• INTERNAL TALK 26 - NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 14 thg 03, 2022
    13/ 04/ 2022
    Tư duy phân tích và Tư duy tổng hợp là hai hoạt động tư duy khác nhau. “Phân tích” có nghĩa là chia nhỏ vấn đề thành nhiều chi tiết, giúp chúng ta xác định những nguyên nhân chính gây ra một vấn đề và Tổng hợp thì ngược lại, tập hợp những mảnh nhỏ chi tiết lại với nhau, giúp chúng ta nắm được bức tranh lớn, nhìn được tổng thể mà không quá sa đà vào chi tiết. Có thể nói, tư duy phân tích là bước đầu tiên để nắm bắt toàn bộ các chi tiết có liên quan và tư duy tổng hợp là bước sau cùng để nhìn nhận chuyện gì đang xảy ra, nó cũng tương tự như các thao tác làm việc của Sherlock Holmes trong tác phẩm của Arhur Conan Doyle, luôn khởi đầu bằng sự nắm bắt những điểm dù là nhỏ nhất rồi suy luận xem chúng gợi ra câu chuyện gì cho những điều đang xảy ra, xâu chuỗi lại để nhìn ra một bức tranh chung. Bán cầu não trái thiên về phân tích và não phải thiên về tổng hợp. Giả định rằng trí tuệ của mỗi người ngang nhau từ khi sinh ra, hai khả năng này cũng không phát triển giống nhau. Phải phân tích và đánh giá vấn đề mỗi ngày để phát triển hai kỹ năng này. Trong khi làm việc, đây chính là 2 kỹ năng cần thiết để tổ chức công việc và cách thức quản lý theo tinh thần khoa học. Cần trang bị các kỹ năng dưới đây để nâng cao tư duy phân tích, tổng hợp: So sánh những vấn đề diễn ra trong lý tưởng và trong thực tế Kiểm định và đánh giá các giả định của mình Xem xét ý nghĩa hàm ẩn và những hậu quả xảy ra khi ta thực hiện hành động nào đó Suy luận, dự đoán, diễn giải các sự việc một cách hợp lý Mời bạn xem video clip buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/cmh2FjftQv/ Youtube: https://youtu.be/lA7l3XGxHUM
  • INTERNAL TALK 27 - LÀM RÕ VÀ ĐẶT CÂU HỎI VỀ NHỮNG Ý NIỆM - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 21 thg 03, 2022
    18/ 05/ 2022
    Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng, một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan. Thuật ngữ khái niệm bắt nguồn từ ngôn ngữ Latin, concipere, có nghĩa là một cái gì đó được hình thành trong tâm trí, được coi là một đơn vị nhận thức của ý nghĩa. Đó là cách suy nghĩ về một cái gì đó, bao gồm những đánh giá mang tính chủ quan. Trong đời sống, những khái niệm căn bản thường bị hiểu sai. Hầu hết mọi người khi được yêu cầu giải thích ý nghĩa của một khái niệm đều không có câu trả lời hoàn chỉnh. Những khái niệm cơ bản rất dễ gây tranh cãi khi không hiểu rõ tính phức tạp bên trong của khái niệm. Việc không hiểu rõ các khái niệm sẽ gây ra ngộ nhận, hiểu sai về người khác và cuộc hội thoại sẽ không thể đi đến mục tiêu cuối cùng. Khi dễ dàng chấp nhận những ý niệm có sẵn, hoạt động theo phản xạ, tư duy không được cải thiện và luôn bị áp đặt trong một khuôn khổ. Để tránh gây ra những tranh cãi không đáng có trong cuộc hội thoại, cần thống nhất các khái niệm trước khi bắt đầu hội thoại. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/lam-ro-va-dat-cau-hoi-ve-cac-y-niem Youtube: https://youtube/lam-ro-va-dat-cau-hoi-ve-cac-y-niem
  • INTERNAL TALK 28 - NỘI HÀM VÀ NGOẠI DIÊN - SỰ QUAN HỆ GIỮA CÁC Ý TƯỞNG - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 30 thg 03, 2022
    19/ 05/ 2022
    Khái niệm có hai thuộc tính là nội hàm và ngoại diên. Để hiểu rõ một khái niệm, cần thấu hiểu nội hàm và ngoại diên của khái niệm. Nội hàm của khái niệm là tổng hợp những thuộc tính bản chất của lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Nội hàm của khái niệm biểu thị mặt “chất” của khái niệm, nó trả lời cho câu hỏi: Đối tượng mà khái niệm đó phản ánh là cái gì? Ngoại diên của khái niệm là toàn thể những đối tượng có thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm. Mỗi đối tượng là một phần tử tạo nên ngoại diên, còn ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả các phần tử của lớp các đối tượng đó. Ngoại diên của khái niệm biểu thị mặt "lượng" của khái niệm, nó trả lời cho câu hỏi: Lớp các đối tượng mà khái niệm đó phản ánh có bao nhiêu? Nội hàm phản ảnh một trình độ của một thời kỳ nhất định, có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Nội hàm sẽ xác định được ngoại diên của khái niệm đó. Tương quan giữa nội hàm và ngoại diên theo tỷ lệ nghịch, nội hàm càng rộng và ngoại diên càng hẹp và ngược lại. Quan hệ giữa các khái niệm chính là quan hệ giữa ngoại diên của các khái niệm. Giữa các khái niệm, có các quan hệ sau đây: Quan hệ đồng nhất: khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau. Có nghĩa là đối tượng của khái niệm này cũng là đối tượng của khái niệm kia và ngược lại Quan hệ bao hàm: khái niệm có trật tự, khái niệm này bao hàm khái niệm kia Quan hệ mâu thuẫn: hai khái niệm có ngoại diên tách rời nhau mà tổng ngoại của chúng bằng ngoại diên của khái niệm khác chứa chúng Quan hệ phụ thuộc: hai khái niệm có ngoại diên của khái niệm này chứa trong ngoại diên của khái niệm kia. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: fb.watch/noi-ham-va-ngoai-dien-su-quan-he-giua-cac-y-tuong
  • INTERNAL TALK 40: QUẢN TRỊ CẢM XÚC - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    13/ 07/ 2022
    Cảm xúc là gì? Tại sao chúng ta phải biết kiềm chế và điều chỉnh được cảm xúc của mình? Làm thế nào để con người có thể quản lý cảm xúc của mình một cách tốt nhất? Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hooc-môn  hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc-môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú và kích thích. Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực. Bạn không nên nhầm lẫn giữa quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén chặt lại không cho nó bộc lộ. Như vậy đè nén không phải là quản trị. Quản trị là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện như ở một mức độ và chừng mực nào đó. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/eea8S5r6AO/ 
  • INTERNAL TALK 41: QUẢN TRỊ RỦI RO - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    13/ 07/ 2022
    Như các bạn đã được biết hoặc đã được trải nghiệm qua, cuộc sống là một đoạn đường không hề bằng phẳng và dễ dàng. Tùy vào từng hoàn cảnh của mỗi cá nhân thì sẽ có những nhận định khác nhau về điều đó. Có thể ngày hôm nay chúng ta cảm thấy mọi việc đều thuận lợi một cách tốt đẹp nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ tồn tại được mãi mãi. Rủi ro là một điều luôn rình rập xảy ra bất cứ lúc nào và chúng ta không thể đề phòng một cách triệt để được. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives) và thời lượng ảnh hưởng (Duration). Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), do đó nếu chắc chắn (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.  Rủi ro có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhóm lại thành hai nguyên nhân là nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, vấn đề về môi trường, rủi ro trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật…) và nguyên nhân chủ quan (thông thường là từ người). Tuy nhiên, thực tế phải thừa nhận rằng, rủi ro dù xảy ra vì bất kỳ lý do gì đều gây ra những tổn thất về thu nhập, tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/eeaTpSiPvz/ 
  • EXTERNAL TALK: TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    19/ 07/ 2022
    Mỗi cá nhân con người luôn có những phẩm chất đạo đức, những suy nghĩ và hành động riêng biệt, điều này tạo nên giá trị và đặc trưng nhận dạng ở mỗi con người. Theo nghiên cứu, nếu như con người chỉ đứng riêng biệt một mình thì họ vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp đó, vậy sẽ ra sao nếu đặt họ vào trong một đám đông đang cuồng loạn, liệu rằng họ sẽ vẫn giữ được sự bình tĩnh thường ngày hay sẽ đánh mất lý trí trong phút chốc? Tâm lý học đám đông là một hiệu ứng tâm lý mang tính dây chuyền, số lượng người tham gia càng nhiều thì kết quả của hiệu ứng càng lớn.Những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, hành động theo bản năng, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. Bất cứ một hiệu ứng tâm lý nào cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Đầu tiên nói về mặt tích cực: khi có một việc làm tốt nào đó được lan truyền tích cực trong cuộc sống hoặc trên các trang mạng xã hội thì chúng ta có thể thấy được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng rất cao, nó tạo nên một sự gắn kết tạm thời và chính điều đó đôi khi đã giúp đỡ một con người vượt qua khó khăn. Về mặt tiêu cực: nếu một sự việc bị đẩy đi quá xa, đám đông có thể bị chi phối bởi sự sai lệch, gây nên những hậu quả lớn, thậm chí có thể giết chết một con người theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, những cuộc bạo loạn trên thế giới nguyên nhân một phần cũng từ hiệu ứng tâm lý đám đông này. Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/em6I_rVUn3/ 
  • INTERNAL TALK 42: IKIGAI: TRIẾT LÝ SỐNG HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI NHẬT - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    19/ 07/ 2022
    Ikigai là một từ tiếng Nhật được ghép lại bằng 2 từ: ikiru (sống) và kai (nhìn thấy hy vọng). Ikigai được hiểu như công cuộc tìm thấy lẽ sống của mỗi người. Với người Nhật, việc tìm ra Ikigai cho mình là một việc mang tính tiên quyết cho mỗi con người, họ tin rằng khi tìm ra Ikigai bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống từng phút giây. Bốn yếu tố tạo ra Ikigai của người Nhật: - Bạn yêu thích, đam mê điều gì?: Tìm ra điều mà bạn thực sự yêu thích, bởi vì được làm việc mà mình yêu thích thì bạn mới hào hứng để thực hiện nó mỗi ngày. Có như thế thì bạn mới có đủ động lực theo đuổi và phát triển nó. - Bạn giỏi lĩnh vực nào?: Tìm ra lĩnh vực mà bạn giỏi nhất việc đó giúp bạn khẳng định giá trị của chính mình. Được làm việc mình giỏi và thành thạo nhất giúp bạn có hứng thú hơn. Thường thì nếu bạn yêu thích điều gì đó thì cơ hội để bạn làm nó tốt sẽ cao hơn rất nhiều.  - Thế giới cần gì từ bạn?: Hãy khám phá để tìm được thứ mà thế giới đang thực sự cần ở bạn. Bạn có thể kiếm tiền từ việc gì? Tiền bạc giúp bạn duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiền bạc giúp bạn theo đuổi đam mê của chính mình. Vậy liệu bạn có thể kiếm tiền từ việc gì? Ikigai chính là trung tâm giao thoa của 4 câu hỏi này. Nên nhớ rằng ikigai không thể đạt được trong một sớm một chiều và ikigai không có nghĩa là sẽ mang lại stress cho bạn. Nó nhắc nhở bạn là trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều nhu cầu khác nhau để tạo nên một bản thể hoàn chỉnh. Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/em7QYyU6zq/ 
popup

Số lượng:

Tổng tiền: