• FRANCIS BACON (1561 - 1626): HÃY TRÁNH XA CÁC THẦN TƯỢNG - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    28/ 07/ 2022
    Francis Bacon (1561 – 1626) Tử tước St Alban thứ nhất là một nhà triết học và chính khách người Anh. Ông được xem là cha đẻ của Chủ nghĩa duy nghiệm, Phương pháp khoa học và là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học. Ông ủng hộ tính khả thi của kiến thức khoa học trên cơ sở duy nhất là suy luận quy nạp và sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách cẩn thận. Theo Francis Bacon ông cho rằng có 4 loại thần tượng đang kĩm hãm trí tuệ của con người: 1. Thần tượng của diễn đàn (Idola Fori) - Những sai lầm trong phán đoán do quá tin vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ được sử dụng và thực tại mà ngôn ngữ thể hiện. Đa số chúng ta đều nghĩ rằng mình hiểu thế nào là “tự do” hay “dân chủ,” “công bằng,” “từ bi,” “bác ái” nhưng thật ra nội hàm ý nghĩa của các thuật ngữ này rất phức tạp. Ví dụ thuật ngữ “LIBERALISM” (chủ nghĩa tự do) thậm chí được dùng theo hai ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Bất cứ chế độ chính trị nào cũng có thể tự xưng là “dân chủ” chính là nhờ kiểu “thần tượng” này 2. Thần tượng của bộ lạc (Idola Tribus) - Những sai lầm trong phán đoán, tư duy, phát xuất từ chính bản chất của con người đó là phán đoán sự việc một cách nhanh chóng, nóng vội và thiếu suy nghĩ thấu đáo. Ví dụ: Nhìn thấy một phụ nữ hút thuốc lá, nhiều người lập tức nghĩ rằng người phụ nữ ấy nổi loạn và không đứng đắn. 3. Thần tượng của hang động (Idola Specus) - Những thành kiến bắt nguồn từ chính một cộng đồng sắc tộc hay văn hóa cụ thể, từ những nhóm lợi ích, đảng phái khác nhau. Ví dụ: đảng viên Đảng Dân Chủ (Mỹ) luôn nghĩ rằng đảng viên Đảng Cộng Hòa là sai khi họ bênh vực cho việc cắt giảm thuế lợi tức cá nhân. 4. Thần tượng của nhà hát/hí viện (Idola Theatri) - Những thành kiến tôn giáo, triết học. Tín đồ một tôn giáo này khó lòng cho rằng một tôn giáo khác là một tôn giáo chân chính. Những đảng viên Quốc Xã (thời Hitler) luôn nghĩ rằng dân tộc Do Thái đáng bị tiêu diệt. Tất cả các “thần tượng” nói trên đều được ấn định sẵn trong tâm trí của chúng ta và rất khó để chúng ra có thể gạt chúng khỏi tâm trí của mình, nên điều duy nhất có thể làm là mỗi khi chúng ta phán đoán về một sự việc hãy tự hỏi phải chăng có một “thần tượng” nào đó trong số bốn thần tượng nêu trên đang “chỉ đạo” sự phán đoán của mình. Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua: Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=8POaJ0HNto4&t=2s 
  • INTERNAL TALK 29 - CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA GÌ KHÔNG? - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 04 thg 04, 2022
    20/ 05/ 2022
    Cuộc sống có ý nghĩ gì không? - Ts. Dương Ngọc Dũng. Khi bàn về vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, bằng cách này hay cách khác, mọi người luôn luôn bày tỏ niềm mơ ước một cuộc sống có ý nghĩa? Nhưng một cuộc sống có ý nghĩa là một cuộc sống thế nào và làm sao để xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa? Nhiều người có những quan niệm, những quan điểm, những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Việc tự đặt câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống là một hoạt động vô cùng quan trọng. Đây là một trong những câu hỏi hóc búa nhất mang tính triết học. Ý nghĩa cuộc sống liên quan mật thiết đến những trải nghiệm của con người. Cuộc sống là chặng đường dài, con người tự hoàn thiện bản thân để trở nên tốt hơn. Để tiến đến gần việc trả lời “ý nghĩa cuộc sống”, cần trả lời cho câu hỏi “Điều mình trân trọng điều gì?” Đó có thể là trải nghiệm, đó có thể là tính cá nhân, giá trị về vật chất, hay giá trị về tâm linh. Vấn đề này liên đới với xã hội, liệu xã hội có chấp nhận những giá trị bạn mong muốn không? Và điều này sẽ liên quan đến câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra được xã hội mà ở đó chấp nhận những ước mơ, những mong muốn của con người? Chừng nào còn sống, con người sẽ phải đối mặt với những phiền muộn, khổ đau... Đó là những điều không ai muốn phải đối diện. Tuy nhiên, chúng lại rất cần thiết cho mỗi người, bởi “chỉ khi đối diện với chúng bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và hạnh phúc một cách thực sự”. Đó cũng chính là chất xúc tác để bạn tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình, biết trân trọng những gì đang có và sống hết mình cho ngày hôm nay. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: fb.watch/cuoc-song-co-y-nghia-gi-khong
  • EXTERNAL TALK: FRIEDRICH HAYEK - TRIẾT HỌC VÀ KINH TẾ - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    13/ 07/ 2022
    FRIEDRICH HAYEK - TRIẾT HỌC VÀ KINH TẾ - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG TRIẾT HỌC VÀ KINH TẾ - TS. Dương Ngọc Dũng .Friedrich August von Hayek (1899 – 1992) là một nhà kinh tế học và nhà khoa học chính trị người Anh gốc Áo nổi tiếng. Hayek được biết đến qua lập luận ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản trên thị trường tự do để chống lại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa đang phát triển trong thế kỷ 20. Ông được đánh giá là người có ảnh hưởng sâu sắc lên các thế hệ kế tiếp nhau của các nhà trí thức và chính trị gia. Tuy nhiên, Hayek là một nhà tư tưởng phi chính thống và thậm chí trái ngược với phần lớn các nhà kinh tế học tự do. Ông không tin vào một nền kinh tế học tự chủ, hình thức hóa và tự khép kín. Triết học là hạt nhân lý luận thế giới quan của con người, sẽ quy định quan điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, v.v. Do vậy, triết học khoa học có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội nói chung, của kinh tế nói riêng. Điều này thể hiện ở một số điểm cơ bản  sau: 1. Thế giới quan triết học khoa học  - cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế. 2. Thế giới quan triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo, đúng đắn các quy luật kinh tế. 3. Thế giới quan triết học khoa học - cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách kinh tế. 4. Thế giới quan triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinh doanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
  • INTERNAL TALK 24 - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 28 thg 02, 2022
    21/ 03/ 2022
    NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI - DƯƠNG NGỌC DŨNG Những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xa hội - Dương Ngọc Dũng. Giao tiếp xã hội là một điều rất quan trọng trong cuộc sống. Hầu như ai cũng thừa nhận sự quan trọng của nó nhưng không thực hành rèn luyện nhiều. Giao tiếp không hẳn là phải từ hai người trở lên, mà khi đối thoại một mình cũng là giao tiếp. Giao tiếp không đơn thuần là nói mà còn là gửi email, tin nhắn,… 3 cách truyền đạt: lời lẽ, giọng nói, ngôn ngữ hình thể. Theo các nhà ngôn ngữ học, trọng tâm của giao tiếp là thông điệp “message” - ý muốn truyền tải. Vậy thì phải có người gửi thông điệp đó - sender và người tiếp nhận thông điệp đó - recipient. Khi tiến hành giao tiếp phải có mục đích - purpose, để thực hiện những chiến lược, công cụ cần thiết khi giao tiếp. Khi muốn gửi thông điệp, phải nghĩ đến mối quan hệ giữa bạn với người đó như thế nào, phương tiện gửi thông điệp phải phù hợp với đối tượng đó. Ngoài ra, cần phải phát hiện được điểm nhiễu (ngoại sinh, nội sinh) trong cuộc giao tiếp, nếu không, rất dễ tiếp tục mãi câu chuyện giữa hai người không hiểu nhau. Nhiễu ngoại sinh là những tiếng ồn bên ngoài: còi xe, tiếng karaoke,… Nhiễu nội sinh tức là những thành kiến có sẵn trong đầu, chỉ nghe và hiểu những gì mình thích nghe và hiểu, gạt đi những gì khác với quan điểm của mình. Muốn cải thiện giao tiếp, phải lắng nghe những điều khác với thế giới quan của chúng ta dẫu lắng nghe tích cực là một thói quen rất khó rèn luyện. Nên chịu khó lắng nghe, tự đặt công thức giao tiếp, chẳng hạn, nên nghe 2/3, nói 1/3 thời gian. Giao tiếp là tổng thể mọi hoạt động dẫn tới sự kết nối với đối tượng. Nguyên tắc cốt lõi của giao tiếp là làm cho đối phương thích mình. Mà điều một người thích nhất chính là bản thân mình. Nên hãy nói về họ, họ sẽ lắng nghe. Đặc biệt, cố gắng nhớ tên, nhìn vào mắt họ khi giao tiếp. Một khuyết điểm dễ thấy của nhiều nhân viên bán hàng là quá tập trung vào sản phẩm mà không tập trung vào khách hàng, khiến họ không đạt được kết quả kinh doanh như ý. Mời bạn truy cập fanpage Thư Hiên Dịch Trường để xem video clip buổi livestream này: INTERNAL TALK 24
  • INTERNAL TALK 12 - CHỦ NGHĨA HIỆN SINH NỮ QUYỀN - NGÔ CAO NGỌC ANH - 25 thg 10, 2021
    27/ 10/ 2021
    Nữ quyền luận là một nhóm phong trào nhằm định nghĩa, thiết lập và bảo vệ quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội cho phụ nữ. Chủ nghĩa hiện sinh là phong trào triết học và văn hóa cho rằng khởi điểm của suy tư triết học phải là cá nhân và kinh nghiệm của cá nhân đó. Các nhà nữ quyền hiện sinh nhấn mạnh những khái niệm như tự do, mối quan hệ giữa người với người và kinh nghiệm sống của thân xác con người. Simone de Beauvoir là một nhà hiện sinh lừng danh và là một trong những nhà sáng  lập chính của làn sóng nữ quyền thứ hai. Beauvoir nghiên cứu vai trò lệ thuộc của phụ nữ với tư cách là một "kẻ/cái khác" (the Other), bị sự gia trưởng khuôn đúc [địa vị lệ thuộc] thành tính nội tại trong quyển Giới tính thứ hai (The Second Sex) với một số yêu sách được coi là đỉnh điểm của luân lý hiện sinh của bà. Có một câu rất nổi tiếng trong quyển này: "Người ta không sinh ra là phụ nữ mà trở thành phụ nữ" để đưa vào cái được gọi là phân biệt giữa giới và tính. Giới tính thứ hai của Beauvoir cung cấp bảng từ vựng để phân tích những sự kiến tạo xã hội về tính nữ và cấu trúc để phê phán những kiến tạo đó, vốn được sử dụng như một công cụ giải phóng bằng việc chú ý vào những cách mà cấu trúc gia trưởng đã dùng sự khác biệt giới tính [sinh học] để tước đoạt của phụ nữ sự tự do nội tại của thân xác "có thể làm được" (can do) của họ. Bình đẳng giới (gender equality hay sexual equality) ở Việt Nam được thảo luận ở phần hai. 70% phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động - cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình trên thế giới (50%). Phụ nữ Việt Nam hưởng mức lương thấp hơn 15% so với đàn ông trong cùng một công việc. Khả năng tiếp cận giáo dục đại học vẫn là một rào cản với phụ nữ Việt Nam ở khu vực nông thôn. Ngày càng nhiều phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế nhưng trong lĩnh vực chính trị và quân sự, đó chủ yếu vẫn là trò chơi của nam giới. Thách thức lớn nhất trong bình đẳng giới ở Việt Nam là làm thế nào để nâng cao nhận thức của cả xã hội và vượt qua rào cản vô hình (glass ceiling)
  • INTERNAL TALK 11 - CHỮ TÂM TRONG ĐẠO PHẬT VÀ CHỮ TÂM TRONG ĐỜI SỐNG - NGUYỄN MINH PHƯƠNG - 19 thg 10, 2021
    27/ 10/ 2021
    Chữ "Tâm" trong tiếng Việt có nghĩa là trái tim hoặc tâm trí, nó cũng là ý tốt/ thiện chí theo nghĩa luân lý. Trong đạo Phật, chữ "Tâm" và chữ "Thức" (nhận thức) có thể được dùng thay thế cho nhau. Chẳng hạn, "duy tâm" và "duy thức" có cùng một nghĩa. Trong Phật giáo Tiểu Thừa, "tâm" là một trạng thái tâm trí còn trong Phật giáo Đại thừa, khái niệm này được phát triển thành một khái niệm siêu hình học. Mọi pháp (dharmas) xuất phát từ tâm/thức. Có tám mức độ nhận thức theo trường phái duy thức: nhãn thức (eye conciousness), nhĩ thức (ear consciousness), thiệt thức (tongue consciousness), thân thức (body consciousness), ý thức (mental consciousness), mạt na thức (deluded awareness) và tàng thức (store consciousness). Tàng thức là hoạt dụng nền tảng của mọi nhận thức. Tâm/thức đóng vai trò trung tâm trong hai trường phái của Phật giáo Đại thừa như ta có thể thấy qua châm ngôn "nhất tâm bất loạn" của Tịnh Độ tông  và "minh tâm kiến tánh" của Thiền tông. Bản chất hay ý nghĩa của "nhất tâm", "minh tâm", và "chân tâm" (hay "Phật tánh" (Buddhahood)) là những câu hỏi được hỏi nhiều nhất về Phật giáo Thiền tông. Những điều này rất khó hiểu với những ai không phải là hành giả đạo Phật. Mặc dù xét như một khái niệm siêu hình học thì vô cùng khó hiểu, chữ "Tâm" được sử dụng rất rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường và cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. "Tâm địa" là vùng đất của tâm trí, nơi nuôi dưỡng và khởi phát hành động. "Nhẫn tâm" về nghĩa đen là tâm "đắng" (bitter mind), hiện nay thường được dùng để chỉ cái tâm xấu xa. Những ví dụ khác là "thiện tâm (good heart/good will), "ác tâm/tà tâm/tâm ma" (evil mind), "tâm tham", "tâm sân", "tâm si" đều xuất phát từ Phật pháp. Người Việt Nam không gặp khó khăn gì trong việc hiểu các cách nói thông thường có chữ "tâm". Nhưng câu hỏi "bản chất Tâm là gì" thực sự là một câu hỏi khó trả lời.
  • INTERNAL TALK 10 - LỐI SỐNG TỐI GIẢN - ĐẶNG ÁI VY - 12 thg 10, 2021
    27/ 10/ 2021
    - Định nghĩa lối sống tối giản - Lối sống này giúp ích chúng ta ra sao? - Cách xây dựng lối sống tối giản - Q&A Lối sống tối giản được định nghĩa là đơn thuần bỏ đi những thứ không cần thiết, bao gồm cả những thứ vô hình và hữu hình. Trên thực tế, chủ nghĩa tối giản đã được đề cập xuyên suốt dòng lịch sử, chẳng hạn, các Phật tử luôn được biết đến với xu hướng phớt lờ của cải vật chất cả ngàn năm nay. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 20 thì chủ nghĩa này mới bắt đầu trở thành xu hướng với châm ngôn "ít hóa nhiều" (less is more) qua nhiều ngành khác nhau như thời trang, thiết kế, kỹ thuật, vân vân. 3 lợi ích chính từ lối sống này: tiết kiệm, thoải mái và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Diễn giả đưa ra nhiều lời khuyên để xây dựng lối sống tối giản: với đồ đạc, đến lần thứ hai ta phải xem xét có nên bỏ nó đi không thì đó chính là lúc ta nên thực sự bỏ nó đi; ta nên phân biệt giữa "muốn" và "cần" để sắp xếp lại không gian sống và chỉ giữ lại những gì ta thực sự cần và cảm thấy vui khi có được. Danh sách sách giới thiệu: - Sống tối giản để hạnh phúc hơn - Teresa Baker, Karen Alexander (Live More With Less: The Gift of Minimalism) - Lối sống tối giản của người Nhật - Fumio Sasaki (Goodbye, Things: The New Japanese Minimalism) - Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản - Greg McKeown (Essentialism: The Disciplined Pursuit of Less) - Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản - Chi Nguyễn. Phần Q&A có nhiều câu hỏi: Mặt tối của chủ nghĩa tối giản là gì? Nó có đe dọa nền kinh tế không? Tối giản khác gì với đơn giản? Về mặt từ nguyên, "chủ nghĩa tối giản" mang nghĩa cực đoan: giảm thiểu đến mức tối đa, thì liệu đây có phải là một lối sống thực sự nên theo đuổi?
popup

Số lượng:

Tổng tiền: