• GIỚI THIỆU LOẠT SÁCH ROUTLEDGE PHILOSOPHY GUIDEBOOKS
    27/ 10/ 2021
    Routledge Philosophy GuideBook giới thiệu đến người học triết các tác phẩm kinh điển của triết học phương Tây. Mỗi quyển Guidebook giới thiệu một triết gia lớn và một lĩnh vực quan trọng trong triết học của họ bằng cách tập trung vào một kinh điển quan trọng – đặt triết gia và tác phẩm ấy vào đúng bối cảnh lịch sử, bình giải tác phẩm và đánh giá sự đóng góp của triết gia ấy vào tư tưởng đương đại. Loạt sách này phù hợp với sinh viên năm nhất và năm hai muốn học tác phẩm  triết học trong kinh điển triết học phương Tây. Để giúp các độc giả nhập môn, chúng tôi phân loại chúng theo các thời kỳ và trường phái triết học trọng yếu. Tuy nhiên, rất tiếc là hiện tại chưa có quyển nào trong số này được dịch sang tiếng Việt. Triết học cổ đại Routledge Philosophy Guidebook to Aristotle and the Poetics (Aristotle và thi pháp) Routledge Philosophy Guidebook to Aristotle and the Politics (Aristotle và chính trị luận) Routledge Philosophy GuideBook to Aristotle and the Metaphysics (Aristotle và siêu hình học) Routledge Philosophy GuideBook to Plato and the Trial of Socrates (Plato và phiên tòa xử Socrates) Triết học hiện đại sơ kì Routledge Philosophy GuideBook to Locke on Government (Locke bàn về chính quyền) Routledge Philosophy GuideBook to Spinoza on Politics (Spinoza bàn về chính trị) Routledge Philosophy GuideBook to Spinoza and the Ethics (Spinoza và Đạo đức học) Routledge Philosophy GuideBook to Leibniz and the Monadology (Leibniz và Đơn tử luận) Routledge Philosophy GuideBook to Berkeley and the Principles of Human Knowledge (Berkeley và Những nguyên lý về tri thức con người) Routledge Philosophy GuideBook to Hume on Religion (Hume bàn về tôn giáo) Routledge Philosophy GuideBook to Hume on Knowledge (Hume bàn về tri thức) Routledge Philosophy GuideBook to Hume on Morality (Hume bàn về luân lý) Routledge Philosophy GuideBook to Rousseau and the Social Contract (Rousseau và Khế ước xã hội) Chủ nghĩa duy tâm Đức Routledge Philosophy GuideBook to Kant and the Critique of Pure Reason (Kant và Phê phán lý tính thuần túy) Routledge Philosophy GuideBook to Kant on Morals (Kant bàn về luân lý) Routledge Philosophy Guidebook to Kant on Religion within the Boundaries of Mere Reason (Kant và Tôn giáo bên trong phạm vi của lý tính thuần túy) Routledge Philosophy GuideBook to Kant on Judgment (Kant bàn về phán đoán) Routledge Philosophy Guidebook to Hegel on History (Hegel bàn về lịch sử) Routledge Philosophy GuideBook to Hegel and the Philosophy of Right (Hegel và Triết học pháp quyền) Routledge Philosophy GuideBook to Mill on Utilitarianism (Mill và Thuyết công lợi) Triết học phân tích Routledge Philosophy GuideBook to Anscombe's Intention (Ý định của Anscombe) Routledge Philosophy GuideBook to Wittgenstein and On Certainty (Wittgenstein và Về sự chắc chắn) Routledge Philosophy GuideBook to Kripke and Naming and Necessity (Kripke và Gọi tên và tính tất yếu) Routledge Philosophy GuideBook to Frege on Sense and Reference (Frege bàn về Ý nghĩa và sở chỉ) Routledge Philosophy GuideBook to Wittgenstein and the Tractatus (Wittgenstein và Tractatus) Routledge Philosophy GuideBook to Rorty and the Mirror of Nature (Rorty và tấm gương tự nhiên) Triết học lục địa Routledge Philosophy GuideBook to Merleau-Ponty and Phenomenology of Perception (Merleau-Ponty và Hiện tượng luận tri giác) Routledge Philosophy Guidebook to the Later Heidegger (Heidegger hậu kì) Routledge Philosophy GuideBook to Nietzsche on Art (Nietzsche bàn về nghệ thuật) Routledge Philosophy Guidebook to Derrida on Deconstruction (Derrida bàn về giải cấu) Routledge Philosophy GuideBook to Husserl and the Cartesian Meditations (Husserl và Những suy niệm kiểu Descartes) Routledge Philosophy GuideBook to Heidegger and Being and Time (Heidegger và Tồn tại và thời gian) Link: https://www.routledge.com/Routledge-Philosophy-GuideBooks/book-series/SE0129?pd=published,forthcoming&pg=1&pp=12&so=pub&view=grid  
  • TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRONG LOẠT SÁCH VERY SHORT INTRODUCTION
    27/ 10/ 2021
    Loạt sách Very Short Introduction của NXB Đại học Oxford gồm hàng trăm nhan đề về hầu hết mọi chủ đề. Những quyển sách khổ nhỏ, 150-200 trang này là con đường hoàn hảo để tìm hiểu nhanh về một chủ đề mới. Các tác giả kết hợp khéo léo các dữ liệu, sự phân tích, những quan điểm, ý tưởng mới để viết về những chủ đề khó và lí thú theo cách rất dễ đọc. Phần Triết học trong loạt sách này xuất bản từ năm 2000, đến nay đã lên đến 80 nhan đề. Các nhan đề có thể được phân loại như sau: - Giới thiệu từng triết gia (25 nhan đề): từ Socrates, Plato đến Russell, Wittgenstein, Heidegger - Giới thiệu lịch sử triết học phương Tây (17 nhan đề): Triết học trước Socrates, triết học cổ đại, trung cổ, triết học phân tích, triết học lục địa, chủ nghĩa hiện sinh. - Giới thiệu các bộ môn triết học (14 nhan đề): Siêu hình học, Đạo đức học, Logic học, Mỹ học, Triết học chính trị, triết học tôn giáo, triết học khoa học - Giới thiệu các chủ đề (17 nhan đề): Cái đẹp, lương tâm, nhân quả, lòng tin, tình yêu, sự riêng tư, quyền động vật - Giới thiệu các nội dung khác (6 nhan đề): triết học Ấn Độ, triết học trong thế giới Hồi giáo Phần Triết học giới thiệu toàn diện các gương mặt lớn trong triết học phương Tây từ cổ đại đến hiện đại. Nó cũng bao quát đa số các trường phái, giai đoạn chính trong lịch sử triết học phương Tây. Các bộ môn truyền thống trong triết học phương Tây cũng được giới thiệu một cách đầy đủ, toàn diện. Điểm đặc sắc trong loạt sách này là nó cũng bàn đến những chủ đề lớn và mang tính thời sự trong các tranh luận triết học ngày nay. Các nhan đề trong phần triết học đã được dịch sang tiếng Việt cho đến nay: - Triết học của Edward Craig (Phạm Kiều Tùng, nxb Tri thức, 2010) - Karl Marx của Peter Singer (Đinh Hồng Phúc, Cù Ngọc Phương dịch, nxb Tri thức, 2011) - Machiavelli của Quentin Skinner (Quế Sơn dịch, nxb Đà Nẵng, 2020) - Chủ nghĩa vô thần: dẫn nhập ngắn của Julian Baggini (Thùy Dương dịch, nxb Tri thức, 2020) - Dẫn luận về Schopenhauer của Christopher Janaway (Trịnh Huy Hóa dịch, nxb Hồng đức, 2017) - Dẫn luận về Nietzsche của Michael Tanner (Trịnh Huy Hóa dịch, nxb Hồng Đức, 2017) - Dẫn luận về Kierkegaard của Patrick Gardiner (Thái An dịch, nxb Hồng Đức, 2017) - Dẫn luận về Foucault của Gary Gutting (Thái An, Trịnh Huy Hóa dịch, nxb Hồng Đức, 2017) - Dẫn luận đề Cái đẹp của Roger Scruton (Thái An dịch, nxb Hồng Đức, 2016) - Dẫn luận về Tư duy của Tim Bayne (Nguyễn Tiến Văn dịch, nxb Hồng Đức, 2016) - Dẫn luận về Tình yêu của Ronald de Sousa (Thái An dịch, nxb Hồng Đức, 2016) - Quan hệ nhân quả: dẫn luận ngắn của Stephen Mumford và Rani Lill Anjum (Hoàng Phú Phương dịch, nxb tổng hợp tphcm, 2018) - Chủ nghĩa hiện sinh: dẫn luận ngắn của Thomas Flynn (Đinh Hồng Phúc dịch, nxb tổng hợp tphcm, 2018) - Logic học: dẫn luận ngắn của Graham Priest (Nguyễn Văn Sướng dịch, nxb tổng hợp tphcm, 2018) Xem thêm: https://www.veryshortintroductions.com/browse?t0=VSIO_SUBJECTS%3AAHU02720  
  • PHÉP PHÂN TÍCH TRIẾT HỌC TRONG THẾ KỶ XX (2 TẬP)
    04/ 11/ 2021
    Đây là bộ lịch sử quan trọng và toàn diện về triết học phân tích từ năm 1900, do một trong những nhân vật đương đại hàng đầu trong truyền thống triết học phân tích thuật lại. Tập đầu tiên kể câu chuyện từ 1900 đến giữa thế kỷ 20, tập thứ hai kể tiếp câu chuyện từ thời gian đó cho đến nay. Như Scott Soames thuật lại, câu chuyện về triết học phân tích có nhiều bước tiến quan trọng song lại không đồng đều. Trong đó, những nhà tư tưởng hàng đầu đã thực hiện những bước tiến quan trọng để giải quyết các vấn đề cốt lõi của truyền thống này. Mặc dù chưa có quan điểm triết học tổng quát nào đạt được sự thống trị lâu dài, Soames lập luận rằng có hai sự phát triển phương pháp luận theo thời gian đã định hình lại khung cảnh triết học. Chúng là (1) sự thành công nhọc nhằn của các triết gia phân tích trong việc hiểu, và phân biệt những khái niệm như chân lí logic, chân lí tiên nghiệm, và chân lí tất yếu, và (2) sự chấp nhận dần dần với quan niệm cho rằng tư biện triết học phải được đặt cơ sở trên tư tưởng tiền triết học hợp lí. Mặc dù Soames nhìn nhận lịch sử này theo quan điểm tích cực, ông cũng vẽ ra những khó khăn, những khởi đầu sai, và những thất vọng trên con đường ấy. Khi ông bàn về tác phẩm của những tiền bối và những người cùng thời với ông ‒ từ Bertrand Russell và Ludwig Wittgenstein đến Donald Davidson và Saul Kripke ‒ ông nhấn mạnh những thành tựu của họ trong khi vẫn chỉ ra những hạn chế của họ, đặc biệt ở những nơi mà tầm nhìn của họ bị giới hạn do chưa có cái nhìn thấu đáo về vấn đề mà ngày nay người ta đã thấy rõ ràng. Bản thân Soames cũng nằm ở vị trí trung tâm trong một số cuộc tranh luận quan trọng nhất của truyền thống này, và ông viết rất dễ hiểu về những ý niệm thường là phức tạp. Tài năng trình bày sáng sủa làm cho bộ lịch sử này thành dễ đọc không những với những sinh viên năm cuối mà còn với những học giả chuyên nghiệp. Mặc dù chiếm giữ vị trí trung tâm trong triết học ở thế giới Anh ngữ, truyền thống phân tích trong triết học có rất ít bộ lịch sử tổng hợp. Đây sẽ là tác phẩm chuẩn mực để mọi tác phẩm về sau lấy làm tham chiếu. Mục lục tập 1 Lời cảm ơn Lời giới thiệu cho hai tập PHẦN MỘT: G. E. MOORE BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC, NHẬN THỨC LUẬN, VÀ PHÂN TÍCH TRIẾT HỌC CHƯƠNG 1: Lẽ thường và phân tích triết học CHƯƠNG 2: Moore bàn về chủ nghĩa hoài nghi, sự tri giác, và tri thức CHƯƠNG 3: Moore bàn về tính thiện/tốt và các cơ sở của đạo đức học CHƯƠNG 4: Các di sản và cơ hội bị bỏ lỡ của Đạo đức học của Moore PHẦN HAI: BERTRAND RUSSELL BÀN VỀ PHÂN TÍCH LOGIC VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ CHƯƠNG 5: Hình thức logic, hình thức ngữ pháp, và lý thuyết mô tả CHƯƠNG 6: Logic và toán học: Sự quy thoái duy logic CHƯƠNG 7: Phép dựng logic và ngoại giới CHƯƠNG 8: Nguyên tử luận logic của Russell PHẦN BA: TRACTATUS CỦA LUDWIG WITTGENSTEIN CHƯƠNG 9: Siêu hình học của Tractatus CHƯƠNG 10: Nghĩa, chân lí, và logic trong Tractatus CHƯƠNG 11: Bài kiểm tra trong Tractatus về tính có thể hiểu được và những hệ quả của nó PHẦN BỐN: CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG LOGIC, THUYẾT BIỂU CẢM, VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC CHƯƠNG 12: Các nhà thực chứng logic bàn về tính tất yếu và tri thức tiên nghiệm CHƯƠNG 13: Sự nổi lên và sụp đổ của tiêu chí thường nghiệm về nghĩa CHƯƠNG 14: Thuyết biểu cảm và những nhà phê bình nó CHƯƠNG 15: Đạo đức học chuẩn tắc trong thời đại của thuyết biểu cảm: thuyết chống hệ quả luận của Sir David Ross CHƯƠNG NĂM: QUAN ĐIỂM HẬU THỰC CHỨNG CỦA W. V. QUINE THỜI ĐẦU CHƯƠNG 16: Cái phân tích và cái tổng hợp, cái tất yếu và cái khả thể, cái tiên nghiệm và cái hậu nghiệm CHƯƠNG 17: Nghĩa và thuyết kiểm chứng toàn thể Bảng dẫn Mục lục tập 2 Lời cảm ơn Lời giới thiệu cho tập 2 PHẦN MỘT: PHILOSOPHICAL INVESTIGATIONS CỦA LUDWIG WITTGENSTEIN CHƯƠNG 1: Bác bỏ quan niệm của Tractatus về ngôn ngữ và phép phân tích CHƯƠNG 2: Tuân theo quy tắc và lập luận ngôn ngữ riêng tư PHẦN HAI: CÁC KINH ĐIỂN CỦA NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: CHÂN LÍ, TÍNH THIỆN, TÂM TRÍ, VÀ PHÂN TÍCH CHƯƠNG 3: Nghịch cảnh của Ryle CHƯƠNG 4: Concept of Mind của Ryle CHƯƠNG 5: Lý thuyết ngôn hành về chân lí của Strawson CHƯƠNG 6: Lý thuyết ngôn hành về thiện của Hare PHẦN BA: THÊM VÀI KINH ĐIỂN CỦA TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG: TRẢ LỜI CHO CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI TRIỆT ĐỂ CHƯƠNG 7: Lập luận trường hợp hình mẫu của Malcolm CHƯƠNG 8: Sense and Sensibilia của Austin PHẦN BỐN: PAUL GRICE VÀ SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG CHƯƠNG 9: Cách dùng ngôn ngữ và logic đối thoại CHƯƠNG NĂM: TỰ NHIÊN LUẬN TRIẾT HỌC CỦA WILLARD VAN ORMAN QUINE CHƯƠNG 10: Tính bất định của sự dịch CHƯƠNG 11: Thuyết loại trừ ngữ nghĩa học triệt để của Quine PHẦN SÁU: DONALD DAVIDSON BÀN VỀ CHÂN LÍ VÀ NGHĨA CHƯƠNG 12: Các lý thuyết về chân lí như lý thuyết về nghĩa CHƯƠNG 13: Chân lí, diễn giải, và tính không thể hiểu được giả định của những sơ đồ khái niệm khác PHẦN BẢY: SAUL KRIPKE BÀN VỀ GỌI TÊN VÀ TÍNH TẤT YẾU CHƯƠNG 14: Tên, bản chất, và khả thể CHƯƠNG 15: Cái hậu nghiệm tất yếu CHƯƠNG 16: Cái tiên nghiệm bất tất CHƯƠNG 17: Hạng tử loại tự nhiên và những phát biểu đồng nhất lý thuyết HẬU TỪ: Thời đại chuyên môn hóa Bảng dẫn
  • CHỦ NGHĨA DỤNG HÀNH - WILLIAM JAMES
    08/ 11/ 2021
    Trong cuộc phỏng vấn đề đề tài chủ nghĩa dụng hành trên trang fivebooks.com, Robert Talisse giới thiệu quyển Chủ nghĩa dụng hành của William James trong danh sách năm quyển hay nhất về đề tài này. Tác phẩm này vừa được dịch giả Phạm Viêm Phương dịch và Sách Khai Tâm phát hành (https://www.khaitam.com/khai-tam-phat-hanh/chu-nghia-thuc-dung-bia-mem). Đây là đoạn trích liên quan đến quyển này trong cuộc phỏng vấn: Chủ đề đó liên hệ với quyển sách kế tiếp, quyển này mô tả một cách tiếp cận thế giới theo cách rất cảm thông với truy vấn khoa học, và nó nhấn mạnh cách đúng đắn để tiếp tục khám phá thế giới. Đó là Chủ nghĩa dụng hành của William James, một nhà tâm lý học nổi tiếng vào giai đoạn đầu của ngành này, và là anh trai của Henry James. Điểm thú vị là cả James và Peirce đều là dân khoa học chuyên nghiệp. Peirce là nhà hóa học và James nghiên cứu cơ thể học và là một bác sĩ. James là người đã phổ biến thuật ngữ ‘chủ nghĩa dụng hành’, và ghi nhận Peirce là người đã sáng tạo ra thuật ngữ này. Một mặt, chủ nghĩa dụng hành của James là một lý thuyết về nghĩa ‒ châm ngôn dụng hành ông lấy lại từ Peirce ‒ và, mặt khác, là một lý thuyết về chân lí. Ông lấy lại từ Peirce quan niệm chủ nghĩa dụng hành gồm hai phần, quan niệm về nghĩa và quan niệm nhận thức luận. Người ta dự định dùng nó làm quan điểm khoa học về nghĩa, nó được cho là bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm, để giúp người ta hiểu nghĩa mà nhà khoa học dùng khi họ thực hiện thí nghiệm. James nghĩ rằng nghĩa là những hàm ý về hành vi hay hành xử khi tin một mệnh đề hoặc một phát biểu. James nghĩ rằng một phần của nghĩa của một phát biểu thậm chí có thể là ‒ và đây là một trong những cách tân của James mà Peirce không chấp nhận ‒ những hàm ý đối với sức khỏe tâm lý của bạn. Đây là chỗ chủ nghĩa dụng hành tỏ ra lạ lùng, bởi vì không phải William James sử dụng phong cách tư duy đó để gợi ý rằng khi ai đó nói họ tin vào Thượng Đề thì đó thật ra là một phát biểu về những tác động tâm lý của niềm tin đó sao? Phải, đây là quan điểm bắt đầu thay đổi trong tay James. Điểm thật sự quan trọng để hiểu động cơ gì khiến James nói một điều như thế là: đó là điểm giằng xé trong tiểu sử của ông. Chính do những huấn luyện khoa học của ông: ông vẫn được xem là cha đẻ của tâm lý học thực nghiệm hiện đại, ông biết cách điều hành một phòng thí nghiệm và làm thí nghiệm. Khi đọc The Principles of Psychology, người ta thấy đó là sự đo đạc phức tạp với những điều rất khó đo đạc. Ông thật sự là một nhà tâm lý học giỏi. Nhưng chính tính khí của ông đã thu hút ông đến với nhiều loại thuyết duy linh. Ông có khí chất tôn giáo. Nhiều lúc trong đời, ông tin vào ma quỷ và linh hồn. Thực tế là đến cuối đời, ông bắt đầu khảo sát, bằng phương pháp khoa học, những điều mang tính siêu linh và cận tâm lý học. Cho nên ông cũng có một khía cạnh ma quái, và ông xem chủ nghĩa dụng hành như một loại chủ nghĩa duy nghiệm ‒ không giống với chủ nghĩa duy nghiệm logic của những nhà thực chứng logic ‒ sẽ thân thiện hơn với tôn giáo, tâm linh, và các giá trị, theo ý nghĩa rất rộng của thuật ngữ này. James nghĩ không ngừng về “cảm giác ở nhà trong vũ trụ”. Một phần động cơ thôi thúc chủ nghĩa dụng hành của ông là nỗ lực hòa giải quan điểm khoa học, cứng rắn về thế giới với quan niệm tôn giáo, duy linh về vị trí của chúng ta trong vũ trụ, hai lực đẩy ông cảm nhận rất mạnh. Do đó, cách vận hành của nó là: chúng ta được cho là hiểu nghĩa của những mệnh đề theo những hàm ý của hành vi của chúng ta ‒ hành vi của chúng ta được định nghĩa rất rộng đến mức bao gồm những trạng thái tâm lý, cách xử thế, và thái độ của chúng ta. Chúng ta hiểu mệnh đề nghĩa gì thông qua nó sẽ dẫn chúng ta đến hành động như thế nào. Thế thì, có quan niệm về chân lý, và một mệnh đề là đúng trong chừng mực nó dẫn chúng ta đến hành động theo cách nào thành công, hay cách hành động nào tốt cho chúng ta. Đây là quan niệm về chân lý gây bối rối, theo triết học mà nói. Thật khó lập định nó theo cách nghe hợp lý và không ngu ngốc. Khi James nói những điều có phần bất cẩn “Chân lý là những gì hữu hiệu/ làm việc”, ông tự khiến mình ‒ tôi nghĩ không cần thiết ‒ nhận nhiều phê bình đích đáng. Chân lý là những gì hiệu quả/làm việc sao? Nếu tôi tin rằng tôi là một anh chàng rất đẹp trai, nó có thể có hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau. Nó không thể là đúng. Đây là những kiểu phát biểu từ những năm 1900 đã bị Bertrand Russell và G. E. Moore phê bình. Nó dường như là một quan niệm điên loạn về chân lí. Nhưng tôi nghĩ nó là quan niệm đặc sắc hơn James đôi khi gợi ý. Nó là quan điểm nói chúng ta có những niềm tin vì những mục đích nhất định. Niềm tin là công cụ. Một niềm tin giống như một chiếc búa hay một chiếc kéo. Nó được cho là công cụ làm việc, theo mặt hành vi, nó được cho là hướng dẫn những hành động của chúng ta. James nghĩ rằng chân lý của một niềm tin phải được hiểu theo sự thành công nó mang lại cho hành động của chúng ta khi nó được dùng làm hướng dẫn cho chúng ta. Khi bạn nói theo cách ấy, có nhiều phản bác có thể được đưa ra và nhiều vấn đề phát sinh, nhưng nó không phải là một ý tưởng ngu ngốc, có thể bác bỏ dễ dàng như khi nói “chân lý là những gì hiệu quả/làm việc”. Và một trong những cách tác phẩm của William James làm việc/ gây hiệu quả là ông là một tác giả siêu hạng ở cấp độ viết câu, giống như em trai ông. Chắc chắn rồi. Nếu ai đó từng muốn đọc một quyển sách triết học về chân lý, nghĩa, tôn giáo, và siêu hình học nhẹ nhàng ‒ nếu bạn có thể học sách bên hồ ‒ Chủ nghĩa dụng hành của James là một tác phẩm triết học được viết xuất sắc. Tôi không nghĩ có gì quá đáng khi nói William là một cây bút hay hơn em trai của ông. Nguồn: https://fivebooks.com/best-books/robert-talisse-on-pragmatism/
  • NHỮNG QUYỂN SÁCH VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY
    15/ 11/ 2021
    Những quyển sách vĩ đại của thế giới phương Tây là bộ sách được xuất bản lần đầu ở Mỹ năm 1952 bởi Encyclopædia Britannica, Inc, gồm 54 tập. Các nhà biên tập ban đầu dùng ba tiêu chí để chọn sách từ Văn minh phương Tây để đưa vào bộ này: quyển sách phải liên quan đến vấn đề ngày nay, và không chỉ quan trọng về mặt lịch sử; nó phải đáng đọc đi đọc lại để mở mang đầu óc; và nó phải là một phần của “cuộc đối thoại vĩ đại về những ý tưởng vĩ đại”, liên quan đến ít nhất 25 ý tưởng trong 102 “ý tưởng vĩ đại” được chủ biên của bộ này đưa ra trong phần bảng dẫn tổng quát, được gọi là “Syntopicon”. Các quyển không được chọn dựa trên cơ sở dân tộc (phải có ảnh hưởng lịch sử đủ lớn để chọn đưa vào) hay trên cơ sở các nhà biên tập đồng ý với những quan điểm nó trình bày. Ấn bản hai được xuất bản vào năm 1990 gồm 60 tập. Một số bản dịch được cập nhật, một số tác phẩm bị loại đi, và nhiều tác phẩm quan trọng trong thế kỉ XX được thêm vào trong 6 tập mới. Được xuất bản lần đầu thành 54 tập, The Great Books of the Western World bao gồm tiểu thuyết, lịch sử, thi ca, khoa học tự nhiên, toán học, triết học, kịch, chính trị học, tôn giáo, kinh tế, và đạo đức học. Hutchins viết tập 1, nhan đề The Great Conversation, là lời giới thiệu và diễn ngôn về giáo dục khai phóng. Adler viết hai tập tiếp theo, "The Great Ideas: A Syntopicon", để nhấn mạnh tính thống nhất của cả bộ sách, và mở rộng thêm tư tưởng phương Tây nói chung. Một đội làm bảng dẫn đã mất nhiều tháng để soạn các tham chiếu cho những chủ đề như “Sự tự do của con người trong mối quan hệ với ý muốn của Thượng Đế” và “sự phủ nhận cái không hay chân không để biên vực plenum”. Họ đã nhóm các chủ đề thành 102 chương, và Adler đã viết 102 lời giới thiệu cho chúng. Bốn màu được dùng để phân loại mỗi tập theo lĩnh vực ‒ văn học hư cấu, toán học và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và lịch sử, triết học và thần học.  Các tập gồm các tác phẩm sau: Tập 1: Cuộc đối thoại vĩ đại Tập 2 Syntopicon I: Thiên thần, động vật, chế độ quý tộc, nghệ thuật, thiên văn, cái đẹp, hữu thể, biến cố, thay đổi, công dân, hiến pháp, lòng dũng cảm, tập quán và quy ước, định nghĩa, chế độ dân chủ, ham muốn, biện chứng, trách nhiệm, giáo dục, nguyên tố, cảm xúc, tính vĩnh cữu, tiến hóa, kinh nghiệm, gia đình, định mệnh, hình thức, thiện, thiện và ác, chính phủ, thói quen, hạnh phúc, lịch sử, danh dự, giả thuyết, ý tưởng, tính bất tử, quy nạp, vô hạn, phán đoán, công lý, tri thức, lao động, ngôn ngữ, pháp luật, tự do, sự sống và cái chết, logic và tình yêu.  Tập 3 Syntopicon II: Con người, toán học, vật chất, cơ học, y học, trí nhớ và trí tưởng tượng, siêu hình học, tâm trí, chế độ vương quyền, thiên nhiên, tính tất yếu và tính bất tất, chế độ đầu sỏ, một và nhiều, tư kiến, đối lập, triết học, vật lý,  khoái cảm và đau đớn, thi ca, nguyên lý, tiến bộ, tiên tri, thận trọng, trừng phạt, chất, lượng, suy luận, quan hệ, tôn giáo, cách mạng, tu từ, giống và khác, khoa học, ý nghĩa, dấu hiệu và kí hiệu, tội lỗi, sự nô lệ, linh hồn, không gian, nhà nước, tính khí, thần học, thời gian, chân lý, bạo quyền, cái phổ biến và cái đặc thù, đức hạnh và tội lỗi, chiến tranh và hòa bình, sự giàu có, ý chí, minh triết, và thế giới. Tập 4 Homer (do Samuel Butler dịch sang tiếng Anh) Iliad Odyssey Tập 5 Aeschylus (do G.M. Cookson dịch sang thơ tiếng Anh) The Suppliant Maidens The Persians Seven Against Thebes Prometheus Bound The Oresteia Agamemnon Choephoroe The Eumenides Sophocles (do Sir Richard C. Jebb dịch sang văn xuôi tiếng Anh) Loạt kịch Oedipus Oedipus the King Oedipus at Colonus Antigone Ajax Electra The Trachiniae Philoctetes Euripides (do Edward P. Coleridge dịch sang văn xuôi tiếng Anh) Rhesus Medea Hippolytus Alcestis Heracleidae The Suppliants The Trojan Women Ion Helen Andromache Electra Bacchantes Hecuba Heracles Mad The Phoenician Women Orestes Iphigenia in Tauris Iphigenia in Aulis Cyclops Aristophanes (do Benjamin Bickley Rogers dịch sang thơ tiếng Anh) The Acharnians The Knights The Clouds The Wasps Peace The Birds The Frogs Lysistrata Thesmophoriazusae Ecclesiazousae Plutus Tập 6 Herodotus Lịch sử (do George Rawlinson dịch) Thucydides Lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesian  (do Richard Crawley dịch và R. Feetham duyệt) Tập 7 Plato Các đối thoại (do Benjamin Jowett dịch) Charmides Lysis Laches Protagoras Euthydemus Cratylus Phaedrus Ion Yến tiệc Meno Euthyphro Tự biện Crito Phaedo Gorgias The Republic Timaeus Critias Parmenides Theaetetus Biện sĩ Chính khách Philebus Pháp luật Lá thư thứ bảy (do J. Harward dịch) Tập 8 Aristotle Các phạm trù Về các diễn giải Logic tiên nghiệm Logic hậu nghiệm Các chủ đề Bác bỏ những nhà ngụy biện Vật lý học Về các thiên thể Về sự sinh thành và tuyệt diệt Khí tượng học Siêu hình học Về linh hồn Các tác phẩm sinh học ngắn Tập 9 Aristotle Lịch sử động vật Các bộ phận của động vật Về chuyển động của động vật Dáng đi của đông vật Sự tiến triển của động vật Đạo đức học Nicomachean Chính trị luận Hiến pháp Athen Tu từ Thi pháp Soucre: https://en.wikipedia.org/wiki/Great_Books_of_the_Western_World
  • CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY - AN CHI
    22/ 11/ 2021
    Chuyện Đông chuyện Tây là một bộ sách tập hợp những bài viết của học giả, nhà nghiên cứu An Chi đã đăng trên cuốn Tạp chí kiến thức ngày nay trong nhiều năm liền, bắt đầu từ năm 1992. Với vốn kiến thức không ngừng bồi bổ, tự học của mình, An Chi đã được độc giả tin tưởng trao gửi nhiều câu hỏi khó đủ mọi thể loại những mong có được sự giải đáp các thắc mắc, liên quan đến từ nguyên, ngôn ngữ tiếng Việt và các vấn đề lịch sử, khoa học,… Nhiều thắc mắc được bạn đọc đặt ra, chẳng hạn, khi từ “moong” xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, khiến không ít bạn đọc bỡ ngỡ vì không hiểu nghĩa cũng như không biết được xuất xứ của nó, thì theo học giả An Chi, “moong” là một từ Việt gốc Pháp, bắt nguồn ở từ “gisement”, có nghĩa là “vỉa” (khoáng sản, đất đá…). Ngoài ra những giải đáp về lịch sử, văn hóa, thể thao và nhiều lĩnh vực khác cũng rất thấu đáo, hấp dẫn như địa danh Ba Son, quốc hiệu Đại Cồ Việt hoặc “Rể Đông sàng, dâu Nam gián”… Những vấn đề này đều được An Chi trả lời thuyết phục sau khi tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng. Và đặc biệt, trong những lời giải đáp của mình, ông luôn luôn có những dẫn chứng cụ thể. Ông cũng vận dụng nhiều kiến thức từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh nhằm đối chiếu và đi tìm gốc rễ của vấn đề, cũng như truy tìm từ nguyên của tiếng Việt. Chính điều này càng khiến những kiến giải của học giả An Chi có tính thuyết phục và sức nặng cao. “…Thời nay không có ai có thể tự cho mình là “nhà bách khoa” cái gì cũng biết, nhưng những câu trả lời của anh trên tạp chí đã làm thỏa mãn phần đông độc giả vì đó đều là kết quả của một quá trình tra cứu nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm đối với khoa học và đối với những người đã có lòng tin cậy mình. Thêm vào đó là lời văn trong sáng, đĩnh đạc, nhiều khi dí dỏm một cách nhã nhặn và tuệ minh, làm cho việc đọc anh trở thành một lạc thú thanh tao…” – GS Cao Xuân Hạo đã nói như thế về An Chi. Ngày trước, khi chưa có google để có thể ngồi một chỗ và tra cứu mọi thứ như bây giờ, thì quả thật, An Chi và Chuyện Đông chuyện Tây thực sự là một kho tri thức quý giá để chúng ta tiếp cận với tri thức và ngôn ngữ. Bộ sách hiện có đủ 4 tập tại Thư Hiên, vui lòng liên hệ Thư Hiên để ôm ngay mớ kiến thức bổ ích này nhé.
  • NHỮNG QUYỂN SÁCH VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY 2
    29/ 11/ 2021
    Tập 10 Hippocrates Tác phẩm Galen Về các quan năng tự nhiên Tập 11 Euclid 13 cuốn của quyển Cơ sở của Euclid Archimedes Về hình cầu và hình trụ Về sự đo đạc một hình tròn Về các hình nêm và hình cầu Về các hình xoắn ốc Về sự cân bằng của các hành tinh Người đếm cát Phép cầu phương parabol Về các vật thể nổi Sách về các bổ đề Phương pháp giải quyết các vấn đề cơ học Apollonius of Perga Về các mặt conic Nicomachus of Gerasa Nhập môn số học Tập 12 Lucretius Về bản tính của sự vật (H.A.J. Munro dịch) Epictetus Trò chuyện (George Long dịch) Marcus Aurelius Suy tưởng  (George Long dịch) Tập 13 Virgil (James Rhoades dịch sang thơ tiếng Anh) Eclogues Georgics Aeneid Tập 14 Plutarch Những anh hùng Hy Lạp và La Mã (John Dryden dịch) Tập 15 P. Cornelius Tacitus (Alfred John Church và William Jackson Brodribb dịch) Biên niên sử Lịch sử Tập 16 Ptolemy Almagest, (R. Catesby Taliaferro dịch) Nicolaus Copernicus Về chuyển động quay của các thiên thể ( Charles Glenn Wallis dịch) Johannes Kepler (Charles Glenn Wallis dịch) Toát yếu thiên văn học Copernicus (cuốn IV–V) Vũ trụ hài hòa (cuốn V) Tập 17 Plotinus Sáu bộ chín (Stephen MacKenna và B. S. Page dịch) Tập 18 Augustine of Hippo Tự thuật Đô thành của Chúa Về học thuyết của đạo Ki-tô Tập 19 Thomas Aquinas Tổng luận thần học I Tập 20 Thomas Aquinas Tổng luận thần học  II Tập 21 Dante Alighieri Hài kịch thần thánh (Charles Eliot Norton dịch) Tập 22 Geoffrey Chaucer Troilus và Criseyde Những câu chuyện ở Canterbury Tập 23 Niccolò Machiavelli Quân vương Thomas Hobbes Leviathan Tập 24 François Rabelais Gargantua và Pantagruel, chỉ đến cuốn 4. Tập 25 Michel Eyquem de Montaigne Tiểu luận Tập 26 William Shakespeare Henrry VI, phần 1 Henrry VI, phần 2 Henrry VI, phần 3 Bi kịch của Richard III Hài kịch của những sai lầm Titus Andronicus Sự thuần hóa của chuột chù Hai quý ông của Verona Sự uổng công vô ích của tình yêu Romeo và Juliet Bi kịch của Richard II Giấc mộng đêm hè Cuộc đời và cái chết của Vua John Thương nhân thành Venice Henry IV, phần 1 Henry IV, phần 2 Có gì đâu mà rộn Cuộc đời Vua Henry V Julius Caesar Như bạn muốn Tập 27 William Shakespeare Đêm thứ mười hai Bi kịch Hamlet , Hoàng tử Đan Mạch Những người vợ vui vẻ của Windsor Troilus và Cressida Tất cả cũng kết thúc tốt Ăn miếng trả miếng (tạm dịch) Othello, thống lãnh Venice Vua Lear Macbeth Antony và Cleopatra Coriolanus Timon of Athens Pericles, Prince of Tyre Cymbeline Câu chuyện mùa đông Giông tố Lịch sử nổi tiếng về cuộc đời Vua Henry VIII Thơ Sonnet Tập 28 William Gilbert Luận về nam châm, và các vật từ, và về nam châm khổng lồ là Trái Đất Galileo Galilei Những đối thoại về hai khoa học mới William Harvey Hoạt động của tim và máu động vật Sự sự tuần hoàn máu Về sự hình thành cơ thể động vật Tập 29 Miguel de Cervantes Đông ki sốt ( John Ormsby dịch) Tập 30 Sir Francis Bacon Tăng tiến sự học Bộ công cụ mới Atlantis mới Xem thêm: NHỮNG QUYỂN SÁCH VĨ ĐẠI CỦA THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY  
popup

Số lượng:

Tổng tiền: