INTERNAL TALK 16 - HIỆU ỨNG CÁNH BƯỚM - LÊ HÀ THỤC UYÊN - 22 thg 11, 2021

23/ 11/ 2021

Vì cái đinh tuột, nên móng ngựa bị tuột.

Vì cái móng tuột nên con ngựa bị sảy chân.

Vì con ngựa bị sảy chân nên chiến binh sa cơ

Vì chiến binh sa cơ nên thua trận.

Vì thua trận nên mất tự do.

Tất cả chỉ vì 1 cái đinh ốc tầm thường.

- Benjamin Franklin

Hiệu ứng cánh bướm lần đầu tiên được gọi tên vào năm 1972 bởi nhà khí tượng học Edward Lorenz trong một câu nói vô cùng nổi tiếng “Một cái vỗ cánh của một con bướm ở Brazil có thể khởi nguồn cho một cơn bão ở Texas”. Lorenz đã phát hiện ra hiệu ứng này khi chạy mô hình dự báo thời tiết với dữ liệu điều kiện gốc được làm tròn từ 0,506127 thành 0,506. Ông phát hiện rằng mô hình khí tượng không thể cho ra được kết quả như khi chạy bằng dữ liệu chưa làm tròn. Một thay đổi rất nhỏ trong những điều kiện gốc lại cho kết quả đầu ra khác biệt đáng kể. Công trình nghiên cứu của Lorenz đã mang khái niệm hỗn loạn của khí quyển Trái Đất lên cơ sở định lượng và liên kết khái niệm này vào những đặc tính của những hệ động lực lớn phi tuyến và hỗn loạn tất định.

Khái niệm hiệu ứng cánh bướm được dùng ngoài ngữ cảnh khoa học khí quyển là một thuật ngữ rộng dành cho bất cứ trường hợp nào mà một thay đổi nhỏ là nguyên nhân của một kết quả lớn hơn, thường được dùng để chỉ quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Nhiều sự kiện lịch sử được gắn liền với cái tên của hiệu ứng này: việc bị đánh trượt khỏi Học viện Mỹ thuật Vienna của Hitler dẫn đến Thế chiến Thứ II là một ví dụ mà rất nhiều người cho rằng thế giới bây giờ đã hoàn toàn khác nếu thay vào đó Hitler đỗ vào học viện này và đắm chìm vào trong những bức họa. Nhiều người cũng cho rằng sự lây lan dịch bệnh là một loại hiệu ứng cánh bướm. Trong bộ phim Hiệu ứng cánh bướm năm 2004, Ashton Kutcher du hành về quá khứ, thay đổi những sự kiện trong thời thơ ấu để thay đổi thực tại, kết quả đúng là thay đổi vô cùng kinh ngạc, song lại càng buồn thảm. Trong truyền thông, hình ảnh ẩn dụ này thường được dùng như là một thông điệp ý nghĩa để khuyến khích mọi người rằng mỗi hành động nhỏ bé của chúng ta đều có thể có ý nghĩa rất lớn.

Sách liên quan đến Hiệu ứng cánh bướm

Nửa kia của Hitler - Eric-Emmanuel Schmitt

Dẫn luận về thuyết hỗn độn - Leonard Smith

Hiệu ứng cánh bướm - Andy Andrews

Cú hích - Richard H. Thaler & Cass R. Sustein

Quan hệ nhân quả - Stephen Mumford & Rani Lill Anjum

Cái toàn thể và trật tự ẩn - David Bohm

  • ĐỌC THÊM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: