• INTERNAL TALK 34: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HIỆU QUẢ - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    14/ 06/ 2022
      Sử dụng đúng ngôn ngữ khi giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn cũng giống như hàng triệu người thường ngồi lặng yên trong các cuộc họp, bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến, căng thẳng trong các buổi gặp mặt, không biết nói gì mỗi khi đối diện với cấp trên, thường nói với người thân những điều khiến sau này phải hối hận, hoặc không bao giờ đạt được kết quả như ý trong các cuộc tranh luận… thì buổi nói chuyện này là một lựa chọn vô cùng đúng đắn dành cho bạn! Để đạt được những điều bạn mong muốn, ngôn ngữ giao tiếp chính là chiếc chìa khóa đầu tiên Chắc chắn việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được điều bạn muốn trong quá trình giao tiếp trên nhiều phương diện cuộc sống: gia đình, bạn bè,… đặc biệt tại nơi làm việc và trong các cuộc đàm phán với đối tác.
  • INTERNAL TALK 35: TRIẾT HỌC NIETZSCHE - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    14/ 06/ 2022
      Friedrich Nietzsche (1844 - 1900), là một nhà triết học nổi tiếng người Đức. Những quan điểm của ông được nhiều người đón nhận nhưng cũng không ít người khó hiểu, và khó đồng cảm. Ngay từ nhỏ, cha (vốn là một mục sư) và em trai của Nietzche đã mất, ông sống trong một gia đình toàn phụ nữ. Những điều đó ảnh hưởng đến tính cách cũng như tư duy của ông, tinh tế, nhạy cảm, u buồn. Năm 1858, ông theo học trường trung học Schulpforta, rồi học tại các Đại học Bonn, Leipzig, ngành Ngôn ngữ. Sau đó trở thành Giáo sư tại Đại học Bâle (Thụy Sỹ). Nhưng kể từ khi đọc được những tác phẩm của Schopenhauer, ông sung sướng tìm được định hướng của cuộc đời và tư tưởng, đó là triết học với niềm bi quan. Ông sa vào cuộc sống hưởng lạc trong thế giới bi quan đó, nhưng rồi cũng sớm thấy chán nản. Ông kết thân với Wagner, một nhạc sỹ, người thầy, người bạn lớn. Hai người chia sẻ với nhau niềm ngưỡng mộ chung với Schopenhauer. 1968, ông tham gia chiến tranh và bị thương khi ngã ngựa. 1870, Đức tấn công Pháp, ông lại vào chiến trường làm bác sỹ quân y. Lúc đầu, ông ca ngợi ca quân đội Đức. Nhưng sau đó ông nhận ra bộ mặt thật của chiến tranh chinh phục, và thất vọng hoàn toàn. Ông đã từ mặt Wagner - người thân yêu nhất, vì ông này ca ngợi quân Đức và chiến tranh, tổ chức những buổi biểu diễn rùm beng, lố bịch, và tụng ca Ki-tô giáo (ông vốn theo Tin Lành). Đây được xem là những chi tiết ảnh hưởng sâu sắc đến những tác phẩm của ông. Cuối đời, sức khoẻ Nietzche giảm sút và có triệu chứng thần kinh với những cơn đau đầu dữ dội. Năm 1889 ông phát điên, và qua đời vào 11 năm sau. Ông đã sống trong cô đơn, với một tâm hồn đầy nhạy cảm, căm ghét sự giả dối và coi niềm bi quan tuyệt đỉnh chính là hạnh phúc vẹn tròn. Những tác phẩm quan trọng nhất của Nietzche là Phàm phu, quá đỗi phàm phu (1878), Ý kiến tương hợp và châm ngôn (1879), Lữ khách và bóng hình mình (1880), Bình minh (1881), Tri thức hân hoan (1882 – 1887), Zarathustra đã nói như thế (1883 – 1885), Phi Thiện Ác (1886) và Phổ hệ luân lý (1887), Quan Điểm Phi Thời Gian (với các phần: David Strausse, tín đồ và nhà văn, Về sử dụng và nguy hại của sử học đối với đời sống, Schopenhauer nhà giáo dục, Richard Wagner ở Bayreuth )   Mời bạn xem thêm tại: Facebook: https://fb.watch/dE4lxpv59s/
  • INTERNAL TALK 36: NGHÊ THUẬT ĐÀM PHÁN - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    14/ 06/ 2022
      Nghệ thuật đàm phán là kỹ năng thuyết phục trong quá trình trao đổi dựa trên nền tảng đôi bên cùng có lợi. Đây được coi là một phương tiện giúp người lãnh đạo thuyết phục được sự đồng thuận hợp tác của đối phương. Đàm phán là một trong những kỹ năng lãnh đạo cần thiết, nghệ thuật đàm phán giúp chúng ta nhìn nhận đàm phán không chỉ dưới góc độ học hỏi mà còn có thể mài dũa kinh nghiệm theo thời gian. Một cuộc đàm phán thành công khi cả 2 bên đều đồng ý với những điều khoản, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Đàm phán là một yếu tố cơ bản trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu về tâm lý học xã hội và kinh tế học hành vi đã khám phá ra 7 quy tắc chính có thể giúp người lãnh đạo cải thiện kỹ năng đàm phán hiệu quả. Quy tắc số 1: Mọi cuộc đàm phán đều có thể thương lượng Quy tắc số 2: Thu thập đầy đủ thông tin đối tác đàm phán Quy tắc số 3: Hướng đến đàm phán Win/Win Quy tắc số 4: Nhượng bộ cần dựa trên nguyên tắc trao đổi Quy tắc số 5: Nâng cao phạm vi đàm phán theo từng bước Quy tắc số 6: Tạo cho đối tác có tâm lý thỏa mãn chiến thắng Quy tắc số 7: Luôn đặt ra câu hỏi Mời bạn xem thêm tại: Facebook: https://fb.watch/dDMgh-LtoX/
  • INTERNAL TALK 37: TÂM LÝ HỌC THUYẾT PHỤC - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    14/ 06/ 2022
      Kỹ năng thuyết phục là kỹ năng mà mỗi chúng ta đều sử dụng rất nhiều trong giao tiếp, công việc và cuộc sống hàng ngày. Để kết bạn, làm quen, tạo dựng mối quan hệ, bạn phải thuyết phục những người xung quanh tại sao họ nên kết bạn với bạn? Bạn là người thú vị, thân thiện, tốt bụng... Trong một buổi thuyết trình, bạn phải thuyết phục thầy cô, đồng nghiệp đồng ý quan điểm bạn đưa ra là đúng. Để ký hợp đồng với đối tác, bạn phải thuyết phục điều đó là có lợi cho họ. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng thuyết phục tốt như nhau. Một số người sinh ra đã có khiếu ăn nói, có kỹ năng tư duy phản biện tốt, có tài sử dụng ngôn ngữ cơ thể... và họ rất có khả năng thuyết phục người khác. Nhưng song song đó, không ít người không có được tố chất bẩm sinh này, thế nên cho dù họ đang rất thật lòng, cũng khó khiến cho người đối diện tin tưởng. Tập trung làm rõ 7 nguyên tắc chủ yếu của nghệ thuật thuyết phục như: có qua có lại, khan hiếm, quyền uy, cam kết, tương phản, tình cảm và bằng chứng xã hội. Các nguyên tắc này có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người khác khiến họ phải tuân theo một yêu cầu nào đó của mình. Các nguyên tắc này nên được kết hợp với nhau để tạo ra ảnh hưởng lớn nhất đến người nghe. Không phải chỉ có các chuyên gia thuyết phục mới biết và áp dụng được các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục. Buổi nói chuyện "Tâm lý học thuyết phục" của TS. Dương Ngọc Dũng với những nguyên tắc tâm lý tưởng chừng như đơn giản mà tinh tế giúp bạn giải mã những bí quyết để dễ dàng quản lý cảm xúc, ý nghĩ của mình cũng như thấu hiểu cảm xúc, ý nghĩ của đối phương. Từ đó nâng cao khả năng thuyết phục của bản thân trong công việc, cuộc sống hay trong các mối quan hệ. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/dDLEuYv5zG/
  • INTERNAL TALK 38: THAY ĐỔI HÀNH VI - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG
    21/ 06/ 2022
    Có rất nhiều hành vi khác nhau được biểu hiện trong đời sống. Nó có thể biểu hiện ở dạng hành động, không hành động, hành vi tiêu cực, tích cực, hành vi bản năng hoặc có ý thức…. Nhiều hành vi hình thành trong suốt cuộc đời của mỗi con người, cả tốt lẫn xấu. Vì vậy, việc thay đổi hành vi của một người cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh và hơn hết, phải cần có thời gian để thực hiện Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, nhằm đáp ứng lại các kích thích ngoại giới. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Bản thân chúng ta đôi khi tự tạo ra những hành vi nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình. Những hành vi xuất phát từ đâu, từ lý do gì thì để đầy đủ hơn ta có thể tóm gọn lại qua 8 thông số tạo ra hành vi dưới đây: Căn tính                                                     Mong muốn                                         Nhu cầu                                             Nhận thức                                          Kỹ năng  Môi trường  Sự chấp nhận của xã hội   Yếu tố kích hoạt  Mục tiêu của việc thay đổi hành vi là loại bỏ các hành vi tiêu cực và đề cao những hành vi tích cực. Vậy điều gì thúc đẩy con người thay đổi hành vi? Thông qua buổi nói chuyện ta có thể hiểu hành vi là gì, cũng như cách thức để thay đổi chúng.  Mời bạn xem buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/dNkmzu9mCO/ 
  • INTERNAL TALK 39: BẦU CỬ TỔNG THỐNG Ở MỸ - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG - 27 thg 04, 2022
    30/ 06/ 2022
    Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là gay cấn và kéo dài nhất thế giới. Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho đến khi trở thành Tổng thống là một quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn bỏ phiếu. Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng gọi là bầu cử sơ bộ (Primary election) và giai đoạn chính thức bầu Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là Tổng tuyển cử (General election). Giai đoạn Bầu cử sơ bộ: Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng, với mục tiêu trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử. Giai đoạn Tổng tuyển cử: Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện làm ứng cử viên Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống. Khi nói về Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, một thuật ngữ không thể không nhắc đến, đó là “Chủ nghĩa dân túy”. Chủ nghĩa dân túy là một thuật ngữ đề cập đến một loạt các lập trường chính trị, một hệ tư tưởng thể hiện "nhân dân" như một lực lượng tốt về mặt đạo đức và đối lập họ với "giới tinh hoa", những người được miêu tả là đồi bại và tư lợi. Những người theo chủ nghĩa dân túy có sự khác nhau về cách định nghĩa "nhân dân", nhưng nó có thể được dựa trên đường lối giai cấp, sắc tộc hoặc quốc gia. Mời bạn xem video buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://fb.watch/dZ0DwERPA3/  
  • INTERNAL TALK 25 - CẤU TRÚC NHÂN CÁCH THEO PHÂN TÂM HỌC - DƯƠNG NGỌC DŨNG - 07 THG 03, 2022
    31/ 03/ 2022
    Phân tâm học là một học thuyết nghiên cứu về tổ chức nhân cách và động lực phát triển nhân cách, khám phá thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện qua hành vi của con người ra ngoài thế giới khách quan. Từ đó, tìm ra những giải pháp để điều chỉnh hành vi của con người, đặc biệt là những hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị của đạo đức và xã hội. Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, cho rằng nhân cách con người phức tạp, bao gồm ba yếu tố khác nhau cái nó (id), cái tôi (ego), và cái siêu tôi (superego). Cái nó là khía cạnh của nhân cách được điều khiển bởi các nhu cầu cơ bản, là thành tố duy nhất xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Đây thường là bản năng, chẳng hạn như đói, khát hoặc ham muốn tình dục,… Cái nó là vô thức, hành động theo nguyên tắc khoái cảm, đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức bất kỳ một ham muốn hay nhu cầu nào. Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn tức thì sẽ gây ra trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng. Cái tôi được điều khiển bởi nguyên tắc thực tế, phát triển nên từ bản năng, và nhiệm vụ của nó là đảm bảo những thôi thúc của bản năng được thể hiện ra một cách dễ chấp nhận trong thế giới thực. Nguyên tắc hiện thực chi phối cái tôi sẽ cân đo lợi ích và cái giá phải trả cho hành vi trước khi chủ thể quyết định thực hiện hay bỏ qua hành vi này. Cái tôi vận hành trong cả trạng thái ý thức, tiền ý thức và vô thức. Cấu phần xuất hiện cuối cùng của nhân cách là cái siêu tôi. Cái siêu tôi được điều khiển bởi các nguyên tắc đạo đức, nó chính là cảm nhận của chúng ta về cái đúng, cái sai trong cuộc sống, giúp hoàn thiện và giáo hóa hành vi. Nó đàn áp tất cả những thôi thúc khó mà chấp nhận của bản năng và cố tranh đấu để khiến bản ngã hành xử theo những tiêu chuẩn lý tưởng hóa thay vì theo những nguyên lý hiện thực kia. Bộ ba này không tồn tại độc lập riêng rẽ hay có ranh giới rõ ràng. Những bộ phận này của nhân cách rất linh động và luôn tương tác với nhau trong chủ thể, từ đó gây ảnh hưởng lên toàn bộ tính cách và hành vi của chủ thể. Theo Freud, chìa khóa cho một nhân cách khỏe mạnh là sự cân bằng của bộ ba này. Mời bạn xem video clip buổi nói chuyện này qua: Facebook: https://www.facebook.com/exlibrishermes/videos/341552621245027/ Youtube: https://youtu.be/WUcVkpGgpzQ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: