• LOẠT BÀI GIẢNG CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU BÙI VĂN NAM SƠN VỀ “XÂY, Ở, SUY TƯ” - MARTIN HEIDEGGER
    27/ 10/ 2021
    Loạt bài giảng được thực hiện vài năm trước tại trường Đại học KHXH&NV Tp.HCM. Bài luận tiên phong của triết gia Đức Martin Heidegger "Xây, Ở, Suy tư", công bố năm 1954, là một trong những văn bản có sức ảnh hưởng lớn nhất đến tư duy kiến trúc nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Phần lớn tư duy kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại rút ra từ văn bản của Heidegger và xoay quanh sự hiểu về xây và ở ít nhiều là những dạng tồn tại trừu tượng không kể đến người ở trong không gian đó. Trong những truyền thống này, có rất ít người nói về những gì mà kiến trúc Scandish nghĩ về thuật ngữ "tồn tại" (being) và tuyên bố như là khía cạnh quan trọng nhất của kiến trúc: hạnh phúc (well-being) được hiểu là hạnh phúc của con người. Bài giảng này là để diễn giải lại văn bản của Heidegger một cách phê phán nhằm suy ngẫm lại sự ở và xây trong ngữ cảnh kiến trúc, trình bày như một cuộc tìm kiếm suốt đời công trình kiến trúc hạnh phúc.  
  • INTERNAL TALK 1 - GIỚI THIỆU VỀ TRIẾT HỌC - HUỲNH DUY THANH - 09 thg 08, 2021
    27/ 10/ 2021
    Trong phần 1, diễn giả điểm qua việc dạy triết ở Việt Nam và Anh/Mỹ. Đầu tiên anh giải thích tại sao chủ nghĩa Marx-Lenin được dạy ở Việt Nam và các môn triết nào được dạy và được dạy như thế nào ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 dưới ảnh hưởng của chương trình giảng dạy của Pháp. Việc dạy triết ở miền Nam Việt Nam tương tự với chương trình giảng dạy triết học truyền thống tại Anh/Mỹ cấp trung học với những môn như Nhận thức luận, Luân lý, Logic và Siêu hình học. Trong phần 2, diễn giả cố gắng trả lời câu hỏi: "Triết học là gì?" và "Siêu hình học là gì theo Aristotle?". Aristotle định nghĩa "siêu hình học là một môn khoa học về tồn tại xét như là tồn tại, hay tồn tại nói chung". Một số câu hỏi thú vị đáng chú ý suốt buổi nói chuyện là: "Vai trò của triết học trong kinh doanh và phát triển đất nước là gì?", "Là một nước đang phát triển, Việt Nam có thể học được gì từ các mô hình phát triển / hiện đại hóa của các nước khác?", "Nên ưu tiên triết học hay kinh tế trong quá trình này?".
  • TÔI LÀ AI VÀ VÌ SAO TÔI CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA MÌNH - HOÀNG PHÚ PHƯƠNG & HUỲNH NGỌC ANH TUẤN - 05 Thg 07, 2021
    27/ 10/ 2021
    Trong phần một, diễn giả dùng lý thuyết phân tâm học Freud để trả lời câu hỏi "Tôi là ai?". Theo lý thuyết của Freud, bộ máy tâm trí con người gồm có cái nó (das Es), cái tôi (das Ich) và cái siêu tôi (Über-Ich). Lý thuyết này quả thực giải thích rất ổn thỏa về những hành vi không hiểu nổi của con người. Trong phần hai, diễn giả giải thích mối quan hệ thú vị giữa tính cách và nghề nghiệp. Theo một diễn giả, nếu một người có thể chọn một nghề nghiệp phù hợp với tính cách của mình thì người đó có thể làm nghề đó một cách tốt nhất. Trong phần Q&A, khán giả trả lời câu hỏi chung của hai diễn giả: "Tại sao và bằng cách nào bạn chọn nghề nghiệp hiện tại?". Một thực tập sinh của Thư Hiên đặt ra một câu hỏi rất thú vị: "Tôi nên chọn nghề mà mình đam mê hay nghề nào mang lại thu nhập tốt hơn?". Anh cũng hỏi làm thế nào để có thể tìm ra đam mê của chính mình vì gần đây anh cảm thấy như mình chẳng có đam mê gì cả. Rất nhiều gợi ý được đưa ra, nhưng dường như không có một công thức phổ quát nào từng tồn tại.
  • CÁI ĐẸP LÀ GÌ? - HUỲNH DUY THANH - 21 thg 06, 2021
    27/ 10/ 2021
    Trong buổi nói chuyện này, diễn giả chủ yếu sử dụng các tác phẩm hội họa từ các thời đại khác nhau, từ Ai Cập cổ đại và trung đại cho đến thời Phục hưng và Hiện đại để minh họa khái niệm cái đẹp trong lịch sử Triết học phương Tây. Anh giải thích vẻ đẹp của một số công trình điêu khắc Ai Cập và công trình xây dựng theo nguyên tắc cân bằng và hài hòa, và vẻ đẹp của các bức tranh tôn giáo Trung cổ theo khái niệm kiểu Aristotle. Trong đó, cái đẹp nằm ở sự bắt chước tự nhiên (hay Chúa). Anh cũng giải thích sự thay đổi khái niệm cái đẹp trong hội họa Ấn tượng và Dada trong thời Hiện đại. Trong phần hai, mọi người tranh luận về khái niệm cái đẹp. Cái đẹp là chủ quan hay khách quan? Gu thẩm mỹ có học được không? Điểm khác biệt chính giữa khái niệm cái đẹp trong truyền thống phương Tây và phương Đông là gì? Nhiều ví dụ lý thú được rút ra từ âm nhạc để minh họa rõ hơn khái niệm cái đẹp và các nguyên lý mỹ thuật.
  • INTERNAL TALK 14 - TƯ DUY THIẾT KẾ - NGUYỄN CÔNG TÂM - 08 thg 11, 2021
    09/ 11/ 2021
    Tư duy thiết kế được trình bày trong buổi thuyết trình gồm 5 bước: 1. Đồng cảm: Nghiên cứu nhu cầu của người dùng Tại bước này, bạn nên có được sự thấu hiểu, đồng cảm về vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết, thường là thông qua nghiên cứu người dùng. Sự đồng cảm là cốt yếu trong một quá trình thiết kế lấy con người làm trọng tâm như là tư duy thiết kế bởi vì nó cho phép ta gạt đi những giả định của mình về thế giới và tìm được sự thấu hiểu thực thụ về người dùng và nhu cầu của họ. 2. Xác định: Phát biểu nhu cầu và vấn đề của người dùng Giờ là lúc tổng hợp thông tin đã thu được suốt giai đoạn Đồng cảm. Sau đó, bạn hãy phân tích những quan sát của mình và tổng hợp chúng để xác định những vấn đề cốt lõi mà bạn và nhóm của mình đã nhận ra. Những sự xác định rõ ràng này được gọi là phát biểu vấn đề. Bạn có thể tạo ra chân dung người dùng (personas) để giữ cho nỗ lực của bạn luôn hướng tới con người trước khi chuyển sang giai đoạn sáng tạo. 3. Sáng tạo: Thách thức những giả định và sáng tạo ý tưởng Bây giờ, bạn đã sẵn sàng sáng tạo ý tưởng. Nền tảng kiến thức vững chắc từ hai giai đoạn đầu giúp bạn có thể bắt đầu tư duy đột phá (think outside the box), tìm kiếm cách thức thay thế để nhìn nhận vấn đề và xác định những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Một phương pháp rất hữu ích ở giai đoạn này là brainstorm (động não - tạm dịch). 4. Làm mẫu thử: Bắt đầu tạo lập giải pháp Đây là giai đoạn thí nghiệm. Mục đích là để xác định giải pháp tốt nhất cho mỗi vấn đề được tìm ra. Đội của bạn nên đưa ra những phiên bản kinh tế và quy mô nhỏ của sản phẩm (hoặc những đặc tính cụ thể trong sản phẩm) để nghiên cứu những ý tưởng bạn đã có. Giai đoạn này cũng có thể đơn giản chỉ là làm mẫu thử trên giấy. 5. Kiểm tra: Kiểm tra mọi giải pháp Người đánh giá kiểm tra nghiêm ngặt các mẫu thử. Mặc dù đây là giai đoạn cuối cùng, tư duy thiết kế là quá trình lặp đi lặp lại: Các nhóm thường dùng kết quả để tiếp tục xác định một hay nhiều vấn đề khác. Vì vậy, bạn có thể quay lại những giai đoạn trước để thực hiện các bước lặp thêm nữa, thay thế và xác định lại - để tìm ra và loại trừ các giải pháp thay thế. Một điều thú vị là tư duy thiết kế này không chỉ gón gọn cách sử dụng trong thiết kế mà còn là một công cụ giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc. Nhiều câu hỏi và trường hợp được đưa ra để nghiên cứu tính hợp lý của đề xuất này.
  • INTERNAL TALK 15 - LÝ THUYẾT VỀ TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG - HUỲNH DUY THANH - 15 thg 11, 2021
    16/ 11/ 2021
    Lý thuyết về trí thông minh đa dạng lần đầu được Gardner phác họa trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Cơ cấu trí khôn: Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn). Trong đó, ông cho rằng con người có những loại "trí khôn" khác nhau. Ban đầu, trong cuốn sách này, ông đề xuất bảy loại trí thông minh, sau đó bổ sung thêm 2 loại: trí thông minh tự nhiên và trí thông minh sinh tồn. Bảy loại ban đầu là: (1) Trí thông minh Không gian, (2) Trí thông minh Ngôn ngữ, (3) Trí thông minh Logic-Toán, (4) Trí thông minh Cơ thể - vận động, (5) Trí thông minh Âm nhạc, (6) Trí thông minh Tương tác giữa các cá nhân, (7) Trí thông minh Nội tâm. Trong khi một người có thể đặc biệt giỏi một lĩnh vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như có trí thông minh âm nhạc, người đó rất có thể sở hữu một loạt các năng lực khác nhau. Ví dụ, một người có thể mạnh về trí thông minh ngôn ngữ, âm nhạc và tự nhiên. Diễn giả đã nêu bật tầm quan trọng của toán học, ngôn ngữ và âm nhạc trong bậc tiểu học lần lượt tương ứng với Trí thông minh Logic-Toán, Ngôn ngữ và Âm nhạc. Những loại trí thông minh khác không được công nhận và đào luyện đầy đủ có lẽ vì thiếu giáo viên được đào tạo bài bản và tầm nhìn hạn chế của phạm vi chương trình học. Trong phần Q&A, có ý kiến không đồng ý với lý thuyết này vì phạm vi quá rộng của trí thông minh khi nó bao gồm cả tính cách và khả năng cá nhân. Một câu hỏi khác về kỹ thuật: làm thế nào để đo đạc mỗi loại trí thông minh của một người và kết hợp thành một kết quả duy nhất. Câu hỏi cuối cùng dường như là điều mà mọi khán giả đều muốn biết từ góc nhìn thực tiễn: làm thế nào để cải thiện trí thông minh đa dạng của một người. Có lẽ không có lối tắt nào để đạt được điều đó mà cần phải có rất nhiều nỗ lực và luyện tập qua thời gian.
  • INTERNAL TALK 16 - HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM - LÊ HÀ THỤC UYÊN - 22 thg 11, 2021
    23/ 11/ 2021
    Vì cái đinh tuột, nên móng ngựa bị tuột. Vì cái móng tuột nên con ngựa bị sảy chân. Vì con ngựa bị sảy chân nên chiến binh sa cơ Vì chiến binh sa cơ nên thua trận. Vì thua trận nên mất tự do. Tất cả chỉ vì 1 cái đinh ốc tầm thường. - Benjamin Franklin Hiệu ứng cánh bướm lần đầu tiên được gọi tên vào năm 1972 bởi nhà khí tượng học Edward Lorenz trong một câu nói vô cùng nổi tiếng “Một cái vỗ cánh của một con bướm ở Brazil có thể khởi nguồn cho một cơn bão ở Texas”. Lorenz đã phát hiện ra hiệu ứng này khi chạy mô hình dự báo thời tiết với dữ liệu điều kiện gốc được làm tròn từ 0,506127 thành 0,506. Ông phát hiện rằng mô hình khí tượng không thể cho ra được kết quả như khi chạy bằng dữ liệu chưa làm tròn. Một thay đổi rất nhỏ trong những điều kiện gốc lại cho kết quả đầu ra khác biệt đáng kể. Công trình nghiên cứu của Lorenz đã mang khái niệm hỗn loạn của khí quyển Trái Đất lên cơ sở định lượng và liên kết khái niệm này vào những đặc tính của những hệ động lực lớn phi tuyến và hỗn loạn tất định. Khái niệm hiệu ứng cánh bướm được dùng ngoài ngữ cảnh khoa học khí quyển là một thuật ngữ rộng dành cho bất cứ trường hợp nào mà một thay đổi nhỏ là nguyên nhân của một kết quả lớn hơn, thường được dùng để chỉ quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Nhiều sự kiện lịch sử được gắn liền với cái tên của hiệu ứng này: việc bị đánh trượt khỏi Học viện Mỹ thuật Vienna của Hitler dẫn đến Thế chiến Thứ II là một ví dụ mà rất nhiều người cho rằng thế giới bây giờ đã hoàn toàn khác nếu thay vào đó Hitler đỗ vào học viện này và đắm chìm vào trong những bức họa. Nhiều người cũng cho rằng sự lây lan dịch bệnh là một loại hiệu ứng cánh bướm. Trong bộ phim Hiệu ứng cánh bướm năm 2004, Ashton Kutcher du hành về quá khứ, thay đổi những sự kiện trong thời thơ ấu để thay đổi thực tại, kết quả đúng là thay đổi vô cùng kinh ngạc, song lại càng buồn thảm. Trong truyền thông, hình ảnh ẩn dụ này thường được dùng như là một thông điệp ý nghĩa để khuyến khích mọi người rằng mỗi hành động nhỏ bé của chúng ta đều có thể có ý nghĩa rất lớn. Sách liên quan đến Hiệu ứng cánh bướm Nửa kia của Hitler - Eric-Emmanuel Schmitt Dẫn luận về thuyết hỗn độn - Leonard Smith Hiệu ứng cánh bướm - Andy Andrews Cú hích - Richard H. Thaler & Cass R. Sustein Quan hệ nhân quả - Stephen Mumford & Rani Lill Anjum Cái toàn thể và trật tự ẩn - David Bohm
popup

Số lượng:

Tổng tiền: