽ mọi người đều tin rằng các đồng minh của Tintin trong hội kín ‘Sons of Heaven’, và bạn của ông, Trường, đại diện cho toàn thể nhân dân Trung Quốc khi đối mặt với cơn đại hồng thủy của chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và người Nhật. Dù thế nào, cuốn sách đã làm hài lòng cả Quốc dân Đảng và ĐCSTQ, đặc biệt là khi liên minh mới chống Nhật của họ được thiết lập. Các sự kiện được rút ra trực tiếp từ những câu chuyện thời sự có thật: cuộc tấn công xe lửa nổi tiếng vào ngày 18 tháng Chín năm 1931, kích động cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản, được thực hiện trong truyện tranh của bậc thầy gián điệp Mitsuhirato. Nhân vật này - “Một người Nhật chân chính biết mọi thứ đều đáng trân trọng, thưa ngài!” - được lấy cảm hứng từ Đại tá Doihara Kenji, cũng là người đứng đầu hội kín ngoài đời thực là ‘Black Dragon Sect’ (một con rồng đen có trên trang bìa của tập ‘The Blue Lotus’). Dư luận vào giữa thập niên 1930 có thái độ thù địch với người Nhật, và nhiều cuốn sách được phát hành vào thời điểm đó đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cơ quan tuyên truyền của Quốc tế Cộng sản do Willi Münzenberg lãnh đạo. Trên thực tế, Brussels là trung tâm của các hoạt động này, vì chính tại đó, vào tháng Hai năm 1927, Münzenberg đã thành lập Liên đoàn chống chủ nghĩa đế quốc, do Albert Einstein chủ trì, với sự tham gia Hồ Chí Minh, Tống Khánh Linh và André Malraux – một nhân vật, như thường lệ, là người phát ngôn của Liên đoàn. Như chúng ta đã thấy, bà Tôn Dật Tiên, giống như chị em họ Cung, là một nhân vật quan trọng trong mạng lưới quốc tế đầy và các hoạt động điệp báo ảnh hưởng do Chu Ân Lai thành lập, và năm 1928 bà tham dự một cuộc họp khác Brussels của Liên đoàn chống Chủ nghĩa đế quốc, nơi một loạt những người tham dự nổi tiếng thể hiện sự ủng hộ của họ đối với chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc. Trong số những người bạn của Tống Khánh Linh ở Bỉ có Lục Trung Tường, từng là thủ tướng dưới thời Tôn Trung Sơn. Năm 1926, sau khi vợ qua đời, Lục trở thành tu sĩ dòng Benedictine tại tu viện St André ở Bruges, lấy tên là Dom Pierre-Celestin Lou. Chính nhờ Lục, vào ngày 1 tháng Tám năm 1934, Hergé lần đầu tiên gặp Trương Sung Nhân, một sinh viên trẻ tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở Brussels. Trương Sung Nhân, người đã đến Brussels từ Thượng Hải ba năm trước đó, đã giúp ông vẽ minh họa cho tập truyện ‘Những cuộc phiêu lưu của Tintin ở Viễn Đông’ (tựa gốc là ‘Sen Xanh’), được đăng nhiều kỳ vào cuối năm đó trên tờ ‘Petit Vingtième’. Để giúp ông nghiên cứu, Dom Pierre-Celestin Lou đã cho Hergé mượn cuốn sách mà chính ông đã xuất bản năm trước, ‘Cuộc xâm lược và chiếm đóng Mãn Châu’. Trương dường như không phải là một sinh viên cánh hữu hay có liên hệ nào với Quốc dân Đảng. Nhưng chúng ta biết rằng người bạn thân của ông ở Brussels, một sinh viên ngành sinh học tên là Đồng Đệ Chu đến từ Chiết Giang, đã tốt nghiệp Đại học Phúc Đán, do chú của Trương thành lập. Đồng thành lập Viện Hải dương học của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1950 và là viện trưởng đầu tiên của Viện. Sau đó, ông trở thành chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học và nổi tiếng vào thập niên 1960 nhờ nhân bản cá chép. Ông đã trở thành một nhân vật quan trọng của chế độ theo sự chiêu dụ của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD), cơ quan mật vụ, mà chúng ta đã biết, đã thuyết phục một số lượng lớn các nhà khoa học quay lại Trung Quốc. Ông đã bí mật trở thành đảng viên của ĐCSTQ trong suốt thời gian ở Brussels, hay là mãi sau này mới vào Đảng? Dù thế nào, Đồng đã trở thành một trong những nhà khoa học cấp cao của chế độ cộng sản. Tương tự như vậy, Trương, người bạn cũ của ông, tiếp tục gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa cộng sản, bất kể sau này ông muốn mọi người nghĩ gì. Sau chiến thắng của những người cộng sản, ông sẽ gặp Nguyên soái Trần Nghị, người chỉ huy quân đội chiếm Thượng Hải năm 1949. Cuộc trấn áp sau đó của các phần tử phản cách mạng trong thành phố là không thể tránh khỏi: 100.000 cư dân Thượng Hải bị hành quyết, trong đó có nhiều thành viên của các hiệp hội bí mật được đề cập đến trong ‘Sen Xanh’. Thủ lĩnh của Thanh Bang, Đỗ Nguyệt Sênh, đã bỏ trốn khỏi thành phố. Ông mất tại Hồng Kông năm 1951. Trong khi đó, Trương được nhà cầm quyền cộng sản coi trọng. Vào thập niên 1950, Trần Nghị, lúc đó là thị trưởng Thượng Hải, đã tổ chức một ủy ban tuyển chọn nghệ sĩ để bảo trợ, chỉ định hai nhân vật quen thuộc: Phan Hán Niên, nhân viên mật vụ và là thân tín trước đây của Khang Sinh và Lý Khắc Nông; và bà Tôn Trung Sơn, lúc đó đang là phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa). Ủy ban đã chọn Trương là nghệ sĩ chính thức. Ông đã nhận được nhiều khoản tiền thù lao cho các tác phẩm điêu khắc và hội họa của mình, bao gồm một tác phẩm điêu khắc “sáu nhân vật: một công nhân, một nông dân, một người lính, một thanh niên, một phụ nữ dân tộc và một đứa trẻ, tất cả đứng cùng nhau chuẩn bị vận chuyển một khối lớn cờ mang quốc huy năm sao của CHND Trung Hoa. Tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho sự hợp nhất của toàn thể nhân dân, đã mang lại sự thay đổi chính trị. Ý nghĩa của nó ngay lập tức có thể hiểu được; mọi thứ đều tập trung trong hình thức điêu khắc này”. Sau đó, Trương kể lại rằng một số quan chức phàn nàn ông không có đủ “tư tưởng chính trị”, một yếu tố để Ủy ban lẽ ra phải lựa chọn một người khác. Nhưng vào thời điểm đó, ĐCSTQ tuyên bố rằng công việc của ông đang thúc đẩy “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Ông tiếp tục tạo ra những bức tượng mang tính tôn vinh như tượng của Thẩm Dụ Dân, một nữ anh hùng của ĐCSTQ ở Sơn Đông. ”Vào thời điểm đó, tôi được biết đến nhiều như một nhà điêu khắc. Năm 1954, tôi đã tạo một bức tượng của một nhà hoạt động cách mạng, một anh hùng của Chiến tranh Nhân dân, cho một cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc của các nước xã hội chủ nghĩa ở Moscow, đây là tác phẩm duy nhất của Trung Quốc được chọn”. Nói cách khác, bất kể khoa học lý luận chính trị nào mà ông có thể đã nắm giữ vào giữa thập niên 1930, Trương ít nhất đã trở thành một thành viên quan trọng của CHND Trung Hoa, chính doanh hóa các lý tưởng của nó thông qua mĩ thuật. Năm 1966, ông trở thành nạn nhân trong hoàn cảnh đầy khó khăn của nhiều nghệ sĩ trong thời kỳ hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Điều này không phải vì ông thù địch với chế độ, mà vì người bảo vệ của ông là Trần Nghị, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, là người đầu tiên bị Bè Lũ Bốn Tên đàn áp; ngay cả tình bạn của ông với Chu Ân Lai cũng không bảo vệ được ông. Chỉ với những cải cách chính trị của Đặng Tiểu Bình từ năm 1981, Trương mới được phục hồi. Lúc này Hergé - người đã biến Trương đã trở thành anh hùng của Tintin ở Tây Tạng, đã cố gắng tìm lại người bạn cũ của mình. Tiểu thuyết gia Hàn Tố Âm, người viết tiểu sử và là bạn của Chu Ân Lai, đã giúp Hergé tìm Trương và thuyết phục Đặng Tiểu Bình - một người bạn Khách Gia - cho phép Trương đến thăm Bỉ. Một cuộc hội ngộ xúc động đã diễn ra tại Brussels. Những người yêu thích Tintin đã rất vui mừng. ĐCSTQ cũng rất vui mừng; những câu chuyện về “Ding Ding”, như tên phóng viên xui xẻo được gọi trong các ấn bản tiếng Trung, đã quảng bá chính khẩu hiệu mà Trương đã chủ trương: “Hãy sử dụng những người thợ rèn để phục vụ Trung Quốc!”; ”Sử dụng sức mạnh nước ngoài để tuyên truyền cho Trung Quốc!”. Chính bối cảnh “tương lai” này — sự gần gũi của Trương với cả Hergé và chế độ cộng sản — nói lên được nhiều điều hơn, khi chúng ta xem xét các ý tưởng chính trị trong ‘Sen Xanh’  (còn tiếp) 
  •  CÁC ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC: TỪ CHỦ TỊCH MAO TỚI TẬP CẬN BÌNH (4)
    06/ 04/ 2023
     CÁC ĐIỆP VIÊN TRUNG QUỐC: TỪ CHỦ TỊCH MAO TỚI TẬP CẬN BÌNH (4) Roger Faligot Nguyễn Trung Kiên trích dịch  (kỳ 4) (Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3)   CHƯƠNG 2 CƠ QUAN MẬT VỤ CỦA MAO Vào ngày 1 tháng Năm năm 1995, một buổi lễ kỷ niệm nhẹ nhàng nhưng xúc động đã diễn ra tại Bắc Kinh. Thay mặt Tổng thống Boris Yeltsin, nhà Hán học nổi tiếng đồng thời là Đại sứ Nga tại Trung Quốc Igor Rogachev đã trao tặng danh hiệu cao nhất của nước Nga cho một mật vụ Trung Quốc, để ghi nhận những đóng góp của ông trong việc bảo vệ Liên Xô. Đây là một buổi lễ kỷ niệm kép, cho cả điệp viên Trung Quốc được vinh danh và cho cả Liên bang Xô-viết, quốc gia mà sau đó đã bị giải thể bởi sự thúc đẩy của chính Yeltsin. Nhưng các quan chức Nga không quên những người đã đóng góp cho chiến thắng của Liên Xô chống lại Đế chế thứ Ba, trong cái mà họ gọi là “Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại”. Và đây là một cơ hội tuyệt vời để tăng cường tình hữu nghị Trung-Nga mới được phục hồi. Tên của người mật vụ, vừa tròn 100 tuổi vào năm 1995, là Diêm Bảo Hàng, và các điệp vụ mà ông đã thực hiện thực sự có ý nghĩa: vào tháng Năm năm 1941, ông là một trong những người đã cảnh báo Điện Kremlin về việc Hitler sắp tấn công Liên Xô. Bốn năm sau, thông tin về việc ông làm gián điệp cho quân đội Nhật Bản đã giúp Stalin mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào Nhật Bản. Con trai của ông Hàng, Diêm Minh Phục, thay mặt cha nhận huy chương với đôi mắt ngấn lệ. Diêm Minh Phục đã tự mình đứng đầu một cơ quan tình báo chính trị quan trọng, “Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất” (Tongzhan Gongzuo Bu), cho đến tháng Sáu năm 1989, khi ông bị cách chức vì bày tỏ sự đồng tình với các sinh viên biểu tình cho dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn. Sau đó, ông chủ trì một tổ chức phi chính phủ liên quan đến “hoạt động từ thiện”. Là người có nguyên tắc mạnh mẽ, Diêm Minh Phục tự hào về người cha mà ông đã theo chân vào thế giới tình báo chuyên nghiệp. Ông, giống như cha mình, sinh ra ở Mãn Châu. Năm 1941, khi ông mới mười tuổi, cha của ông - một luật sư đồng thời là một mật thám - đã trở thành một thành viên của nhóm thân tín xung quanh vợ của Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh, và vị tướng Quốc dân Đảng Trương Học Lương. Mặc dù Trương là một đảng viên nòng cốt của Quốc dân Đảng, nhưng ông đã tuyên bố rõ ràng rằng mình từng bắt cóc Tưởng Giới Thạch vào tháng Mười Hai năm 1936, để ép buộc Tưởng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại người Nhật. Thật vậy, dưới ảnh hưởng song song của Liên Xô và ngay sau đó là Hoa Kỳ, những người theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà cộng sản đã thành lập một liên minh mới, Mặt trận thống nhất thứ Hai, để chống lại quân đội của Hirohito, đạo quân xâm lược đất nước sau cuộc tấn công ban đầu vào Thượng Hải vào tháng Tám năm 1937. Matxcơva đã đồng ý hỗ trợ cho liên minh này, viện trợ khoảng 450 triệu đô-la cho Tưởng Giới Thạch từ mùa Thu năm 1937 đến tháng Mười Một năm 1940. Đổi lại, Hồng quân Trung Quốc được tổ chức lại và đặt dưới quyền chỉ huy của Ủy ban Quân vụ Quốc dân Đảng. Bát Lộ Quân đã chiến đấu ở phía Tây Bắc, trong khi Tân Tứ quân hoạt động ở phía Nam sông Dương Tử. Điều này giải thích tại sao Chu Ân Lai lại ở Trùng Khánh, thủ đô của một Trung Quốc “thống nhất” trong chiến tranh với Nhật Bản, vào mùa Xuân năm 1941. Chu, đang lãnh đạo cơ quan ngoại giao cộng sản non trẻ, đã chỉ thị cho Diêm Bảo Hàng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt từ những người trong những người theo chủ nghĩa dân tộc bên trong ông đã cố gắng để thâm nhập vào. Năm 2005, Diêm Minh Phục, người đã đợi mười năm sau buổi lễ tôn vinh cha mình để tiết lộ chi tiết về mối quan hệ này, tiết lộ rằng cha anh đã có nhiều mối quan hệ cấp cao, “bao gồm cả những nhân vật quan trọng của chính phủ, bà Tưởng Giới Thạch và Tôn Kế, con trai của bác sĩ Tôn Trung Sơn, và nhiều người khác. Các bữa tiệc rượu cocktail ngoại giao mang đến cơ hội trao đổi thông tin tình báo giữa những câu chuyện nhỏ nhặt tầm thường. Vì vậy, vào một ngày đẹp trời vào tháng Năm năm 1941, Diêm Bảo Hàng được mời đến dự một bữa ăn tối để vinh danh tùy viên quân sự Đức — Đức Quốc xã đã không tuyên chiến với Trung Quốc. Trong bữa tiệc này này, ông tình cờ nghe được Tôn Kế nói rằng Adolf Hitler dự định khởi động Chiến dịch Barbarossa vào khoảng ngày 20 tháng Sáu. Tôn kín đáo xác nhận thông tin, trước khi báo cáo lại cuộc trò chuyện trực tiếp với Chu Ân Lai, người đã gửi một bức điện mã hóa tới trụ sở phe cộng sản của Mao Trạch Đông tại Diên An. Từ đó, thông tin được chuyển qua các kênh thông thường: qua Quốc tế Cộng sản, qua phái viên thường trực của Mao tại Liên Xô. Theo người Trung Quốc, đây là cách Stalin có thể chuẩn bị để ngăn chặn một thảm họa thậm chí còn lớn hơn thảm họa xảy ra vào mùa Hè năm đó. Không dừng lại ở đó, Diêm Bảo Hàng đã không nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế của mình. Bốn năm sau, Trần Canh, người từng là trưởng cơ quan đặc nhiệm ở Thượng Hải năm 1931 trước khi trở thành người đứng đầu bộ phận chính trị của Quân ủy Hồng quân, yêu cầu Tôn cung cấp thông tin về quân đội Nhật Bản ở Quan Đông, phía Đông Bắc, để tìm hiểu về bất kỳ cuộc tấn công có kế hoạch nào của quân đội tinh nhuệ của họ vào Liên Xô trong tương lai gần. Tôn đã rất khéo léo để có được thông tin cực kỳ chính xác về việc triển khai quân đội, kế hoạch phòng thủ, loại vũ khí, chi tiết về quân số và đơn vị cũng như tên của các tướng lĩnh quân đội. Tin tức tình báo mà Tôn thu thập được cho biết rằng quân đội của Stalin đã thành công trong việc nghiền nát quân đội Nhật Bản vào tháng Tám năm 1945. Vào ngày 8 tháng Tám, chỉ hai ngày sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima vào ngày 6, và 1 ngày trước khi họ thả quả bom thứ hai hai ở Nagasaki, Liên Xô tham chiến chống lại Nhật Bản. 80 sư đoàn Liên Xô - nửa triệu người được yểm trợ bởi 26.000 loại vũ khí, 3.700 xe tăng và 500 máy bay - đã khiến quân đội Quan Đông do Tướng Yamada Otozo chỉ huy tan tác thành từng mảnh. Với sự giúp đỡ quan trọng từ các gián điệp Trung Quốc, người Liên Xô cuối cùng đã có thể trả thù cho thất bại của Nga Sa hoàng trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905. Tình tiết này tiết lộ hai sự thật quan trọng: thứ nhất, những người cộng sản Trung Quốc tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quốc tế Cộng sản và các cơ quan mật vụ của Liên Xô; và thứ hai, Chu Ân Lai, vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng, vẫn nắm quyền kiểm soát đối ngoại, chính trị và tình báo ngoại giao của ĐCSTQ. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của Mao, ông đã bị buộc phải nhượng lại cho Khang Sinh quyền kiểm soát các cơ quan phụ trách lực lượng dân quân, phản gián và đàn áp nội bộ. Như chúng ta sẽ thấy, đây là một sự lựa chọn không may khiến ĐCSTQ gần như tự hủy diệt. KHANG SINH THÀNH LẬP CƠ QUAN MẬT VỤ Vào ngày 29 tháng Mười Một năm 1937, trong trung tâm thành phố Diên An, với tường rào bao quanh, nơi Mao Trạch Đông đặt đại bản doanh, bỗng trở nên náo nhiệt lạ thường. Người ta chưa từng thấy máy bay bay qua thành phố, nhưng hôm đó một máy bay ném bom Tupolev TB3 từ Moscow đã hạ cánh xuống một đường băng được chọn ngẫu nhiên, đang đông cứng bởi băng tuyết. Trên máy bai có Khang Sinh, Nhà-mật-thám-Vĩ-đại của Trung Quốc; Vương Minh, người mà người Nga muốn áp đặt làm Tổng Bí thư của ĐCSTQ; và hai chuyên gia tình báo Trung Quốc, những người sau này trở thành bộ trưởng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trần Vân và Tăng Sơn. Tất nhiên, chưa kể đến vợ và tình nhân của Khang Sinh, tức là chị em Tào Dật Âu và Tô Mai. Theo chỉ thị nghiêm ngặt của Điện Kremlin, Khang và nhóm của ông, cùng với Mao, đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật ở Diên An. Một tiểu sử của Tăng Sơn bao gồm một hình ảnh rất đáng chú ý: bức ảnh chụp tất cả các hành khách trên máy bay— ngoại trừ phụ nữ — và ban tiếp đón. Ở trung tâm, Mao, thoải mái và khỏe khoắn, cầm điếu thuốc trên tay, mặc một chiếc áo khoác đã sờn, cài cúc, trên đầu đội mũ chỉ huy Hồng quân. Bên trái oong là Khang Sinh, trong một bộ quaan phucj sang trọng và một chiếc mũ lưỡi trai trang nhã được tô điểm bởi một ngôi sao màu đỏ, có thể nhận ra bằng tư thế của giáo viên và cặp kính gọng thép của trí thức ông. Ở bên phải, Vương Minh, người đàn ông do Nga biệt phái, nhìn ra xa, ngoài khung hình. Những ngày sau đó, thật bất ngờ khi Khang Sinh nhận được lệnh của Mao tiếp quản quyền lãnh đạo Cục Bảo vệ Chính trị, do Vương Thủ Đạo - một dân quân ở Hồ Nam - chỉ huy đầu từ năm 1935. Vào mùa Hè năm 1938, Khang được lệnh tái cấu trúc và tiếp quản cơ quan mật vụ mới của ĐCSTQ, có tên gọi vô hại là “Bộ Xã hội Trung ương”. Trong tiếng Trung Quốc nó được gọi là Trung ương Xã hội Bộ (中央社会社), hoặc gọi tắt là Trung Xã bộ (中社社) hoặc Xã hội Bộ (社会社); trong tiếng Anh, nó được gọi là SAD. “ĐCSTQ đã hợp nhất tình báo và CI (Phản tình báo) vào Bộ Các vấn đề xã hội vào khoảng năm 1936, nhưng Khang chịu trách nhiệm về cơ cấu tổ chức cuối cùng của bộ này từ sau năm 1938,” Matt Brazil, một chuyên gia Úc về tình báo Trung Quốc giải thích. “Ba tổ chức đã được hợp nhất vào SAD: Chi nhánh Đặc biệt (đã nói ở trên); Cục Bảo vệ Chính trị, cơ quan đảm bảo an ninh cho khu vực hậu phương Đỏ trước cuộc Vạn Lý Trường Chinh và an ninh cho Mao trong thời gian đó; và Văn phòng Cảnh vệ (Baowei chu) chịu trách nhiệm bảo vệ Mao ở [Diên An] và một cơ quan cảnh sát địa phương và cơ quan CI. Dưới thời Khang và cấp phó của ông là Lý Khắc Nông, SAD đã mở rộng ra tất cả các tỉnh mà ĐCSTQ đang giành quyền kiểm soát. SAD có các cán bộ làm an ninh quân sự, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, tình báo quốc tế và tình báo trong nước. Các thành viên của SAD được trả nhiều tiền hơn và có các đặc quyền cũng như quyền tiếp cận thực phẩm mà các thành viên khác trong nhóm không có”. Nói cách khác, SAD đã phân nhánh theo mọi hướng. Khang Sinh được bảo vệ bởi một nhóm thư ký riêng, “ những người thân tín” của ông: Lý Tiếu, Phù Hạo (1) - đại sứ tương lai tại Nhật Bản - và Triệu Diệu Bân, một tham mưu trưởng đào tẩu sang phe Quốc dân Đảng vào năm 1949. Chị em Tào Dật Âu và Tô Mai đi theo Khang Sinh xung quanh như hai nàng chó cảnh, nhưng cũng để ghi chép hồ sơ với thông tin về tất cả các đồng chí — những mẩu thẻ nhỏ được buộc lại bằng sợi dây leo mà sau này sẽ rất hữu ích cho những người làm công tác lưu trữ của Đảng. Khang Sinh đầu tiên định đẩy phó giám đốc Lý Khắc Nông, người được coi là “mắt của Chu Ân Lai”, ra khỏi nhóm thân tín. Thoạt nhìn, phương thức tổ chức mà Khang lựa chọn được lấy từ mô hình Liên Xô: Phòng 1 đề cập đến hành chính và nhân sự; Phòng 2, phụ trách tình báo; Phòng 3, phụ trách phản gián; và Phòng 4, phân tích thông tin tình báo. Ngoài ra còn có một bộ phận tổng hợp, một bộ phận của các đơn vị đào tạo sĩ quan. Hai bộ phận đặc biệt bổ sung đã được thiết lập, tương ứng cho an ninh và “bộ phận thực thi” (智四部). Các liên lạc viên bên ngoài được quản lý bởi một đồng chí cũ khác từ Thượng Hải, Phan Hán Niên, người chịu trách nhiệm về các hoạt động liên lạc phức tạp với cơ quan tình báo Nhật Bản, với mục đích thu thập thông tin về Quốc dân Đảng. Mối quan hệ với Hội Tam hoàng cũng rất khó khăn. Một số hội kín đã bán mình cho người Nhật, chẳng hạn như hội “Ngô Chu Hồng Nhân” (Wu Zhou Hong Men); những nhóm yêu nước nửa vời (chẳng hạn như Thanh Bang ở Thượng Hải), trong khi những nhóm khác vẫn yêu nước và sẵn sàng cộng tác với những người cộng sản. Cuộc Vạn Lý Trường Chinh và việc di chuyển đến Diên An sẽ không thể xảy ra nếu Mao không duy trì một số hội trung thành với Ca Lão hội (Gelaohui), mà các thành viên bao gồm Chu Đức, nhà lãnh đạo quân sự khác của cuộc Vạn Lý Trường Chinh, và Đặng Thiệu Xương, cha của Đặng Tiểu Bình. Nhà sử học Hàn Quốc Park Sang-soo, một chuyên gia về các hội kín nông thôn, khẳng định: “Nói cách khác nếu xương sống của Vạn Lý Trường Chinhlà cộng đồng đáng kinh ngạc của người Khách Gia, thì hậu cần của nó được đảm bảo bởi hội kín ‘Ca Lão hội’, mà nhiều hội viên của nó sau này là đảng viên cấp cao của ĐCSTQ”. Công việc rất nhạy cảm trong việc giải quyết những mối quan hệ này với các hội kín và Hội Tam hoàng rơi vào tay người chỉ huy thứ hai tại SAD, Lý Khắc Nông, người đã đích thân đảm nhiệm khi ông trở về Vân Nam vào năm 1941 sau ba năm được biệt phái như là cấp phó của Chu Ân Lai và với Bát Lộ Quân. Chính Chu đã nhấn mạnh rằng Lý được đưa vào nhóm thân tín của Khang Sinh. Khang Sinh đã thành lập một trường tình báo tại “Vườn Hẹn hò” (2) để đào tạo các mật vụ và các sĩ quan chính trị của mình. Ngô Đức Phong, hiệu trưởng do Khang bổ nhiệm, đã nhận được chỉ thị để truyền bá đường lối của Đảng: “Chúng ta phải quên những gì chúng ta đã học ở Moscow và phát triển lực lượng tình báo kiểu Trung Quốc của chúng ta”. Trong số các giáo viên của trường có đoàn viên Ngô Đức, thị trưởng Bắc Kinh, người dạy kinh tế, và Trần Vân. Trần Vân, một chiến binh đất Giang Tô, như chúng ta đã thấy, là một thành viên của nhóm điệp viên được tổ chức lại tại Thượng Hải, Teke, sau vụ đào tẩu của ảo thuật gia họ Cố. Sau khi trở về từ Moscow cùng với Khang, ông được giao vai trò quan trọng là Trưởng Ban Tổ chức của ĐCSTQ. Từ năm 1940 trở đi ông phụ trách Nha Kinh tế Tài chính Trung ương. Trần có thể được coi là cha đẻ của hệ thống tình báo kinh tế của các nhà cộng sản Trung Quốc. Sau năm 1949, ông là một trong những kiến trúc sư chính của Kế hoạch 5 năm đầu tiên. Ở phương Tây, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng người Trung Quốc, không giống như người Nhật, đã không tham gia vào thời kỳ đầu này trong cái mà ngày nay được gọi là “tình báo kinh tế” và gián điệp tài chính-thương mại. Vai trò của Trần đã chứng minh điều ngược lại - rằng phần lớn chiến lược gián điệp của cộng sản đã được dành cho tình báo kinh tế kể từ khi CHND Trung Hoa ra đời. Dưới thời Khang Sinh, SAD - cơ quan mật vụ mới của ĐCSTQ - xử lý những chi tiết nhỏ nhất của đời sống chính trị và kinh tế, đồng thời duy trì các điệp viên trong quân đội, chính trị, kinh tế và các cơ quan tình báo quốc tế. Trên hết, vào năm 1943, Khang nắm quyền kiểm soát ‘Tiểu ban hoạt động trong lòng địch’, nơi các đặc nhiệm SAD và các sĩ quan tình báo quân đội làm việc. Với sự hỗ trợ của Mao, Khang Sinh không ngừng bành trướng thế lực của mình vượt ra ngoài lực lượng an ninh chính trị. Cái tên thơ mộng “Khu vườn hẹn hò” nhanh chóng được các cán bộ ĐCSTQ sợ hãi như một hang ổ kinh hoàng, đầy ác mộng: không chỉ là trụ sở của Khang, mà nó còn có các phòng thẩm vấn và nhà tù được xây dựng trên sườn đồi đầy đất sét, nơi các nghi phạm bị thẩm vấn cho đến khi họ tuyên án bản tự phê bình của họ và cam kết một lời thú nhận chính thức trên giấy. Điều này sẽ khiến họ, tùy trường hợp, có thể nhận một viên đạn vào sau gáy, hoặc quyền được trình bày tại một “phiên đấu tranh” công khai, trong đó họ sẽ tự buộc tội và chịu đựng sự ngược đãi của công chúng. Sự mở rộng phạm vi này của Khang tiếp tục: ngày càng tham lam, ông nắm quyền kiểm soát mọi thông tin liên lạc, áp đặt lên đầu tay sai của mình là Lý Cường, cựu giám đốc đài phát thanh bí mật ở Hồng Kông và Thượng Hải. Điều này cho phép ông tiếp cận nội dung của tất cả các báo cáo do các đặc vụ Liên Xô ở Diên An gửi lại về Hồ Nam. Trên đường đi, Khang cũng thành công trong việc khiến Đặng Phát, giám đốc an ninh, bị giáng chức và La Thụy Thanh, giám đốc tình báo quân sự, bị cách chức. Bằng cách nào đó, ngay từ năm 1938, Khang cũng đã giành được quyền kiểm soát Cơ quan Mật vụ của Hồng quân Trung Quốc. Đây là một điều gì đó nghịch lý, vì ông chưa từng tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh dài 12.000 km, cũng như chưa từng chỉ huy một đơn vị quân đội nào, không giống như các “thống chế” nổi tiếng Chu Dức, Lâm Bưu, Trần Nghị, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và La Vinh Hoàn. Cơ quan điệp báo bí mật này, do Diệp Kiếm Anh đứng đầu, là tiền thân của Cục 2 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân, được đại diện bởi các tùy viên quân sự tại các đại sứ quán trên thế giới, sau khi CHND Trung Hoa thành lập năm 1949. Các tướng lĩnh quân đội đã thành công trong việc buộc Khang Sinh phải chia sẻ quyền lực đối với cả trung đoàn đồn trú, nơi chịu trách nhiệm bảo vệ Diên An và Cục 2 của Quân ủy Trung ương của Đảng, nơi chỉ đạo chiến lược chiến tranh. Đương nhiên, chính Mao đã chủ trì cuộc họp sau này. Nhưng điều này hầu như không tạo ra sự khác biệt nào, vì Khang Sinh đã cố gắng vượt qua mọi trở ngại và tiếp tục mở rộng vòng ảnh hưởng của mình. Năm 1943, ông đã giành được quyền kiểm soát các cơ quan tình báo quân đội của hai tập đoàn quân chính, “Bát Lộ Quân” và “Tứ Lộ Quân mới”, những tập đoàn quân này đã nổi bật trong mọi trận chiến lớn chống lại quân Nhật. Để củng cố vị trí trên tòa nhà quyền lực rộng lớn này ở Diên An, Khang đã phế bỏ hai bậc thầy. Đầu tiên, ông cách ly các đại biểu Liên Xô do mình theo dõi - những người đã đến Trung Quốc với tư cách là mật vụ của Stalin, để báo cáo về tình hình hoạt động của các đồng chí Trung Quốc đang tiến triển. Đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản Peter Vladimirov (tên thật là Vlasov) đã không còn là “con mắt của Moscow” ở Diên An, và hơn thế nữa đã trở thành một con tin. Sau đó, bằng cách liên kết chặt chẽ với Mao, Khang đã ngăn Vương Minh, một người từng sống lưu vong ở Moscow, hạ bệ Mao - điều mà Điện Kremlin muốn. Ông quyết định hạ độc Vương, với một liều lượng thuốc độc nhỏ, giống như trong một truyền thuyết cổ đại nào đó. Khang Sinh, mặc dù đã bị Liên Xô chỉ định ngay từ đầu, nhưng bây giờ đã tích cực chống lại họ. Đại diện Liên Xô Vladimirov đã giữ một cuốn nhật ký đầy những bí mật trong suốt thời kỳ này. Trong đó, ông phàn nàn về việc bị cách ly đến mức chỉ được phép gặp Khang Sinh và Tiểu Lý, thư ký riêng của ông. Ông hiếm khi đượcgặp Mao. Khang ngày càng chống đối Liên Xô hơn. Vào ngày 4 tháng Hai năm 1943, sau khi vui mừng vì quân Đức đã bị nghiền nát tại Stalingrad, Vladimirov đã ghi lại trong nhật ký của mình: Tôi đã không nhầm trong những kết luận trước đây của mình. Khang Sinh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của Chủ tịch. Mao Trạch Đông thờ ơ với những vấn đề thực tiễn của chủ nghĩa xã hội. Ông bị nhồi nhét bởi những câu chuyện không chính xác của Khang Sinh ở đất nước chúng ta; trong trường hợp này đây là nguồn thông tin duy nhất của ông. Về phần Khang Sinh, ông thật sự vui mừng quá đỗi khi vu khống chúng tôi. Ông là kẻ thù truyền kiếp của Liên Xô, ông đã kích động Đảng Bolshevik và không tiếc nỗ lực ngăn cản ĐCSTQ củng cố ý thức hệ. Trong hơn 500 trang hồi ký, Vladimirov mô tả sự sụp đổ kéo dài đầy bất hạnh của Diên An, cốt lõi của cuộc cách mạng, dưới sự bảo trợ kép của Mao và Khang — những tiết lộ này đều là sự hợp tác đáng ngạc nhiên hơn nữa từ Khang - một cán bộ được nhào nặn trong sự cứng rắn về ý thức hệ của chủ nghĩa Stalin. Nhiều mâu thuẫn đã xảy ra và Vladimirov không phải là người duy nhất để ý đến chúng. Nhưng Khang Sinh có một thủ thuật khác trong tay mình: “Nữ hoàng của những trái tim”. Kể từ tháng Mười Hai năm 1937, cựu nữ diễn viên điện ảnh được gọi là “Táo Xanh”, người cùng làng với Khang – làng Gia Thành, ở Sơn Đông - và người thậm chí từng bị đồn là tình nhân của ông, đã trở thành một thành viên trong nhóm thân cận của ông. Sau khi gia nhập ĐCSTQ, cô đến Diên An và nàng được Khang giới thiệu với Mao. Mao ngay lập tức bị nàng mê hoặc. Từ đó ông chỉ biết mê mệt nàng; tất cả những người tình khác của ông đều bị ruồng bỏ, và vị trí nàng không hề bị thách thách thức, giống như phi tần yêu thích của hoàng đế đã từng làm trong các thời đại trước đó. Bất chấp những lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Diên An phản đối cuộc hôn nhân của họ, người phụ nữ trẻ nhanh chóng trở thành ‘Mao phu nhân’ thứ ba, được biết đến với tên mới là Giang Thanh. Người vợ thứ hai bất hạnh của Mao, Hạ Tử Trân, đã được gửi đến Liên Xô, nơi bà bị nhốt trong một nhà thương điên dành cho người mất trí. Nhiều phụ nữ khác cùng hoạt động với Mao, kể cả nhà báo người Mỹ Agnes Smedley, cũng bị sa thải. Hẳn phải nhắc đến một điều rằng Giang Thanh rất ngưỡng mộ Sư phụ Khang, như bà ta gọi là Khang Sinh. Điều này chỉ nâng cao địa vị của Khang với tư cách là ông chủ quyền lực trong bóng tối, vì bà không chỉ là vợ của Mao mà còn là thư ký riêng của Khang, với tầm ảnh hưởng chính trị cũng như cá nhân. Những người duy nhất được phép gặp Mao bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm là Khang Sinh và nam thư ký riêng của Mao, người sau này được giao một vai trò quan trọng trong Cách mạng Văn hóa những năm 1960. Người đó là Trần Bá Đạt, người từng đứng đầu bộ phận tuyên truyền của Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ. Quyền hiệu trưởng của trường này sau đó được giao cho không ai khác ngoài chính Khang Sinh. Năm 1942, Khang, kết hợp tư tưởng của mình với các kỹ thuật trị an của mình, đã phát động một chiến dịch nội bộ với tư cách là người đứng đầu cơ quan mật vụ để thanh trừng những người có ảnh hưởng trong Đảng, bao gồm Vương Minh, người mà Stalin muốn dùng để thay thế Mao. Mục đích của “phong trào chỉnh phong” (zhengfeng) này là tạo ra sự tự phê bình, vu cho là gián điệp, và loại bỏ các phần tử phản cách mạng. Nó gợi lại các cuộc thanh trừng của chủ nghĩa Stalin và các phiên tòa ở Moscow mà Khang đã chứng kiến và tham gia sáu năm trước đó, trong cuộc đàn áp cộng đồng người châu Á tại các trường đại học ở Liên Xô. Bắt đầu với thế giới khép kín của các nhà văn chỉ trích sự quan liêu của Diên An, chiến dịch đã tập hợp các nhà lãnh đạo chính trị bao gồm Trần Vân, Chu Đức, Diệp Kiếm Anh, Lưu Thiếu Kỳ và một số nhà cộng sản hàng đầu khác của Trung Quốc. Ban đầu, nó tập trung vào các cuộc thảo luận nhóm về “điều chỉnh phong cách làm việc”, và các bài viết của Mao về nghệ thuật và văn học. Nhưng nó cũng báo trước “các phiên đấu tranh” và các phiên tòa công khai và sỉ nhục của Cách mạng Văn hóa, mà các nhà lãnh đạo nổi bật nhất là Giang Thanh, Khang Sinh và Trần Bá Đạt. KHANG SINH, NGƯỜI PHÁT MINH RA CHỦ NGHĨA MAO Từ năm 1942 đến năm 1944, được Mao khuyến khích, Khang Sinh bắt đầu săn lùng gián điệp và buộc các phần tử “lệch lạc” của Đảng phải tự phê bình, thay đổi quan điểm tư tưởng và cam kết “cải tạo tư tưởng”. Các nhà văn bị nhắm đến bao gồm Đinh Linh và Vương Sĩ Hà (bị những người cộng sản ám sát năm 1947), trong khi cuộc săn lùng bắt đầu đối với tất cả các cán bộ “đang bị lầm đường” ủng hộ phe đang được Moscow hậu thuẫn thay vì tuân phục Mao. Khang Sinh tuân theo nguyên lý của chủ nghĩa Lenin rằng “Đảng tự củng cố bằng cách tự thanh trừng”, với việc đổi mới các cuộc họp quần chúng. Vào ngày 8 tháng Sáu năm 1942, ông tổ chức một cuộc biểu tình, trong đó các nhà lãnh đạo khác nhau lên tiếng ủng hộ việc mở rộng chiến dịch [thanh trừng]. Đây có thể được coi là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử của chủ nghĩa Mác - sự phát minh ra tệ sùng bái Mao Trạch Đông và sự ra đời của chủ nghĩa Mao. Vào ngày 16 tháng Mười Hai năm 1942, trong khi các cán bộ đang “đấu tranh” để cải tạo tư tưởng của họ, Khang Sinh đã gây ra sự chú ý tại một cuộc họp ngoài trời, nơi ông tuyên bố rằng sự “lệch lạc” chính trị có liên quan chặt chẽ với việc trở thành một điệp viên. “Đây là phát hiện tuyệt vời”, ông giải thích bằng giọng the thé của mình. “Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai tội danh gián điệp và khuynh hướng lệch lạc. Một người không phải theo khuynh hướng lệch lạc, như chúng ta đã có xu hướng tin tưởng, tình cờ hay do nhầm lẫn. Điều này chắc chắn mang tính biện chứng, đó là vì người dó là điệp viên Nhật Bản hoặc gián điệp Quốc dân Đảng — hoặc cả hai. Chúng ta phải bắt đầu một cuộc thanh trừng tàn nhẫn để loại bỏ tận gốc hai bệnh dịch này khỏi Diên An, bởi vì bằng cách chiến đấu chống lại khuynh hướng lệch lạc, chúng ta làm suy yếu những âm mưu bí mật của kẻ thù và ngược lại”. Bài diễn thuyết mang tính tố cáo của Khang đã mở đường cho những vụ lạm dụng kinh hoàng. Khang Sinh đã phát động một triều đại khủng bố ở Diên An và các khu vực khác dưới sự kiểm soát của những người cộng sản, và một loạt các kỹ thuật đàn áp khổng lồ và đa dạng đã vốn vẫn đang được các an ninh chính trị sử dụng vào năm 201 9. Chúng bao gồm việc thành lập “Nhóm kiểm tra vụ án Trung ương” để thảo luận về số phận của nghi phạm, các phương pháp ‘bức cung tín’ (逼供信) buộc một lời thú nhận sai để tạo án nhằm chống lại bị cáo; phương pháp ‘tư tưởng cải tạo’ (思想 改造), cải tạo tư tưởng hoặc tẩy não, cho phép bị cáo nỗ lực sửa chữa tư tưởng sai lầm của họ (điều này sẽ có thời điểm vinh quang trong Chiến tranh Triều Tiên); và cải tạo thông qua lao động cưỡng bức, vốn đã tồn tại trong Hán tự với cái tên ‘lao cải’ (劳改). Vì Khang Sinh tin chắc rằng ít nhất 30% thành viên trong mỗi tổ chức là gián điệp và những kẻ phản cách mạng, nên các “nhân viên xã hội” của công tác phản gián, như đôi khi họ được gọi vậy, phải tìm cho đủ mức ‘hạn ngạch’ này —cái mà cuối cùng Khang đã dựa vào đó thành lập một hệ thống điều tra, sử dụng các kỹ thuật tra tấn và thẩm vấn, vốn lấy cảm hứng từ truyền thống tra tấn trong suốt hàng thiên niên kỷ của Trung Quốc, được cập nhật bởi chủ nghĩa Stalin của thế kỷ XX nhằm phù hợp với các yêu cầu của thời đại. Trong số các hình thức tra tấn phổ biến mà băng đảng của Khang Sinh thực hiện là “ ‘cắt bằng tre’: dùng gai tre để bẻ gãy móng tay. Chọc đuôi ngựa qua mắt: một sợi lông từ đuôi ngựa cắm vào dương vật; Đi qua một người phụ nữ: nước từ một vòi hẹp được bơm vào âm đạo phụ nữvới áp lực lớn; Đưa cho khách một thức uống: ép xuống cổ họng một lượng nước lớn; sau vài gõ đầu tiên, cơn đau đã trở nên cực kỳ khủng khiếp; Treo bằng ròng rọc: nạn nhân bị dây da buộc vào tay và treo lên; Xông hương: với tù nhân bị treo trên xà bằng cánh tay, nén nhang cháy âm ỉ vào nách; khi rút cây hương ra nạn nhân sẽ bị cháy một mảng da; Kéo xuống đường: người tù bị trói và trói vào đuôi ngựa, rồi bị lôi đến chết vì con ngựa bị quất roi; Tự đào huyệt: người tù tự đào huyệt chôn mình rồi bị đẩy vào trong đó và bị chôn sống. Có một sự điên rồ trong không khí tại Diên An, như Vladimirov đã lưu ý trong các báo cáo đầy tính cảnh báo mà ông gửi tới Moscow: “Ngày 24 tháng Sáu năm 1943: Các gián điệp của Quốc dân Đảng bị bắt. Có bao nhiêu điệp viên? Và điều gì cho phép Mao Trạch Đông có quyền nghi ngờ bất kỳ người cộng sản nào mắc tội phản quốc? Và nó thuộc loại quyền nào, quyền có trí tuệ tối cao?”. “Ngày 30 tháng Sáu năm 1943: Khang Sinh thể hiện một thái độ đặc biệt đối với tất cả các loại hành vi mờ ám. Có ấn tượng rằng không có mối nguy hiểm thực sự nào đe dọa các điệp viên thực sự của Nhật Bản, Quốc dân Đảng và các đặc vụ khác trong Khu vực đặc biệt, nếu họ tôn trọng Khang. Có bao nhiêu nhân vật đáng ngờ thuộc mọi phe phái được hưởng sự tự tin và bảo vệ của các lãnh tụ hàng đầu của ĐCSTQ! Nhưng những người cộng sản trung thực không nằm trong số những người mà bộ phận [của Khang] ủng hộ… Khang Sinh không được lòng đảng, nhưng ông cũng đã cài người của mình vào đó. Các báo cáo bí mật cũng như tố cáo thông qua ‘những lời tố giác’ tại các cuộc họp - đây đời cuộc sống nội bộ của ĐCSTQ”. Vào ngày 6 tháng Chín năm 1943, Mao và Khang Sinh đã phát động một chiến dịch “cải tổ nghiệp vụ gián điệp”, trong đó, như Vladimirov giải thích, “mọi người - dù già hay trẻ - đều bận bịu săn lùng gián điệp hoặc bị lộ diện”. Ở giai đoạn điều tra này, ĐCSTQ đã hết tiền. Tuy nhiên, khi một số nhà lãnh đạo hiểu rằng đã đến lúc phải chấm dứt những hoạt động như vậy, họ rõ ràng có nguy cơ bị cáo buộc là gián điệp. Ngay cả Chu Ân Lai cũng trở nên nghi ngờ trong mắt Khang Sinh. Dù sao thì Chu cũng đã từng tiếp xúc với Quốc dân Đảng ở Trùng Khánh. Có lẽ sự hợp tác của ông đã bắt đầu vào năm 1927, tại Học viện Quân sự Hoàng Phố. Có thể sự phản bội năm 1931 của Cố Thuận Chươngở Thượng Hải trên thực tế không phải là một tai nạn đáng tiếc. Và Chu đang tiếp xúc với Nhóm Quan sát của Quân đội Hoa Kỳ - một phái bộ được Tổng thống Roosevelt cử đến Diên An vào tháng Chín năm 1944 để điều phối cuộc chiến chống lại quân Nhật, được gọi là ‘Nhiệm vụ Dixie’ của Đại tá Barrett. Tuy nhiên, hầu như không thể tấn công Chu - người có sự ủng hộ toàn diện của cả Mao và Liên Xô. Điều này trở nên rõ ràng sau khi một cú ngã ngựa không may ở Diên An khiến ông phải nhập viện ở Liên Xô - mặc dù điều này không ngăn được SAD tấn công những người trong nhóm của ông, bao gồm cả Tiền Tráng Phi, người từng cứu cả ban lãnh đạo của Đảng bằng cách thông báo cho các lãnh tụ cộng sản tại Thượng Hải về vụ đào tẩu của nhà ảo thuật Cố. Tiền không may bị bắt, bị tra tấn và hành quyết. Chính những yếu tố khiến chuyên gia toán về học này trở thành anh hùng - vì đã xâm nhập vào bộ phận truyền thông của Tưởng Giới Thạch - giờ đây đã chống lại ông. Khang Sinh tin rằng điệp viên hai mang đã trở thành điệp viên tay ba. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc tấn công bạo lực nhắm vào người bất hạnh họ Tiền này là do ông đã thực hiện sứ mệnh của mình với tư cách là một trùm cộng sản vào năm 1931 dưới sự chỉ đạo của Trần Vân và Chu Ân Lai, mà Khang Sinh không được thông báo. Trong khi đó, Chu đã thành công trong việc trả tự do vào phút cuối cho Trần Mộ Hoa, một thành viên của bộ máy ngoại giao mà ông đã thiết lập, người sau này đã nổi tiếng nhờ các hoạt động đối ngoại của bà ở châu Phi, nơi bà thúc đẩy liên kết thương mại và thiết lập chương trình kế hoạch hóa gia đình. Khang buộc tội bà làm gián điệp. Lỗi thực sự của bà là liên hệ với một vị tướng của Quốc dân Đảng. Nhưng Khang đã vượt qua ranh giới đỏ trong dịp này; ông đã tấn công quá nhiều gián điệp và phản cách mạng, thậm chí còn nghi ngờ một trong những người con trai của Mao.   (còn tiếp)  * Nguồn: Roger Faligot (2019). 'Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping'. London: Hurst, 2019.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: