• TRANH BIỆN DBA DB8 4 - SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN, CÓ NÊN KHÔNG?
    15/ 01/ 2022
    Buổi tranh biện cuối cùng của đợt tranh biện DBA DB8 thứ nhất diễn ra với chủ đề “Sống thử trước hôn nhân, có nên không?” Đội ủng hộ chủ đề bảo vệ quan điểm của mình bằng các luận điểm về lợi ích của sống thử trước hôn nhân: Có điều kiện trải nghiệm, hòa hợp với nhau để quyết định có tiến đến hôn nhân hay không Tập thói quen chia sẻ trách nhiệm Chia sẻ gánh nặng tài chính Đội phản đối chủ đề bảo vệ quan điểm của mình bằng các luận điểm về mặt trái của sống thử trước hôn nhân: Định kiến xã hội Tăng nguy cơ phá thai Không được sự bảo vệ của luật pháp Không có không gian riêng Việc đặt câu hỏi có nên sống thử trước hôn nhân hay không đã tiền giả định sẽ có “hôn nhân” và với giả định đó liệu ta có nên làm phép thử? ​​​​​​​
  • INTERNAL TALK 21 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH CÁI BẪY NGỤY BIỆN? - BÙI TRẦN CA DAO - 24 thg 01, 2022
    30/ 01/ 2022
    Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai (*). Aristotle là người đầu tiên hệ thống hóa các dạng ngụy biện thành danh mục với văn bản Sophistical Refutations (De Sophisticis Elenchis) xác định ra mười ba loại ngụy biện. Các nhà logic học sau này xác định thêm hàng chục loại ngụy biện khác nữa. Hiểu rõ hơn về ngụy biện sẽ giúp ta không vô tình rơi vào thế ngụy biện và tránh được những cuộc tranh luận vô bổ, không đi đến đâu. Một số loại ngụy biện phổ biến: 1. Lập luận lòng vòng Các luận cứ không được chứng minh độc lập với luận đề. Người nói chỉ lặp đi lặp lại kết luận của họ. Ví dụ: - Thuốc phiện khiến mọi người buồn ngủ vì nó có thuộc tính thúc đẩy cơn buồn ngủ. 2. Khái quát hóa vội vã Người nói đi đến kết luận quy nạp mà không kiểm tra đủ trường hợp riêng. Ví dụ: - Người Hàn Quốc tất nhiên rất đẹp, cứ nhìn Bi Rain thì biết. 3. Suy diễn thảm cảnh Người nói giả định rằng một cái gì đó rất tồi tệ sẽ xảy ra từ một sự kiện không đáng kể. Ví dụ: Nếu bạn bầu cho ông ta thì thuế sẽ tăng. Thuế tăng thì doanh nghiệp phá sản, và bạn sẽ thất nghiệp. 4. Bù nhìn rơm Một bên bóp méo luận điểm của bên còn lại để tập trung công kích vào luận điểm bị bóp méo đó. Ví dụ: Tôi nghĩ nên để cho giới trẻ ngày nay nhiều khoảng trống hơn để có thể tự đưa ra những lựa chọn cho bản thân. Tôi không đồng ý với anh. Không thể để lũ trẻ muốn làm gì thì làm được. Chúng sẽ mau chóng hư hỏng. 5. Công kích cá nhân Người nói chỉ tập trung vào việc tấn công vào người đang cùng tranh luận mà không cân nhắc nội dung tranh luận của người đó. Ví dụ: - Nhà hàng này nấu ăn dở quá! - Anh có nấu được như người ta không mà chê? 6. Đen hoặc trắng Người nói chỉ nêu lên các khả năng đối lập nhau, cho rằng không phải là cực này thì là cực kia và loại bỏ tất cả các khả năng khác. Ví dụ: - Anh mà không ủng hộ tôi là anh chống lại tôi. Như vậy, anh đang coi thường tôi. 7. Đánh tráo khái niệm (so sánh ẩu) Người nói thay thế luận đề ban đầu bằng một luận đề mới không tương đương trong quá trình tranh luận: chứng minh luận đề mới đúng để suy ra lập luận đúng. Ví dụ:  - Chúng ta có nên dọn dẹp lại văn phòng của mình một chút không? - Tháng trước chúng ta đã dọn dẹp rồi. Không cần thường xuyên như vậy chứ? - Đồ lười nhác! Cậu chỉ muốn giữ rác trong phòng thôi. 8. Lợi dụng đám đông Chứng minh một luận đề đúng vì nhiều người thấy rằng nó đúng. Ví dụ: Cô giáo: Tại sao em lại gian lận trong bài kiểm tra? Học sinh: Nhưng các bạn khác cũng làm vậy mà cô? 9. Lợi dụng uy tín cá nhân Người nói lợi dụng uy tín của một nhân vật nổi tiếng để ủng hộ cho lập luận của mình. Ví dụ: - Tôi không thể sai vì giáo sư A đã thừa nhận là tôi rất giỏi. Sách tham khảo Những trò ngụy biện - Biến sai thành trái - Alphabooks biên soạn Phá tan sự ngụy biện - M. Neil Browne & Stuart M. Keeley Cẩm nang tư duy ngụy biện - Nghệ thuật đánh lừa và thao túng - Richard Paul & Linda Elder Lý sự cùn - Ali Almossawi (Hiện có tại Thư Hiên) (*) Phạm Đình Nghiệm (2008) Nhập môn Logic học. NXB ĐHQG-HCM.
popup

Số lượng:

Tổng tiền: