• INTERNAL TALK 8 - GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY - HUỲNH DUY THANH - 27 thg 09, 2021
    27/ 10/ 2021
    Buổi nói chuyện này giớ thiệu tổng quan kinh điển triết học phương Tây bằng việc trả lời 3 câu hỏi: Các giai đoạn và trường phái triết học chính trong triết học phương Tây là gì? Ai là triết gia quan trọng trong mỗi giai đoạn? Có những tác phẩm triết học kinh điển nào? Diễn giả trả lời 3 câu hỏi bằng cách điểm qua những series sách như Very Short Introduction, Routledge Philosophy Guidebooks và Routledge Guides to the Great Books. - Triết học cổ đại: những tên tuổi lớn là Socrates, Plato, và Aristotle. Tác phẩm kinh điển: Trial (Phiên tòa) của Socrates, Republic (Cộng hòa) của Plato; Poetics, Politics, Metaphysics, Nicomachean Ethics (Thi pháp, Chính trị luận, Siêu hình học, Đạo đức học Nicomachean) của Aristotle. - Triết học trung đại: những tên tuổi lớn là Augustine và Thomas Aquinas. Tác phẩm kinh điển: Confessions (Tự thú) bởi Augustine; Summa Theologiae (Tổng luận thần học) by Thomas Aquinas. - Triết học hiện đại thời kỳ đầu: Hobbes, Locke, Berkeley, Hume, Mill (chủ nghĩa duy nghiệm Anh) với các tác phẩm kinh điển như Leviathan - Hobbes, Essay Concerning Human Understanding (Tiểu luận về giác tính con người) - Locke, Principles of Human Knowledge (Những nguyên lý của tri thức con người) - Berkeley và Truy vấn/Đối thoại - Hume; Descartes, Spinoza, Leibniz (chủ nghĩa duy lý lục địa) với tác phẩm kinh điển Meditations (Những suy niệm) - Descartes, Ethics (Đạo đức học) - Spinoza, and Monadology (đơn tử luận) - Leibniz; Kant và Hegel (chủ nghĩa duy tâm Đức) với Ba phê phán - Kant, Phenomenology of Spirit (Hiện tượng học tinh thần), Philosophy of Rights (Triết học pháp quyền) - Hegel. - Triết học phân tích: các nhân vật quan trọng: Frege, Russell, Moore, Wittgenstein. Các tác phẩm kinh điển: Principia Ethica - Moore, Tractatus (Khảo luận Logic - triết học), Philosophical Investigations (Những khảo sát mang tính triết học), On Certainty (Về sự chắc chắn) - Wittgenstein. - Triết học lục địa: các triết gia quan trọng: Nietzsche, Husserl, Heidegger, Merleau-Ponty với các tác phẩm kinh điển như Cartesian Meditations (Những suy niệm kiểu Descartes) - Husserl, Being and Time (Tồn tại và thời gian) - Heidegger, và Phenomenology of Perceptions (Hiện tượng học tri giác) - Merleau-Ponty.
  • INTERNAL TALK 7 - BÁT CHÁNH ĐẠO - TRẦN THỊ MỸ - 20 thg 09, 2021
    27/ 10/ 2021
    - Bát chánh đạo trong Phật pháp - Nội dung của bát chánh đạo - Một số ứng dụng trong môi trường làm việc - Tham khảo - Q&A Sau khi giải thích bát chánh đạo là chân lý cuối cùng trong tứ diệu đế trong giáo lý Phật giáo, diễn giả dẫn vào nội dung của nó. Bát chánh đạo gồm 8 nhánh: (1) chánh tư duy, (2) chánh ngữ, (3) chánh nghiệp, (4) chánh mạng, (5) chánh tinh tấn, (6) chánh niệm, (7) chánh định, (8) chánh kiến. Trong phần ứng dụng của bát chánh đạo, diễn giả đề xuất một số cách áp dụng vào môi trường làm việc: (1) lắng nghe tích cực, (2) nói lời ái ngữ, (3) kiểm soát cảm xúc tiêu cực, (4) chánh tinh tấn: không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều câu hỏi được thảo luận trong phần Q&A. Bát chánh đạo có phải là một học thuyết chặt chẽ không? Các phương pháp thiết thực để kiểm soát cảm xúc tiêu cực như tức giận là gì? Có thể dập tắt dục vọng của con người không?
  • INTERNAL TALK 6 - NHỮNG BÀI HỌC KHẮC KỶ - HUỲNH DUY THANH - 13 thg 09, 2021
    27/ 10/ 2021
    - Chủ nghĩa khắc kỷ: giới thiệu chung - Những bài học từ Epictetus - Những bài học từ Seneca - Những bài học từ Marcus Aurelius - Tài liệu tham khảo tiếng Việt - Q&A Các triết gia khắc kỷ dạy chúng ta phân biệt những thứ bên ngoài và không thể thay đổi được với những thứ có thể thay đổi được trong các hoạt động thường ngày. Chúng ta đau khổ trong tưởng tượng nhiều hơn trong thực tế. Các sự kiện chỉ xảy ra, và chúng ta đau khổ vì những phán xét chủ quan của chúng ta về chúng. Các triết gia này cũng dạy chúng ta xem bất cứ sự kiện không may nào cũng là một cơ hội để thể hiện đức hạnh của chúng ta (công lý, sự tự kiểm soát, sự dũng cảm, và tính ngay thẳng) và sự xuất sắc của chúng ta: "Con người chân chính chỉ thể hiện trong những hoàn cảnh khó khăn". Trong phần Q&A, một thính giả hỏi: "Lời dạy khắc kỷ cũng tương tự như lời dạy Phật giáo, có điều gì khác mà phái khắc kỷ có thể dạy ta trong thực tiễn?" Một người khác nhấn mạnh: "Lời giảng Khắc kỷ quá "chuyên nghiệp" và "lý trí" với anh để có thể áp dụng trong thực tiễn hằng ngày". Đây là một sự hiểu lầm phổ biến về triết lý Khắc kỷ, môn triết cũng nhấn mạnh đến cảm xúc "tích cực". Là một học thuyết và cũng là một kỹ thuật, triết học khắc kỷ còn mới là với tất cả chúng ta. Bạn đọc có thể đọc và khám phá nhiều hơn triết lý của nó ở Thư Hiên.
  • INTERNAL TALK 4 - THUYẾT TẤT ĐỊNH - NGUYỄN NGỌC HÙNG - 30 thg 08, 2021
    27/ 10/ 2021
    - Định mệnh là gì? Thuyết tất định là gì? - Thuyết tất định trong văn hóa dân gian: bói toán và tử vi; - Thuyết tất định trong lịch sử triết học - Q&A Câu hỏi thú vị trong phần Q&A: Có tự do ý chí và trách nhiệm đạo đức không nếu thuyết tất định là đúng? Nếu cơ học lượng tử là đúng, liệu con người có tự do không?
  • INTERNAL TALK 3 - LINH HỒN - NGÔ THANH TÂN - 23 thg 08, 2021
    27/ 10/ 2021
    - Linh hồn là gì? - Linh hồn bất tử hay hữu tử? - Linh hồn trong quan điểm Phật giáo và Thiên Chúa Giáo - Linh hồn trong triết học Plato và Aristotle - Q&A Vài câu hỏi thú vị suốt phần Q&A: Liệu có kiếp sau? Ta có thể định nghĩa tính đồng nhất cá nhân mà không có linh hồn không?
  • INTERNAL TALK 2 - GIỚI THIỆU VỀ TRIẾT HỌC II - HOÀNG VIỆT - 16 thg 08, 2021
    27/ 10/ 2021
    Hoàng Việt tiếp tục tiếp cận câu hỏi chủ chốt của triết học: "Siêu hình học là gì?". Siêu hình học là một môn học về thực tại xét như một toàn bộ. Anh cũng giải thích sự khác biệt giữa Siêu hình học tổng quát và Siêu hình học chuyên biệt. Siêu hình học tổng quát nghiên cứu sự tồn tại hay sự hiện hữu, phù hợp với quan niệm Siêu hình học của Aristotle. Siêu hình học chuyên biệt nghiên cứu những câu hỏi cụ thể hơn liên quan đến tồn tại như sự bất tử, sự tự do của ý chí và vấn đề thân - tâm. Một câu hỏi thú vị được đưa ra trong suốt buổi thảo luận là: liệu ta có thể định nghĩa một con người, hay chính xác hơn, tính đồng nhất cá nhân là một linh hồn? Để trả lời câu hỏi này, thuyết nhị nguyên của Descartes và nghiên cứu của Locke về tính đồng nhất cá nhân đã được mang ra thảo luận rất lâu. Cuối cùng, chúng tôi không đạt được sự đồng thuận nào, như lệ thường trong bất cứ cuộc thảo luận triết học nào. Sách tham khảo: - Câu truyện triết học - Will Durant do Trí Hải và Bửu Đích dịch; - Câu chuyện triết học - Bryan Magee do Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn dịch; - Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh; - Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh; - Lịch sử triết học phương Tây (3 tập) của Lê Tôn Nghiêm; - Thế giới của Sophie - Jostein Gaarder, do Huỳnh Phan Anh dịch.
  • TRÒ CHUYỆN CÙNG NHÀ NGHIÊN CỨU BÙI VĂN NAM SƠN TẠI THƯ HIÊN DỊCH TRƯỜNG
    27/ 10/ 2021
    Chúng tôi đang vô cùng hào hứng với buổi ra mắt Thư Hiên Dịch Trường (Ex Libris Hermes) được dẫn dắt bởi tiến sỹ Bùi Văn Nam Sơn sáng nay. Thư Hiên Dịch Trường ra đời với mục đích khuyến khích thói quen đọc sách và dịch thuật trong môi trường làm việc. Thầy Bùi Văn Nam Sơn từng hỏi trong một bài đăng năm 2009: "Bao giờ ở ta mới có dịch trường đúng nghĩa? 13 thế kỷ sau Huyền Trang?" Và hôm nay, câu hỏi của thầy đã không còn bị bỏ ngỏ với sự ra đời của thư viện công ty DBA Interiors: Thư Hiên Dịch Trường (Ex Libris Hermes).  
popup

Số lượng:

Tổng tiền: