• NỀN DÂN CHỦ, KẾ HOẠCH HÓA, VÀ DỮ LIỆU LỚN. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO THẾ KỶ XXI?
    09/ 03/ 2023
    NỀN DÂN CHỦ, KẾ HOẠCH HÓA, VÀ DỮ LIỆU LỚN. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CHO THẾ KỶ XXI? Kees van der Pijl, Monthly Review, 1/4/2020 Nguyễn Trung Kiên lược dịch       Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, khả năng các giai cấp thống trị ở phương Tây duy trì mức độ thỏa hiệp xã hội ở trong nước đã bị suy yếu hẳn. Như [nhà xã hội học kinh tế Đức] Wolfgang Streeck đã lập luận, sau khi cuộc khủng hoảng hậu chiến bắt đầu vào cuối những năm 1960, các chính phủ vẫn có thể sử dụng lạm phát và nợ công để trì hoãn việc làm sáng tỏ kế ước xã hội ở trong nước. Kể từ năm 2008, những cửa hầm để tẩu thoát này đã bị đóng lại. Các nhóm đầu cơ tài chính, những kẻ đã củng cố một cách đầy nghịch lý vai trò chỉ huy của họ sau khủng hoảng, đã không còn lại gì để mị dân. Ở khắp mọi nơi, các chính phủ đang trôi dạt về chủ nghĩa độc tài và nền chính trị [dựa trên sự] sợ hãi [của nhân dân], cho dù có hay không đáp trả cuộc nổi dậy thực sự (như trong phong trào Áo Vàng tại Pháp). Điều này đã trở thành công thức chính trị, hay khái niệm về kiểm soát [chính trị], về những gì được gọi tên một cách phù hợp nhất là ‘chủ nghĩa tư bản tân tự do mang tính cướp bóc’. Khối Xô-viết cũng bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên vào cuối thập niên 1960. Bằng cách dùng đến sự đàn áp để đáp trả những nỗ lực [dân chủ hóa] ở Tiệp Khắc nhằm điều chỉnh chủ nghĩa xã hội nhà nước [để phù hợp với] mức độ tiên tiến hơn của lực lượng sản xuất, nó đã tiết lộ rằng hệ thống này đã không còn tiềm năng hiện đại hóa mà không sa ngã vào thị trường và chủ nghĩa tư bản (vốn cũng là một trong những lựa chọn ở Tiệp Khắc, nhưng không phải là quốc gia duy nhất [có lựa chọn này]). Mặc dù vậy, Liên Xô và khối [Warsaw] của nó đã không sụp đổ cho đến tận cuối thập niên 1980, vì vậy tư tưởng về chủ nghĩa xã hội, các vấn đề và khả năng của nó, tiếp tục gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhà nước Xô-viết trong hai mươi năm tiếp theo. Trong ít nhất một thế hệ, quan niệm rằng chúng ta đang sống trong thời đại của quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ cùng với việc việc hạ chiếc cờ búa liềm trên nóc điện Kremlin vào năm 1991. Tuy nhiên, sự phát triển của các lực lượng sản xuất và những hạn chế về khả năng kiểm soát xã hội đối với các lực lượng tự nhiên trên thực tế đã bước sang một giai đoạn mới, mang tính cách mạng từ khoảng thời gian của cuộc khủng hoảng ban đầu vào cuối những năm 1960. Giai đoạn này có thể được gọi là Cuộc cách mạng Thông tin – một thời kỳ tập trung vào việc áp dụng các lý thuyết thông tin như điều khiển học kết hợp với những tiến bộ trong công nghệ máy tính và mạng truyền thông kỹ thuật số, đỉnh cao là Internet. Trong các điều kiện của chủ nghĩa tư bản, điều này đã dẫn đến một nền kinh tế tri thức, hoặc ‘noönomy’, nhưng các khả năng tự điều chỉnh mà nó mở ra chắc chắn không tương thích với đặc tính chiếm đoạt tư nhân của chủ nghĩa tư bản. CÁ NHÂN ĐỐI NGHỊCH VỚI XÃ HỘI Trong tác phẩm ‘Grundrisse’ [Bản thảo kinh tế chính trị], gồm các ghi chú sơ bộ cho tác phẩm ‘Capital’ [Tư bản], Karl Marx đã suy đoán làm thế nào mà máy móc - một loại tư bản cố định, cuối cùng sẽ phát triển thành một hệ thống tự động hóa. “Các công cụ lao động thông qua các biến thể khác nhau, mà đỉnh cao là ‘máy móc’, hay đúng hơn là ‘một hệ thống máy móc tự động’… được thiết lập bởi một thiết bị tự động - một sức mạnh di chuyển có thể tự di chuyển chính nó. Thiết bị tự động này bao gồm nhiều bộ phận cơ học và trí tuệ, do đó bản thân các công nhân chỉ được tạo ra như là những mối liên kết có ý thức của nó”. Máy móc tự động hóa thể hiện kiến thức xã hội được chuyển hóa thành tài sản mà đang được kiểm soát bởi tư bản: “Sự tích tụ tri thức thức và kỹ năng, của ‘các lực lượng sản xuất chung của bộ não xã hội’, do đó bị hấp thu vào tư bản, trái ngược với lao động… Từ khi máy móc phát triển cùng với sự tích tụ của [tri thức] khoa học trong xã hội, của lực lượng sản xuất nói chung, thì lao động xã hội nói chung tự thể hiện ra không phải ở trong lao động mà ở trong tư bản”. Điều này tạo ra sự mâu thuẫn mà chúng ta hiện đang trải nghiệm: bộ não xã hội (đại khái là Internet) là mang tính tập thể, tính kết hợp, tính xã hội, nhưng nó lại được kiểm soát bởi tư bản - đó là một nhóm các tập đoàn lớn như Google, Facebook, Apple, Microsoft và Amazon. Chúng cũng đóng vai trò là tai mắt của tình báo Hoa Kỳ và các quốc gia nói tiếng Anh vốn là đồng minh của Hoa Kỳ, nhóm ‘Five Eyes’ [Ngũ Nhãn – gồm Australia, Canada, New Zealand, Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ], và [các nhóm tình báo này] được đan cài vào các tổ chức tài chính như BlackRock [công ty quản lý đầu tư toàn cầu của Hoa Kỳ] cùng lợi ích mà mà chúng theo đuổi. Cuộc Cách mạng Thông tin đã tăng tốc sau khi chính quyền Richard Nixon tách đồng đô-la ra khỏi vàng, giải phóng đồng tiền này khỏi nhu cầu cân bằng sổ sách [kế toán] cho đến khi các giai cấp giàu có của thế giới vẫn sẵn sàng lệ thuộc vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, và đồng đô-la Mỹ vẫn còn là vẫn là phương tiện thanh toán ưa thích trong nền kinh tế thế giới. Điều này đã giúp ngành công nghệ thông tin (CNTT), vốn mới chỉ được hình thành vào những thập niên 1980 và 1990, trở thành một hiện tượng của Hoa Kỳ: Thung lũng Silicon. Ban đầu, việc thu thập dữ liệu cho các cơ quan tình báo, vốn đã được ủy thác cho các đại công ty CNTT độc quyền, sẽ tạo ra các vấn đề về lưu trữ, không giống như [các vấn đề về lưu trữ] của ngành tài chính vốn cũng đang phát triển nhanh. Ngay cả các máy trạm lớn nhất cũng không thể xử lý lượng dữ liệu được tạo ra bởi các đổi mới như các công cụ tài chính phái sinh, chứng khoán hóa và siêu đòn bẩy [tài chính]. Năm 1986, một công ty phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu song song dựa trên kiến trúc tầng [cluster architecture], Teradata, đã giao hệ thống đầu tiên như vậy cho Kmart – một chuỗi siêu thị, vốn đã chuyển hóa thành ‘ngân hàng vô hình’. Ngày nay, ngay cả Google, Facebook, Amazon và các công ty độc quyền còn lại, cùng với một nhà nước giám sát mà chúng liên kết chặt chẽ, đang rất khó kiểm soát lượng dữ liệu phình ra theo cấp số nhân. Được lưu trữ trong hàng nghìn máy chủ thương mại, ‘Dữ liệu Lớn’ được phân tích thông qua các hệ thống chuyên dụng như Hệ thống File của Google, một hệ thống file phân tán, có thể mở rộng nhằm hỗ trợ cho các các ứng dụng [xử lý] dữ liệu chuyên sâu có quy mô lớn. Mặc dù vậy, các chủ sở hữu hệ thống CNTT không có mạng Internet dành cho chính họ. Ngày nay, hầu hết mọi người được kết nối bằng cách này hay cách khác, ngay cả với những vùng đang bị thiếu điện thì cũng đang bắt kịp [sự kết nối] rất nhanh chóng. Điều này làm nổi bật tiềm năng dân chủ của Cách mạng Thông tin, khi mà Internet và công nghệ liên quan “tạo ra những năng lực mới… những năng lực mới này quan trọng đối với người chưa có chúng hơn là những người đã có chúng”. Thông tin, kiến thức, ngay lập tức mang tính xã hội (về nguyên tắc, người ta có thể sở hữu một mục thông tin mà không làm cho người khác bị tước đoạt [sự sở hữu ấy]), và chỉ có chế độ tư bản, bằng cách gắn quyền sở hữu trí tuệ với, ví dụ, các loại thuốc mới, thì mới ngăn chặn những thông tin như vậy cho việc sử dụng chung. Về mặt kỹ thuật, các lực lượng sản xuất mới sẽ cho phép thế giới tiến tới một xã hội nhân văn hơn, nhưng tất cả các loại mưu mẹo đang được phát triển để sẽ buộc họ quay trở sự trói buộc tư bản chủ nghĩa. Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh Tế thế giới năm 2009 tại Davos đã trình bày một Thỏa thuận Mới về Dữ liệu nhằm biến những người cung cấp thông tin của họ thành chủ sở hữu của loại tài sản đang sinh lợi này. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của đặc trưng mang tính giải phóng [loài người] của rất nhiều khía cạnh trong Thế giới Số này đang che giấu động cơ bóc lột của nó. Sự kết nối mạng ở mọi nơi sẽ xóa tan những rào cản còn lại ngăn cách cuộc sống riêng tư với công việc. Bên cạnh các công việc linh hoạt và tự do, nền kinh tế chia sẻ trong đó mọi khía cạnh của cá tính và tài sản (xe đạp, ô-tô, nhà, v.v.) đều bị buộc phải sinh lợi, đặt mọi sự tồn tại của tất cả mọi người người, vào mọi thời điểm, dưới kỷ luật của tư bản. Tuy nhiên, quan điểm cho rằng chỉ có thị trường mới có thể điều tiết một nền kinh tế hiện đại do sự phức tạp quá mức của nó, loại trừ việc kế hoạch hóa (luận điểm của nhà ý thức hệ tối cao của chủ nghĩa tư bản tân tự do, Friedrich Hayek), bắt đầu trở nên mong manh trong kỷ nguyên của Dữ liệu Lớn. Sự lựa chọn giữa kế hoạch hóa và tự do luôn mang đặc tính của một một cấu trúc ý thức hệ, được lan truyền bởi Hayek và những trí thức thân cận với ông thuộc tầng lớp đang sở hữu các tài sản tài chính. Khuynh hướng chỉ tập trung vào tính hiệu quả và khuynh hướng tập trung đến nhiều mục tiêu nhân văn khác đều có thể điều tiết lẫn nhau thông qua nền dân chủ, theo nhiều cách, như nhà Mác-xít Ba Lan Wlodzimierz Brus từng tuyên bố vào đầu thập niên 1970. Một hệ thống kế hoạch hóa tập trung linh hoạt và mang tính điều khiển học, liên kết với các sở thích cá nhân đã được số hóa, có thể tạo ra một khuôn khổ lớn hơn, theo cách mà các siêu thị đáp ứng với các nhu cầu [vô cùng đa dạng] của khách hàng, là một cách điều tiết lẫn nhau như vậy. Hay, như bậc thầy của Thung lũng Silicon Tim O’Reilly đã nói: “Chúng ta đang ở một thời điểm độc nhất vô nhị, khi mà các công nghệ mới giúp giảm số lượng các quy định, trong khi thực sự tăng số lượng các giám sát, và tạo ra các kết quả mong muốn”. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng, trong tình hình [trỗi dậy của] chủ nghĩa chuyên chế như hiện nay, thì những quy định như vậy sẽ được dân chủ hóa? CUỘC CÁCH MẠNG THÔNG TIN TRONG VIỄN CẢNH LỊCH SỬ Cuộc Cách mạng Thông tin, được coi là quá trình cuối cùng dẫn đến sự kết nối toàn cầu theo thời gian thực của toàn bộ cư dân trên Trái Đất, có thể được hiểu là sự ‘nén’ không gian-thời gian vĩ đại lần thứ ba trong lịch sử loài người, có thể so sánh với Cách mạng Công nghiệp và, xa hơn nữa, là cuộc Cách mạng Đá mới giúp loài người thuần hóa thực vật và động vật. Một yếu tố chung của ba bước nhảy vọt định tính này nằm trong việc các cộng đồng người đã sử dụng năng lượng Mặt Trời như thế nào, với những lý do rõ ràng rằng những lợi thế ban đầu của các cộng đồng này cuối cùng đã giúp cho các giai cấp thống trị của họ có thể sử dụng [nguồn năng lượng này] trước tiên. Tuy nhiên, cả lợi thế trao đổi [trong thương mại] và năng lực gây chiến tranh trong lĩnh vực đối ngoại cùng cơ hội bóc lột trong các không gian sản xuất và tái sản xuất, chắc chắn cũng tạo ra các khả năng, về tinh thần và vật chất, cho các lực lượng ở bên dưới [giai cấp thống trị]. Nếu giới hạn trong các cuộc Cách mạng Công nghiệp và Cách mạng Thông tin, chúng ta có thể xác định những khác biệt chính giữa hai hình thái chủ nghĩa xã hội mà tôi phân biệt: cái mà tôi gọi là ‘chủ nghĩa xã hội lao động công nghiệp’ và ‘chủ nghĩa xã hội kinh tế số dựa trên Dữ liệu Lớn’. Cuộc cách mạng công nghiệp có tâm điểm tại ở Vương quốc Anh, huy động các nguồn nhân lực và vật lực của đế chế Anh. Phát sinh từ sự đột biến này, ở bờ Tây của Đại Tây Dương [tức Hoa Kỳ], chủ nghĩa tư bản được củng cố thành một phương thức sản xuất mới, và sự bình đẳng về chủ quyền trở thành phương thức hàng đầu trong quan hệ đối ngoại. Điều này cho phép các quốc gia đối thủ chống lại quyền lực tối thượng của khối các quốc gia nói tiếng Anh, bắt đầu từ nước Pháp chuyên chế, sau đó là đế quốc Phổ-Đức, Nhật Bản, v.v... để bắt kịp về công nghiệp, đặt các đế quốc còn lại với lãnh thổ rộng lớn (Trung Quốc, Ba Tư, Ottoman) trước nguy cơ bị phương Tây cai trị. Trong suốt thế kỷ sau Cách mạng Công nghiệp, chủ nghĩa xã hội lao động trỗi dậy, như là một lực lượng trực thuộc ‘ở bên trong’, để chống lại cuộc cách mạng này. Phong trào của các công nhân lấy cảm hứng từ Marx, Frederick Engels, và Quốc tế thứ nhất mà họ thành lập, cuối cùng đã bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, nhưng chủ nghĩa xã hội nhà nước Xô-viết đã buộc phải trở thành đối thủ để đối đầu với trái tim của chủ nghĩa tư bản tự do [là Hoa Kỳ], nhân rộng mô hình của mình, đạt được những thành công đầu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp [lần thứ hai], giống như các đối thủ khác đã thực hiện trước kia. Ngày nay, chúng ta đang ở giữa một cuộc biến đổi khác, mang tầm lịch sử thế giới - cuộc Cách mạng Thông tin. Ở ngoại vi, nó khiến một phương Tây đang suy yếu do Hoa Kỳ dẫn đầu phải đối đầu với một khối đối các thủ rời rạc và phần lớn đều miễn cưỡng. Tại các quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, việc phục hồi chủ nghĩa tư bản hay tái cấu trúc theo hướng tân tự do đã được thực hiện cùng với sự phát hiện ra rằng các quốc gia này không còn được hỗ trợ để bảo vệ chủ quyền của quốc gia mình, mà thay vào đó phải phục tùng sự thống trị toàn cầu của phương Tây. Vì vậy, trong lĩnh vực đối ngoại, các khả năng mới gia tăng sức mạnh cho phương Tây trước tiên, chiếm lĩnh các đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế địa chính trị về mặt quân sự, tình báo, tài chính và văn hóa, duy trì khả năng tấn công bất cứ khi nào quyền bá chủ của nó bị đe dọa. Các hệ thống vốn không thể tiếp cận với các hoạt động tình báo của nhóm ‘Ngũ Nhãn’, chẳng hạn như hệ thống đang được vận hành bởi Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, đang bị tấn công bởi tất cả các phương tiện có sẵn, từ tẩy chay đến bắt giữ con tin, để giữ nguyên sự thống trị này [của phương Tây]. Trong nội bộ [các quốc gia], những thành tựu của Cách mạng Thông tin được đưa vào sử dụng cho việc áp bức giai cấp và bóc lột với cường độ cao. Nhận dạng khuôn mặt cùng với sự giám sát tất cả mọi người 24/7 làm tăng khả năng kiểm soát mang tính toàn trị; trong mọi phân khúc của thang đo sự giàu có, “các hệ thống kỷ luật và kiểm soát cá nhân tạo ra kiến thức nhất định về hành vi của con người mà không phụ thuộc vào sự đồng ý [của người đó]”. Một chuyên gia về kỹ thuật thần kinh của Thụy Sĩ, Marcello Ienca, đang xem xét những hướng mới mà các công ty CNTT lớn đang thực hiện trong việc thao túng não bộ và bản sắc của con người, và cảnh báo rằng thời kỳ mà các công ty này có thể thực sự định hướng sở thích của con người không còn quá xa nữa. Ông lập luận cho “quyền về tính liên tục tâm lý” để ngăn chặn những can thiệp nhằm thay đổi cá tính con người, vốn đã được thử nghiệm trong quân đội. Các ứng dụng CNTT mới không bị giới hạn ở phương Tây, ngoại trừ ở đây chúng diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tinh thần phát sinh từ sự xói mòn của các cơ hội trong đời sống của hầu hết mọi người. Sống khắc khổ để đối phó với những khoản nợ không thể hoàn trả và sự vô trách nhiệm về tài chính, cùng với các cuộc chiến tranh và di cư quy mô lớn đã tạo ra những thói mê tín dị đoạn mới và sự gia tăng của tính hời hợt và sự thô tục trong văn hóa đại chúng. Internet, bộ não xã hội [theo ngôn ngữ của] của Marx, giống như bất kỳ bộ não sinh học nào, cũng là kho lưu trữ của nhiều thứ mà chúng ta thường không thấy phù hợp để thể hiện một cách cởi mở. Tuy nhiên, dưới sự ẩn danh, những người dùng như DonaldDuck2 và những người bạn ảo của anh ta không có ý định tạo ra một vòng xoáy ốc đi xuống, trong đó một thế hệ chính trị gia dân túy mới hành động theo bản năng của họ. Liệu đây có thể là chất liệu xã hội mà một hình thái chủ nghĩa xã hội mới, dân chủ và thân thiện với sinh thái sẽ được dựng lên không? Các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây buộc phải trở lại vai trò của một đối thủ, bất chấp việc chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản của các quốc gia này, như tại Trung Quốc hay Nga, cho đến nay vẫn chưa thể phát triển các thế giới quan và lối sống mang tính thay thế, có tính gắn kết và đủ hấp dẫn để khẳng định vị thế bá quyền của mình. Trong khi duy trì một biện pháp mệnh lệnh chỉ huy của nhà nước, họ cũng vẫn tiếp xúc với cả học thuyết tân tự do và văn hóa đại chúng phương Tây mà sẽ làm suy yếu sự bảo vệ chủ quyền của họ. Sau đó, một lần nữa, cuộc Cách mạng Thông tin đã tạo ra một tình huống trong đó những khả năng mới đã khiến các giai cấp thống trị phương Tây mạnh lên trước tiên - nhưng trên cả hai phương diện quan hệ đối ngoại và quan hệ sản xuất, khả năng thực sự áp đặt một chế độ chính trị theo khuynh hướng tân tự do của họ đều mang tính thỏa hiệp. Do đó, để loài người có thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh tập trung toàn diện và sự hủy hoại không thể đảo ngược của sinh quyển, điều cấp bách là cơ sở hạ tầng CNTT phải được minh bạch và được đặt dưới một hình thức kiểm soát dân chủ. Cho đến nay, mọi nỗ lực chuyển giao quyền quản trị Internet và World Wide Web cho các tổ chức đa phương, thậm chí ngay cả sau những tiết lộ của Edward Snowden về sự theo dõi trên quy mô toàn cầu của nhóm Ngũ Nhãn (Five Eyes), đã bị phá hoại ngấm ngầm bởi Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và ICANN – một tổ chức của Hoa Kỳ kiểm soát việc đặt tên miền trên Internet có trụ sở tại California. Thực tế là nền kinh tế tri thức tư bản chủ nghĩa đã phụ thuộc hoàn toàn vào CNTT – thông qua Internet Vạn Vật, các máy móc thông minh được liên kết với bộ não xã hội (Internet), hay nói cách khác – đó là một sự quy định rằng Internet có thể bị ngừng hoạt động vì các lý do chính trị tạm thời và cục bộ. Vì vậy, theo một cách nào đó, khả năng truy cập của Internet phải được đảm bảo trên thực tế rằng nó đã trở thành không thể thiếu đối với hoạt động của nền kinh tế. Làm thế nào để chúng ta có thể mong đợi các lực lượng tiến bộ có thể tự tháo gỡ khỏi sự rối rắm để đạt được sự minh bạch dân chủ? Điều này, theo quan điểm của tôi, phụ thuộc vào triển vọng kinh tế của các dòng vốn đầu cơ – một thế lực đang dẫn dắt phương Tây. Nỗ lực chặn đứng một cuộc chiến tranh toàn diện và một sự sụp đổ mới tương tự như [cuộc khủng hoảng kinh tế] năm 2008 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một phương thức sản xuất mới, mang tính liên kết, vốn đã hoàn thiện trong phương thức sản xuất cũ mà đã bị hủy hoại bởi sự đầu cơ của giới tài phiệt. Cơ sở hạ tầng CNTT cho chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI phần lớn đã được triển khai - đó là yếu tố quyết định, mặc dù không hoàn toàn mới mẻ. Trong Cách mạng Nga, cũng có những cấu trúc có thể được tiếp quản nguyên vẹn, nhưng chúng không vượt quá sự kiểm soát của nhà nước (của nền kinh tế trong chiến tranh). Nhà nước [Xô-viết] này đã thoái hóa thành nhà nước cảnh sát dưới thời Joseph Stalin, nhưng cuối cùng đã có thể hồi sinh các tiền đề xã hội chủ nghĩa của nó, và để lại cho chúng ta các thử nghiệm về kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số tiếp vốn đang có liên quan đến ngày nay, bên cạnh các di sản khác. KẾ HOẠCH HÓA XÔ-VIẾT: NỀN KINH TẾ CHỈ HUY VÀ CÁC NỖ LỰC HƯỚNG TỚI KỸ THUẬT SỐ Chủ nghĩa xã hội (nhà nước) Xô-viết đã được hoàn thiện sau sự thất bại của các cuộc cách mạng thế giới trong giai đoạn 1917-1924. Nhìn nhận lại, điều này đánh dấu thời điểm mà thách thức ‘bên trong', vốn phát sinh từ Cách mạng Công nghiệp - chủ nghĩa xã hội lao động, trở thành thứ yếu so với thách thức ‘bên ngoài”: một nhà nước [Xô-viết] đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Nền kinh tế chỉ huy được hình thành bởi các ‘Kế hoạch 5 năm’ vào cuối thập niên 1920 đã dựa vào sự ép buộc (ban đầu mang tính cực đoan) để bù đắp cho sự kém phát triển về kinh tế của Nga và cuối cùng cho phép Liên Xô đánh bại quân xâm lược Đức Quốc xã. Vào thập niên 1960, khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại sau quá trình công nghiệp hóa ban đầu, sự chuyển đổi sang kỹ thuật số đã được coi là một lối thoát. Một số thành tựu của Liên Xô đã vượt xa thời đại của họ và báo trước kỷ nguyên hiện tại của chúng ta, mặc dù cuối cùng tiềm năng cách mạng của họ đã bị chặn đứng. Thiết kế máy tính đã bắt đầu tại Viện Hàn lâm Khoa học ở Kiev vào thập niên 1940. Các ứng dụng quân sự là ưu tiên hàng đầu, và giới lãnh đạo Liên Xô muốn phòng thủ đối với hệ thống phòng không được tin học hóa vốn đang được phát triển ở Hoa Kỳ bằng một hệ thống tương đương của chính họ. Cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Nga về khoa học máy tính, ‘Electronic Digital Machines’, được viết bởi Anatoliy I. Kitov, một kỹ sư mang quân hàm đại tá trong lực lượng vũ trang Liên Xô. Rào cản ý thức hệ đối với các lý thuyết như điều khiển học, vốn cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả các thiết bị điện tử, chỉ được dỡ bỏ sau cái chết của Stalin. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1956, lãnh tụ của đảng Nikita Khrushchev đã tố cáo chủ nghĩa Stalin và ủng hộ quy trình tự động hóa các nhà máy. Sau đó, Kitov đề xuất biến mạng lưới phòng không dự phòng đang có sẵn thành ứng dụng dân sự trong thời bình, nhưng ông đã bỏ qua hệ thống phân cấp trong quân đội để trực tiếp báo cáo với Khrushchev để rồi bị tước quân hàm và bị trục xuất khỏi Đảng. Ý tưởng số hóa nền kinh tế chỉ huy vẫn tồn tại, mặc dù một trường phái ủng hộ quan điểm cho rằng lợi nhuận là đòn bẩy của tính hiệu quả cũng đã xuất hiện, do [nhà kinh tế học Xô-viết] Elvsei Liberman khởi xướng. Tại Đại hội Đảng lần thứ XXII vào năm 1961, một lần nữa Khrushchev tuyên bố bắt buộc phải tăng tốc ứng dụng công nghệ số vào nền kinh tế kế hoạch. Trong giai đoạn này, sau những thành công của Chương trình Không gian Sputnik, sự nhiệt tình của Liên Xô [về ứng dụng công nghệ số] đã vượt qua phương Tây, và quản lý kinh tế dựa trên điều khiển học là một yếu tố chính của sự nhiệt tình này. Một báo cáo của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ lưu ý rằng các nhà lập kế hoạch kinh tế Liên Xô đã xem điều khiển học là công cụ hữu hiệu nhất cho “việc hợp lý hóa hoạt động của con người trong một xã hội công nghiệp phức tạp”. Báo chí Liên Xô bắt đầu phổ biến ý tưởng về máy tính như là “những cỗ máy của chủ nghĩa cộng sản”, khiến các nhà quan sát Hoa Kỳ cân nhắc rằng, “nếu bất kỳ quốc gia nào đạt tới một nền kinh tế được tích hợp và kiểm soát hoàn toàn, trong đó các nguyên tắc ‘điều khiển học’ được áp dụng để đạt được các mục tiêu khác nhau, thì đó sẽ chính là Liên Xô - quốc gia sẽ đi trước Hoa Kỳ để đạt một trạng thái như vậy”. CIA đã công bố một loạt báo cáo để mở rộng chủ đề này, đặc biệt cảnh báo rằng Liên Xô có thể đang trong tiến trình xây dựng một “mạng lưới thông tin thống nhất”, mà trong sự đánh giá của một số cố vấn của tổng thống John F. Kennedy, rằng nếu Liên Xô thành công [trong việc xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất này], thì nó sẽ chôn vùi Hoa Kỳ, như Khrushchev từng tuyên bố. Tại thời điểm này, Viktor M. Glushkov, nhà toán học và là Giám đốc của Trung tâm Điện toán của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô của Ukraine, đã mường tượng ra một ‘Hệ thống tự động hóa tính toán và xử lý thông tin quốc gia’. Ông đã thuê Kitov đang bị thất sủng làm trợ lý cho mình. Alexei Kosygin, sau đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, khuyến khích Glushkov xây dựng ý tưởng của mình về việc số hóa hệ thống kế hoạch hóa. Tuy nhiên, vào năm 1964, khi một bản thiết kế kỹ thuật số toàn diện cuối cùng đã được đệ trình, [kế hoạch số hóa của] Khrushchev đã bị loại bỏ bởi sự hợp lực của các thế lực bảo thủ và thận trọng [trong Đảng Cộng sản Liên Xô]. Sự lãnh đạo mới trong thời Leonid Brezhnev [làm Tổng Bí thư] (và Alexei Kosygin làm thủ tướng) đã quyết định thúc đẩy tiến trình tự động hóa doanh nghiệp quốc doanh với quy mô lớn hơn, phù hợp với [trường phái của] Liberman, qua đó tất cả các giám đốc doanh nghiệp quốc doanh đều muốn số hóa và lưu trữ tất cả các hoạt động và các dạng tài sản của họ. Đồng thời, Kosygin đã tham gia vào các hợp tác ở quy mô lớn với các công ty Tây Âu nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Liên Xô. Con rể của ông, [nhà quản lý khoa học] Dzhermen Gvishiani, sẽ thể hiện phản ứng của Liên Xô đối với đề xuất của Hoa Kỳ để khởi động một tổ chức nghiên cứu độc lập chung [giữa Hoa Kỳ và Liên Xô] để đối phó với các vấn đề của xã hội công nghiệp tiên tiến. Đây là tiền đề để hình thành Viện Nghiên cứu Quốc tế về Phân tích các Hệ thống Ứng dụng (IIASA) tại Laxenburg, Áo, trong đó Gvishiani đại diện của Liên Xô tại viện này tới tận năm 1986. Từ phương Tây, IIASA được coi là một phương tiện để lật đổ chủ nghĩa xã hội nhà nước Xô-viết và – dù điều này không xảy ra – sự ủng hộ của Anh và Hoa Kỳ dành cho viện này đã kết thúc sau sự trở lại với chủ nghĩa tân tự do của Margaret Thatcher và Ronald Reagan. Như chúng ta có thể thấy, điều này cũng làm gián đoạn quá trình hình thành giai cấp xuyên quốc gia của các cán bộ quản lý, những người suy nghĩ có hệ thống và quan tâm đến các vấn đề vượt qua sự chia rẽ Đông-Tây [trong Chiến tranh Lạnh]. Mô hình hóa toán học trên quy mô toàn cầu, chẳng hạn như sự sử dụng nguyên liệu thô hay ô nhiễm khí quyển và đại dương, đã được phát triển tại IIASA, Liên Hợp Quốc và Câu lạc bộ Rome (trong đó Gvishiani đã tham gia kể từ các cuộc gặp đầu tiên của ông với những người đứng đầu các tập đoàn Olivetti, FIAT và những người tiên phong khác trong [tiến trình thiết lập lại quan hệ] thương mại Đông-Tây, cũng là người đã thành lập Câu lạc bộ này). Công trình của Glushkov, Nikita Moiseev và những người khác về các hệ thống môi trường đã tấn công sâu vào Liên Xô. Phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học Mỹ như Carl Sagan, người lo ngại về thái độ dửng dưng của chính quyền Reagan đối với chiến tranh hạt nhân, điều này đã đạt đến đỉnh điểm trong một báo cáo chung giữa Mỹ và Liên Xô về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. Bằng cách áp dụng lý thuyết phức hợp vào phân tích sinh quyển , người ta đã phát hiện ra rằng nguy cơ tuyệt chủng của sự sống trên hành tinh bởi chiến tranh hạt nhân toàn diện cũng tương đương với nguy cơ tuyệt chủng bởi những thay đổi mang tính hệ thống trong sinh quyển của Trái Đất – những thảm họa bất ngờ có quy mô tương đương nhau. Loại kế hoạch hóa xuất hiện từ kinh nghiệm này là khác biệt về chất so với loại kế hoạch hóa nền kinh tế chỉ huy mà theo đó một nhà nước theo đuổi tiến trình công nghiệp hóa để bắt kịp đối thủ. Thật vậy, kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số không chỉ là lập kế hoạch với sự trợ giúp của máy tính, mà cuối cùng, phải cung cấp được một lượng lớn Dữ liệu Lớn vào hệ thống máy tính để ‘khám phá’, chứ không phải là ra lệnh để tạo ra kết quả [theo ý muốn] - như chúng ta đang chứng kiến ngày nay đối với các dự báo khí hậu và cả những điều bất định đi kèm với chúng. Sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev được định hướng bởi các khái niệm này, nhưng đã quá muộn để chuyển đổi các cấu trúc xã hội của nền kinh tế chỉ huy sang định dạng kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số để áp dụng vào Liên Xô và khối Xô-viết. Do đó, những nỗ lực với tầm nhìn rộng lớn hướng tới kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số đã thất bại bởi không có các loại cấu trúc xã hội để nó có thể thành công. Một thử nghiệm thứ hai với kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số đã diễn ra ở Chile trong chính phủ của Tổng thống Salvador Allende. Trong trường hợp này, yếu tố của sự điều chỉnh mang tính điều kiển học, bao gồm khả năng đáp ứng với các vấn đề cung ứng và các cuộc đình công, đã được giải thích rõ ràng, nhưng nó đã bị chặn đứng bởi cuộc đảo chính của Augusto Pinochet vào năm 1973. Stafford Bia, người lãnh đạo dự án Cybersyn của Chile, đã chia sẻ phong cách quản lý tiến bộ của cán bộ IIASA/Liên Hợp Quốc/Câu lạc bộ Rome, nhưng ông đã bị loại khỏi IIASA để bảo đảm tính trung lập về chính trị của viện này. Cấp phó người Chile của ông, Raúl Espejo, đã thoát khỏi nanh vuốt của chế độ khủng bố do Mỹ hậu thuẫn. Điều này dẫn chúng ta đến ‘vấn đề’ khôi phục lại việc kế hoạch hóa dựa trên kỹ thuật số trong thời đại ngày nay. (Nguồn: https://monthlyreview.org/…/democracy-planning-and-big-data/) [Các từ, ngữ và giải thích được đặt trong ngoặc vuông [...] là do người dịch thêm vào để làm rõ nghĩa của văn bản]
  • CÁC DỊCH BỆNH VÀ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
    06/ 03/ 2023
    CÁC DỊCH BỆNH VÀ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Mitchell L. Hammond, University of Toronto Press, 2020 Nguyễn Trung Kiên lược dịch           Vào năm 1972, có hai nhà khoa học xuất sắc đã cho rằng, việc loại ngăn chặn rủi ro, “dự báo rất có thể về tương lai của bệnh truyền nhiễm là nó sẽ rất âm ỉ”. Một người trong số những người này, Frank Macfarlane Burnet, đã giành được giải thưởng Nobel [năm 1960 (ND)] sau nhiều thập kỷ cống hiến để nghiên cứu về virus và miễn dịch học. Nhiều dấu hiệu chỉ ra một tương lai tươi sáng. Trong một phần tư thế kỷ trước, tiêm chủng đã loại bỏ bệnh bại liệt tại Bắc Mỹ và châu Âu; tỷ lệ tử vong ở trẻ em trên toàn cầu đã giảm dần; một loại kháng sinh mới, penicillin, đã cách mạng hóa việc điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn; và việc loại bỏ hoàn toàn bệnh đậu mùa là trong tầm tay. Burnet thậm chí còn cho rằng giữa thế kỷ XX đã đi đến hồi kết của một cuộc cách mạng: “loại bỏ thật sự các bệnh truyền nhiễm là một yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội”. Sự lạc quan này bây giờ đã lùi ra xa. Bắt đầu từ thập niên 1980, nó đã bị biến mất bởi sự trỗi dậy và tác động bi thảm của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sự hồi sinh của bệnh lao và sốt rét, và tầm nhìn mới về các mối đe dọa khác như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), bệnh do virus Ebola (EVD) và bệnh do virus Zika. Thay vì một sự tự tin trong việc đẩy lùi những tai họa như vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vô số mầm bệnh mới của con người. Họ đã thoáng thấy buổi bình minh của thời đại nhiễm trùng đang trỗi dậy. Các căn bệnh gây chết người là một vấn đề cũ – chúng đã biến mất một phần từ các nước phương Tây, nhưng không bao giờ mất hẳn - và chúng cũng là một vấn đề mới bởi những thay đổi về xã hội, sinh thái và môi trường trong nhiều thế kỷ qua đã biến đổi hiện trạng về sức khỏe và bệnh tật của loài người trên Trái Đất. Tốc độ thay đổi nhanh chóng [của những thay đổi đó] trong những thập kỷ gần đây đã khiến bệnh tật đang gia tăng, thay vì suy giảm, trong các vấn đề toàn cầu. Tiền đề của cuốn sách này là các bệnh tật và các động lực của tính hiện đại cấu thành lẫn nhau - nói cách khác, các căn bệnh vừa có hình dạng và được định hình bởi các khía cạnh đặc biệt của thế giới hiện đại. Hoặc, như hai học giả gần đây đã nói một cách thẳng thắn hơn: “Vi khuẩn là sự phê phán cuối cùng dành cho tính hiện đại”. Một nghiên cứu về các căn bệnh trong lịch sử cho phép chúng ta suy nghĩ về cách mà thế giới hiện đại hình thành. Nhiều thách thức đương đại, và các công cụ có sẵn để ứng phó với chúng, đã phát sinh từ một sự tương tác phi thường giữa các lực lượng con người, sinh học và môi trường. Ngay từ đầu, sẽ rất hữu ích khi xem xét ý nghĩa của tính hiện đại, là một thuật ngữ cung cấp khung lý thuyết cho cuốn sách này, nhưng [bản thân thuật ngữ này] vẫn có thể được giải thích và sửa đổi. Mặc dù một số khía cạnh của nền văn hóa hiện tại có thể được mô tả là hậu hiện đại, hoặc như một phản ứng chống lại tính hiện đại, thuật ngữ này vẫn mô tả nhiều khái niệm quan trọng về các khái niệm, các công nghệ và các mô hình xã hội. Ý tưởng về một thế giới hiện đại được định hình trong tác phẩm của nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920). Được viết ra vào đầu thế kỷ XX, Weber đã suy ngẫm về sự thống trị toàn cầu của Tây Âu và Bắc Mỹ, vốn dường như là độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Weber nhấn mạnh ảnh hưởng của cách tiếp cận duy lý, có tính toán đối với thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Ông cũng đề xuất rằng niềm tin tôn giáo và sự đoàn kết cộng đồng phần lớn đã được thay thế bằng các quy tắc và các công nghệ vốn được thiết kế để định hình, đo lường và kiểm soát hành động của các cá nhân và nhóm. Mặc dù bản thân Weber rất mơ hồ về sự tiến hóa mà ông nhận thấy, nhiều nhà quan sát phương Tây đã chấp nhận khái niệm “tính hiện đại” như là một thước đo để đánh giá những thành tựu của các xã hội trên toàn thế giới. Sự chấp nhận của các dân tộc ngoài phương Tây về y học dựa trên khoa học của phương Tây, và và về y tế công cộng, cùng sự lan rộng của tiến trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, và sự phát triển của các thể chế chính trị phương Tây đều được coi là dấu hiệu của thịnh vượng và tiến bộ. Weber đã mô tả nhiều khía cạnh trong thế giới [mà ông đang sống (ND)], nhưng ông cũng bỏ qua những thế giới có ý nghĩa khác trong thời đại của ông vốn chỉ trở nên quan trọng trong thế kỷ qua. Như các nhà phê bình đã chỉ ra, bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, nhiều yếu tố của tính hiện đại ở phương Tây đã bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ phụ thuộc hoặc bóc lột mà người châu Âu tiến hành với các dân tộc khác. Các quốc gia ngoài phương Tây cấu thành nên phần lớn dân số thế giới, và nhiều xã hội có cấu trúc tôn giáo, chính trị và văn hóa phát triển song song theo những con đường mà Weber và các nhà lý thuyết khác không hình dung được. Những câu chuyện về lịch sử thế giới được viết theo quan điểm phương Tây mới chỉ bắt đầu tính đến nhiều tương tác qua lại và sự phát triển độc lập trên toàn cầu đã định hình tính hiện đại cho tất cả mọi người. Cơ bản hơn nữa là sự dịch chuyển trong mối quan hệ của con người với thiên nhiên vốn đã diễn ra trong nhiều thế kỷ qua. Trong một thời gian ngắn ngủi thật sự, hoạt động của con người đã trở thành một lực lượng môi trường và sinh thái ảnh hưởng đến toàn hành tinh. Tất nhiên, các xã hội tiền hiện đại cũng đã định hình nên thế giới tự nhiên. Nhiều môi trường, mà các nhà thám hiểm coi là nguyên sơ thực sự chịu ảnh hưởng của sự thao túng của con người, đã tồn tại từ hàng nghìn năm. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian gần đây, con người mới đi qua các lục địa bằng đường sắt và đường cao tốc, hoặc các đại dương được liên kết với nhau bằng các kênh đào lớn, đưa kháng sinh và vắc-xin tới hàng tỷ người và động vật, và thả một lượng lớn thuốc trừ sâu (cũng như các quả bom) từ không trung. Cụ thể, một số nhà sử học đã chỉ ra tầm quan trọng của một “Sự tăng tốc vĩ đại” trong sự thay đổi về nhân khẩu và môi trường sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, khi hành động của con người ngày càng định hình động lực cơ bản trong sinh quyển của Trái Đất. Cho dù chúng ta xem xét bảy thế kỷ qua hay bảy mươi năm qua, không thể nghi ngờ về hậu quả sâu rộng của sự thay đổi này. Bất kỳ khái niệm nào về tính hiện đại đều phải bao gồm mối tương quan giữa con người VỚI thế giới tự nhiên, cũng như sự phát triển của các xã hội TRONG thế giới. Từ quan điểm này, phạm vi của những thành tựu và thách thức hiện đại xuất hiện theo những cách thức rất khác nhau vào đầu thế kỷ XXI so với những gì mà nhiều chuyên gia nhận thấy chỉ một vài thập kỷ trước. Y học và y tế cộng đồng đã làm gia tăng đáng kể khả năng phòng ngừa và chữa bệnh, và hai yếu tố đầy ngoạn mục này thậm chí đã giúp loại bỏ các căn bệnh nguy hiểm từ thiên nhiên. Tuy nhiên, lợi ích của những tiến bộ này phải được đo lường đối với các tác động gây bệnh của những thành phố công nghiệp; sự di cư không tự nguyện của hàng triệu người, bao gồm cả sự di cư bắt buộc của nô lệ; sự biến đổi sinh thái của những cảnh quan rộng lớn; sự tàn phá do chiến tranh; và sự bất bình đẳng vốn là một đặc điểm dai dẳng của cộng đồng địa phương và nền kinh tế thế giới. Tác động của các lực lượng như vậy đối với sức khỏe và phúc lợi của con người chủ yếu là do vô tình, và thường không được biết đến, nhưng chúng buộc phải được tính đến khi chúng ta xem xét thế giới hiện đại đã hình thành như thế nào. Một sự xem xét đầy đủ hơn sẽ cho thấy cuộc cách mạng của Burnet có thể gần với sự khởi đầu hơn là kết thúc của nó. CÁC CĂN BỆNH, CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM, VÀ CÁC NHÀ SỬ HỌC CỦA CHÚNG Sự suy ngẫm của con người về các căn bệnh và tầm quan trọng của chúng có lẽ đi kèm với những ghi chép sớm nhất về tỷ lệ tử vong và tính dễ bị tổn thương. Các truyền thống truyền miệng cổ xưa và các ghi chép đã liên kết các căn bệnh những các linh hồn hay các lực lượng tối thượng vốn đang chi phối sự tồn tại. Những câu chuyện vốn đã trở thành các tác phẩm thiêng liêng của người Do Thái (‘Tanakh’, cũng là Kinh Cựu Ước của Ki-tô giáo) mô tả cách mà thần Yahweh trừng phạt cả người Do Thái lẫn kẻ thù của họ bằng bệnh dịch hạch. Phần mở đầu của sử thi Hy Lạp ‘Iliad’ kể lại rằng vị thần Apollo đã bắn ra những mũi tên của bệnh dịch hạch như là hình phạt cho sự ngược đãi của một trong những linh mục của mình. Tương tự như vậy, các giáo lý Ấn Độ về bệnh tật trong các văn bản tiếng Phạn ‘Atharvaveda’ và ‘Rigveda’ (kh. 1000 năm trước Công nguyên) cho rằng các căn bệnh bắt nguồn từ hành động của các vị thần hoặc các loài ác quỷ. Ví dụ, nhân vật thần thánh ‘takmán’ được hình thành dưới dạng sấm sét và gây ra những cơn sốt được gieo rắc bởi những cơn mưa gió mùa. Vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, các tác giả viết về y khoa trong các xã hội khác nhau cũng coi sức khỏe liên quan đến sinh lý người và các lực lượng trong thiên nhiên. Khi dân số đô thị và mạng lưới thương mại mở rộng khắp thế giới cổ đại, các nhà quan sát phản ánh về nguyên nhân và tác động của bệnh dịch hạch. Một ví dụ nổi tiếng là Cuộc chiến tranh Peloponnesian, trong đó nhà sử học Hy Lạp Thucydides (kh. 460-400 TCN) mô tả sự tàn phá vào năm 430 TCN bởi sự bùng phát dịch bệnh ở Athens trong cuộc chiến với Sparta. Các nhà sử học đã bị ấn tượng bởi phân tích lạnh lùng, khách quan của ông đối với tai họa nhắm vào Athens, các triệu chứng về bạo lực và sự gây chết người của nó, và sự tan rã của đạo đức trong sự trỗi dậy của thành bang này. Mặc dù không có nội dung mang tính tâm linh, nhưng dù sao Thucydides cũng đã đưa ra mang một thông điệp nghiêm khắc. Mô tả về bệnh dịch hạch theo sau một bài thuyết trình dài của nhà lãnh đạo đáng kính Pericles nhằm tuyên ngôn về những phẩm tính của xã hội Athen. Sự đặt kề nhau giữa những lý tưởng cao cả với một sự đánh giá không rõ ràng về sự sụp đổ xã hội đã ngầm chỉ trích về một sự từ bỏ đáng khinh bỉ đối với các giá trị nền tảng của nó để theo đuổi một ảo ảnh về vinh quang của đế quốc. Trong nhiều thế kỷ, vô số biên niên sử đã lặp lại lời phán xét của Thucydides về Athens với những lời bình luận riêng về sự yếu đuối và sai lầm của con người khi phải đối mặt với chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Thucydides đã trước tác trong một kỷ nguyên quan trọng đối với sự phát triển của nền y học Hy Lạp. Ông đã sử dụng thuật ngữ vốn phổ biến trong thời đại của ông (‘nosos’) để chỉ bệnh dịch hạch Athen. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời ông, một số người Hy Lạp bắt đầu sử dụng thuật ngữ ‘dịch bệnh’ cho các bối cảnh liên quan đến sức khỏe và bệnh tật, mặc dù theo nghĩa khác với nghĩa ‘dịch bệnh’ vốn sẽ sử dụng hàng nghìn năm sau đó. Thuật ngữ này kết hợp một tiền tố, ‘epi’ - có nghĩa là ‘trên, hay ở giữa’, với hậu tố ‘demo’ - một từ chỉ “người dân”. Nó mang một ý nghĩa sâu hơn về một người “đang trở về quê hương” hay “ đang ở trên đất nước mình”. Ở đây, sẽ rất hữu ích để lưu ý rằng các nhà khoa học hiện đại sử dụng các từ Hy Lạp khác theo cách tương tự. Thuật ngữ ‘epizootic’ kết hợp tiền tố ‘epi’ với một thuật ngữ Hy Lạp chỉ động vật, ‘zoon’, để chỉ dịch bệnh được truyền nhiễm cho một hoặc nhiều loài động vật không phải con người. Tương tự như vậy, ‘zoonoses’, hoặc nhiễm trùng zoonotic, là những bệnh được truyền từ động vật sang người. Sự sử dụng thuật ngữ “bệnh dịch” sớm nhất được biết đến có liên quan đến bệnh tật là một tiêu đề cho bảy cuốn sách có tựa đề “Epidemics”, được viết vào những thời điểm khác nhau từ cuối thế kỷ V và giữa thế kỷ IV trước Công nguyên. Những cuốn sách này đã được gán (giống như nhiều tác phẩm y học của Hy Lạp từ thời kỳ này) cho nhân vật bí hiểm Hippocrates (kh. 460-380 TCN). Danh mục ngắn các tác phẩm của ông, được các nhà nghiên cứu về Hy Lạp cổ đại soạn ra, đã tạo ra ấn tượng rằng Hippocrates đã trở nên nổi tiếng trong suốt cuộc đời ông, nhưng không rõ là liệu có chắc chắn ông đã thực sự viết bất kỳ tác phẩm nào mà sau này được cho là của ông. Nói rộng hơn, các tác phẩm của Hippocrates không từ chối tôn giáo hoàn toàn, nhưng chúng tập trung vào các vấn đề về môi trường, hành vi, sinh lý và tâm lý, như là là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Các tập của bộ ‘Epidemics’ tập hợp các mô tả lâm sàng về các bệnh có vẻ mang tính điển hình, đặc biệt là các bệnh theo mùa và tại các khu vực cụ thể. Một căn bệnh có thể là bệnh ho vào mùa đông, sốt rét hoặc tiêu chảy trong mùa hè, đó là “những thứ lan truyền và truyền nhiễm trong một quốc gia”. Thuật ngữ này không đưa ra sự khẳng định nào về việc bệnh lây lan NHƯ THẾ NÀO; thật vậy, tác phẩm ‘Epidemics’ quan tâm đến các căn bệnh phổ biến hoặc mang tính đặc trưng trong một môi trường cụ thể, thay vì các căn bệnh bùng phát đột ngột và bất ngờ. Một tác phẩm khác của Hippocrates, có tên ‘Các vùng không khí, sông hồ, khu vực’, đã cung cấp thêm những mô tả về vai trò của các mùa, thời tiết và cảnh quan trong môi trường bệnh tật khác nhau của các khu vực khác nhau. Bên cạnh các tác phẩm khác của Hippocrates, tác phẩm ‘Các vùng không khí, sông hồ, khu vực’ đã gây ảnh hưởng to lớn. Ở châu Âu, người ta đã lĩnh hội các nội dung y khoa chúng ít nhất là cho đến thế kỷ XVIII. Sau đó, các khái niệm về “dịch” và “bệnh” đã thay đổi, đặc biệt là khi các nhà lý thuyết đã phát triển các khái niệm khác nhau về “bệnh truyền nhiễm” để giải thích cách căn bệnh lây nhiễm từ động vật hoặc người này sang động vật hoặc người khác. Trong tinh thần của các tác phẩm của Hippocrates, những ý tưởng liên quan đến việc truyền bệnh lúc đầu được liên kết với môi trường, và đặc biệt là những thay đổi trong khí quyển dường như thúc đẩy hoặc kìm hãm sự lan truyền của dịch bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bắt đầu từ thế kỷ XIX, các nghiên cứu khoa học về ngành nguyên nhân bệnh học - nguyên nhân hay cách gây bệnh - ngày càng tập trung vào hiện tượng nhiễm trùng do hoạt động của vi khuẩn gây bệnh (hoặc gây khó chịu). Hoạt động này này được kích hoạt bằng các loại kính hiển vi mới, có đủ khả năng để quan sát nhiều loại vi khuẩn, và xa hơn nữa, là bằng cách phát triển các quy trình trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu các tế bào, vi khuẩn và các hình thái sống trong tự nhiên khác mà mắt thường không nhìn thấy được. (Nguồn: https://www.amazon.com/…/dp/1487593740/ref=tmm_hrd_swatch_0…)
  • TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    20/ 02/ 2023
    TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ Anton Korinek & Joseph E. Stiglitz  NBER Working Papers, No. 28453, tháng 2/2021  Nguyễn Trung Kiên lược dịch (kỳ 1/3)     TÓM TẮT  Tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) và các dạng công nghệ tự động hóa liên quan có nguy cơ đảo ngược những thành tựu mà các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi đã đạt được khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong nửa thế kỷ qua, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Các công nghệ mới có xu hướng tiết kiệm lao động, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra các động lực mà sẽ mang lại lợi ích cho các nước phát triển theo xu hướng “kẻ-chiến-thắng-ăn-cả”. Chúng tôi phân tích các động lực kinh tế đằng sau những bước phát triển này và mô tả các chính sách kinh tế sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các nước đang phát triển và các quốc gia mới nổi, trong khi tận dụng được các thành tựu tiềm năng từ tiến bộ công nghệ. Chúng tôi cũng mô tả các cải cách đối với hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu của chúng ta nhằm chia sẻ lợi ích của AI rộng rãi hơn với các nước đang phát triển.   1. GIỚI THIỆU  Những nỗi lo ngại về tình trạng mất việc làm và sự gia tăng bất bình đẳng do AI và các dạng công nghệ tự động hóa có liên quan đang tràn ngập khắp thế giới. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế thị trường mới nổi thậm chí còn có nhiều lý do để lo ngại hơn so với các nước có thu nhập cao, vì lợi thế so sánh của họ trong nền kinh tế thế giới dựa vào nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Sự sụt giảm lợi nhuận của các yếu tố lao động và tài nguyên thiên nhiên cũng như các động lực do công nghệ thông tin mới mang lại, theo kiểu “kẻ-chiến-thắng-ăn-cả”, có thể dẫn đến sự suy thoái hơn nữa tại các nước đang phát triển. Điều này sẽ làm xói mòn những thành tựu kinh tế - dấu ấn của sự thành công trong phát triển suốt 50 năm qua, và đe dọa những tiến bộ đã đạt được trong việc giảm nghèo và bất bình đẳng.  Trong phần lớn nửa thế kỷ qua, người ta đã cho rằng những tiến bộ trong công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người - được thể hiện bởi lời thuyết giảng “tất-cả-các-bên-đều-có-lợi” - đặc trưng của chủ nghĩa tân tự do. Tuy nhiên, không bao giờ có bất kỳ lý thuyết kinh tế nào nói rằng những tiến bộ trong công nghệ NHẤT THIẾT sẽ mang lại lợi ích cho tất cả; và nhiều nghiên cứu kinh tế đã cảnh báo rằng điều này có thể không đúng, và tiến bộ công nghệ có thể tạo ra cả người thắng lẫn kẻ thua cuộc. Miễn là những người chiến thắng và kẻ thua cuộc từ tiến bộ công nghệ nằm trong cùng một quốc gia, ít nhất vẫn có khả năng để các giải pháp chính sách trong nước có thể bù đắp cho những người thua cuộc. Tuy nhiên, khi tiến bộ công nghệ làm suy giảm tỷ giá trao đổi hàng hóa (terms of trade) và do đó làm giảm lợi thế so sánh của toàn bộ các quốc gia, các giải pháp chính sách trong nước không đủ để bù đắp cho những người thua thiệt trong tiến trình tiến bộ công nghệ, và toàn bộ các quốc gia có thể bị thiệt hơn.  Bài nghiên cứu này lập luận rằng những lo ngại về tác động của tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển có thể được biện minh - các nước đang phát triển có thể phải đối mặt với một loạt thách thức mới trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra rằng vẫn có các biện pháp chính sách nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực để những tiến bộ trong công nghệ có thể dẫn đến một thế giới với sự thịnh vượng ‘phổ quát’ hơn. Những điều này bao gồm cả các chính sách trong nước và chiến lược phát triển cũng như sự hợp tác quốc tế và sự cần thiết phải đặt lại các quy tắc toàn cầu nhằm điều chỉnh nền kinh tế thông tin.  Chúng tôi bắt đầu bằng cách đưa ra hai mô hình đơn giản nắm bắt các đặc tính chính của AI và các công nghệ liên quan làm cơ sở cho những lo ngại về tiến bộ công nghệ gần đây. AI có khả năng tiết kiệm tài nguyên và tiết kiệm lao động, làm mất giá trị các nguồn lợi thế so sánh của nhiều nước đang phát triển, làm xấu đi các tỷ giá trao đổi hàng hóa của các nước này và có khả năng làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn nếu xét theo giá trị tuyệt đối. Chúng tôi cho thấy rằng các đổi mới công nghệ có thể tiết kiệm lao động ngay cả trong dài hạn khi vốn dự trữ trong nền kinh tế đã điều chỉnh theo những phát triển công nghệ mới. Một số quốc gia (ví dụ như Trung Quốc) đã trải qua một sự chuyển đổi kinh tế đủ sâu đến mức lợi thế so sánh của họ đã thay đổi, để họ có thể nằm trong số những người chiến thắng trong cuộc cách mạng AI. Tuy nhiên, đối với các quốc gia khác, AI có thể ngăn cản hoặc đảo ngược sự hội tụ đối với tiêu chuẩn sống với các quốc gia giàu có mà họ đã trải qua trong nhiều thế kỷ qua.  Các công nghệ thông tin như AI cũng có xu hướng làm phát sinh độc quyền tự nhiên, tạo ra một nhóm nhỏ các công ty được gọi là các ‘gã công nghệ khổng lồ’ đóng tại một vài quốc gia hùng mạnh nhưng cung cấp dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tốc độ và hướng tiến bộ công nghệ do thị trường lựa chọn nói chung là không tối ưu. Điều này tạo ra khả năng thúc đẩy sự đổi mới trong AI và các công nghệ khác theo hướng tăng phúc lợi xã hội toàn cầu, chẳng hạn bằng cách bảo tồn Trái Đất, hoặc tạo ra các cơ hội việc làm mới, hơn là thay thế lao động mà đang tạo ra nhiều thất nghiệp và bất bình đẳng hơn. Với định hướng đổi mới công nghệ phần lớn được đặt ra bởi các chính sách ở các nước tiên tiến, không có gì giả định rằng quá trình đổi mới công nghệ sẽ có những hình thức như vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi các nước tiên tiến xác định được động lực phổ quát của đổi mới công nghệ, thì vẫn có phạm vi thích ứng đối với các công nghệ sử dụng nhiều lao động hơn ở các nước đang phát triển.  Lùi lại một bước, chúng tôi đánh giá những lo ngại đã từng được thảo luận về tiến bộ công nghệ là chính đáng ở mức độ nào, dựa trên những gì chúng tôi biết vào thời điểm hiện tại. Chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều sự không chắc chắn về tác động của trí tuệ nhân tạo, ngay cả giữa các chuyên gia trong lĩnh vực này. Vài người cho rằng AI là ít quan trọng hơn so với những đổi mới công nghệ quan trọng khác trong thế kỷ XX, và sẽ tác động khá hạn chế đối với nền kinh tế, trong khi những người khác đi xa như dự đoán rằng AI sẽ thúc đẩy tiến bộ công nghệ nhanh hơn so với những gì loài người từng chứng kiến trước đây. Chúng tôi cũng thảo luận về cách hài hòa đối với những niềm lạc quan giữa các nhà công nghệ trong thập kỷ qua với dữ liệu kinh tế cho thấy năng suất tăng khá khiêm tốn trong giai đoạn này - được gói gọn bởi cái gọi là ‘câu đố về năng suất’. Cuối cùng, chúng tôi phân tích cách các động lực tạo ra bởi sự tiến bộ trong AI tương tác với những phát triển gần đây khác, đặc biệt là với đại dịch COVID-19, với động lực tăng trưởng dân số và với nhu cầu Chuyển đổi Xanh.  Với tất cả những điều không chắc chắn xung quanh AI và áp dụng những hiểu biết của chúng tôi về định hướng đưa yếu tố đổi mới công nghệ vào nghiên cứu kinh tế, chúng tôi nhận thấy rằng phúc lợi sẽ được tối đa hóa nếu định hướng nghiên cứu của chính chúng tôi theo hướng mà giá trị gia tăng xã hội mong đợi của phân tích kinh tế là lớn nhất và đặc biệt cần suy nghĩ khó về các sự kiện tiềm ẩn có thể gây xáo trộn cho xã hội của chúng ta. Để hiểu được bản chất lịch sử của những gì đang diễn ra, chúng ta hãy nhìn vào lịch sử rộng lớn hơn của tiến bộ công nghệ. Nhân loại đã trải qua phần lớn lịch sử của mình ở giai đoạn Malthus, trong đó phần lớn dân số sống ở mức tự cung tự cấp. Cuộc Cách mạng Công nghiệp nâng cao mức sống đã bắt đầu cách đây hơn hai thế kỷ và chỉ là một đốm sáng trong lịch sử nhân loại. Đối với các nước đang phát triển, kỷ nguyên tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trên nền tảng đẩy mạnh sản xuất đã tạo nên Kỳ tích Đông Á kéo dài trong nửa thế kỷ qua – một thời kỳ kéo dài chỉ bằng một phần tư lịch sử của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Có thể dễ dàng hình dung rằng bây giờ chúng ta đang đi vào một thời đại khác. Thậm chí còn có nguy cơ rằng những tổn thất về tỷ giá trao đổi hàng hóa được tạo ra bởi sự tiến bộ trong AI có thể đẩy các nước đang phát triển trở lại thời kỳ tăng trưởng nhờ gia tăng dân số - vốn đã đặc trưng cho phần lớn lịch sử của chúng ta. Nhưng cuộc Cách mạng Công nghiệp cũng mang lại nhiều bài học về cách quản lý sự đổi mới công nghệ theo hướng tích cực: các cuộc cách mạng công nghệ rất dễ gây gián đoạn, nhưng hành động tập thể có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực và tạo ra một môi trường trong đó lợi ích được chia sẻ rộng rãi. Bản chất sử dụng lao động của Cuộc Cách mạng Công nghiệp mở ra Kỷ nguyên Lao động trong đó lợi ích kinh tế của người lao động cũng làm thay đổi các động lực chính trị theo hướng có lợi cho họ, nhưng có nguy cơ là tiến bộ nhờ tiết kiệm lao động trong tương lai có thể đảo ngược lại xu thế này. Sự suy giảm của ngành sản xuất đặt ra câu hỏi về mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu trong quá khứ, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng một mô hình phát triển mới tuân theo chiến lược đa hướng hơn có thể hình thành được.  Câu hỏi về chính sách chủ chốt đối với các nước đang phát triển là làm thế nào để họ có thể cải thiện khả năng đạt được kết quả tốt từ tiến bộ công nghệ. Chúng tôi phác thảo một bộ chính sách cụ thể để đảm bảo rằng các tiến bộ công nghệ dẫn đến sự thịnh vượng được chia sẻ rộng rãi và giảm thiểu các tác động tiêu cực của chúng đối với phân phối thu nhập. Đánh thuế và phân phối lại là một biện pháp đầu tiên để bù đắp cho những người thua thiệt bởi tiến bộ công nghệ, mặc dù phạm vi phân phối lại có thể bị hạn chế ở các nước đang phát triển. Các chính sách chi tiêu có mục tiêu có thể đáp ứng nghĩa vụ kép bằng cách tạo thu nhập cho người lao động và mang lại lợi tức xã hội có giá trị - ví dụ, đầu tư vào giáo dục hoặc cơ sở hạ tầng đều sử dụng nhiều lao động và tăng cường vốn con người và cơ sở hạ tầng vật chất của các quốc gia, cả hai đều giúp giảm khoảng cách kỹ thuật số và để đảm bảo rằng mọi công dân đều có thể tham gia vào các cơ hội mà công nghệ kỹ thuật số mang lại. Để thay thế mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu dựa trên sản xuất, các nước đang phát triển có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ và áp dụng công nghệ theo những hướng mới, một phần bằng cách tận dụng các cơ hội mà AI và các công nghệ kỹ thuật số hiện đại khác mang lại trong nông nghiệp và dịch vụ Cuối cùng, chúng tôi mô tả một loạt các chính sách ở cấp liên-quốc gia nhằm cải cách hệ thống quản trị toàn cầu của chúng ta theo cách cho phép các nước đang phát triển hưởng lợi nhiều hơn từ những tiến bộ trong AI và các công nghệ thông tin khác, đồng thời giải quyết những mặt trái của những công nghệ mới này. Một chế độ thuế toàn cầu cho thời đại kỹ thuật số sẽ cho phép các quốc gia tăng thuế đối với các giao dịch diễn ra trong biên giới của họ. Và một mức thuế toàn cầu tối thiểu đối với vốn có thể khuyến khích đổi mới công nghệ theo hướng tiết kiệm vốn/sử dụng lao động. Chính sách cạnh tranh cũng ngày càng là một lĩnh vực chính sách vượt ra khỏi biên giới quốc gia vì dấu ấn của những gã khổng lồ kỹ thuật số hoạt động trên quy mô toàn cầu được hưởng những ưu đãi từ chính quyền, và do đó bóp méo cạnh tranh. Các chế độ sở hữu trí tuệ hiện tại không phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của các nước đang phát triển và có thể cải cách được. Hơn nữa, việc giải quyết chính sách thông tin bao gồm quy định về dữ liệu ở cấp liên quốc gia sẽ mang lại tiếng nói cho các nước đang phát triển – những quốc gia mà hiện giờ vẫn không thể ảnh hưởng đến việc thiết kế các chính sách đó. Phần còn lại của bài viết này được tổ chức như sau. Trong phần thứ hai, chúng tôi giới thiệu hai mô hình đơn giản để đưa ra cái nhìn tổng quan về những rủi ro của tự động hóa và sự gián đoạn do AI có thể gây ra trong lĩnh vực kinh tế. Trong phần thứ ba, chúng tôi thảo luận về những bất ổn xung quanh bản chất và mức độ của các tác động cũng như bối cảnh rộng lớn hơn. Phần thứ tư xem xét những gì chúng ta có thể học được từ bức tranh lịch sử lớn hơn về tiến bộ công nghệ. Phần thứ năm trình bày vai trò quan trọng của chính sách chính phủ trong việc quản lý các tác động của tiến bộ công nghệ và cho phép chia sẻ rộng rãi những lợi ích của đổi mới công nghệ. Phần thứ sáu phân tích cách hệ thống quản trị toàn cầu của chúng ta cần được cập nhật để cho phép các nước đang phát triển tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí của những tiến bộ công nghệ trong AI và các công nghệ kỹ thuật số khác.   2. NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN CỦA TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ  Trong gần như toàn bộ nửa thế kỷ qua, đã có giả định rằng tiến bộ công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người - được thể hiện bằng lời thuyết giảng đặc trưng của chủ nghĩa tân tự do. Giả định này không được hỗ trợ bởi lý thuyết cũng như bằng chứng. Thật vậy, lý thuyết kinh tế luôn cho rằng những tiến bộ trong công nghệ có thể tạo ra kẻ thắng người thua và không nhất thiết mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và một số quốc gia có thu nhập cao khác trong nửa thế kỷ qua cho thấy những lo lắng như vậy là chính đáng: phần lớn lợi ích của tăng trưởng đã thuộc về những người đứng đầu và một phần lớn những người ở dưới cùng của chuỗi phân phối thu nhập bị suy giảm thu nhập trên thực tế. Trong các phần tiếp theo, chúng tôi giới thiệu một số kết quả phân tích mô tả lý do tại sao những tiến bộ trong AI có thể vừa tiết kiệm lao động hoặc tiết kiệm tài nguyên, vừa có thể khiến một số quốc gia đang phát triển trở nên tồi tệ hơn.  Trong bối cảnh của một nền kinh tế cạnh tranh, chúng ta có thể coi tiến bộ công nghệ là sự dịch chuyển các đường đẳng lượng để nắm bắt những yếu tố đầu vào mà nền kinh tế cần để tạo ra một lượng đầu ra nhất định. Trong bảng bên trái của Hình 1, chúng tôi minh họa sự tiến bộ trong nền kinh tế trong đó sản lượng được tạo ra bằng cách kết hợp vốn (𝐾𝐾) và lao động (𝐿𝐿) để tạo ra một sản lượng nhất định; chúng ta có thể sử dụng nhiều vốn hơn hoặc nhiều lao động hơn. Tiến trình dịch chuyển các đường đẳng lượng vào bên trong hàm ý rằng chúng ta cần ít đầu vào hơn để tạo ra một đầu ra nhất định. (Trong một nền kinh tế có nhiều hàng hóa, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tiến bộ công nghệ dịch chuyển ra gần với đường giới khả năng sản xuất, phản ánh cách thức sử dụng vốn dành cho một yếu tố nhất định để sản xuất các hàng hóa khác nhau: tiến bộ có nghĩa là chúng ta có thể tạo ra được nhiều sản lượng hơn từ một yếu tố đầu vào nhất định) Nhưng sự gia tăng khả năng sản xuất này nói chung không cho chúng ta biết lợi ích thu được từ quá trình tiến bộ công nghệ sẽ được phân phối như thế nào. *  VỀ TÁC GIẢ Anton Korinek là Giáo sự Kinh tế học tại Khoa Kinh tế, Đại học Virginia. Joseph E. Stiglitz là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Columbia. Ông từng được trao Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, và từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. * Nguồn: http://www.nber.org/papers/w28453                    
  • CHỦ NGHĨA MÁC CỦA NGƯỜI VIỆT, BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, VÀ CHÍNH TRỊ HỌC VỀ KÝ ỨC HẬU THUỘC ĐỊA: TRẦN ĐỨC THẢO, 1946-1993  
    17/ 02/ 2023
    CHỦ NGHĨA MÁC CỦA NGƯỜI VIỆT, BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN, VÀ CHÍNH TRỊ HỌC VỀ KÝ ỨC HẬU THUỘC ĐỊA: TRẦN ĐỨC THẢO, 1946-1993     Shaw McHale Nguyễn Trung Kiên dịch   Các chủ đề về chủ nghĩa dân tộc và cách mạng chiếm một vị trí quan trọng trong bộ môn nghiên cứu về châu Á sau năm 1945. Không ở đâu mà điều này rõ ràng hơn là ở Việt Nam: xét cho cùng, cuộc Kháng chiến chống Pháp (1946-54), sau đó là cuộc Kháng chiến chống Mỹ và đồng minh (1965-75), đã định hình lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong thập niên 1950 nói riêng, các nhà nghiên cứu về Việt Nam đã phát triển một quan điểm trong đó những người cộng sản dân tộc ở miền Bắc đã củng cố quyền lực của họ, dù trải qua các cuộc khủng hoảng nhưng vẫn ngày một lớn mạnh. Quan điểm này có rõ ràng là có giá trị. Tuy nhiên, nó có thể khiến người quan sát cảm thấy rằng chủ nghĩa cộng sản Việt Nam rất vững chắc, được tôi luyện bởi nhiều năm đấu tranh, và chắc chắn chiến thắng. Ba đặc điểm này tràn ngập trong các công trình nghiên cứu. Đầu tiên, họ hạ thấp sự đa dạng trong thế giới quan của người Việt trong những thập 1940 và 1950. Thứ hai, họ thường không nhận thức được về về những điều ngẫu nhiên và sự tình cờ. Và thứ ba, người đọc ngày nay thường không nhận thức được rằng mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại lại sâu sắc đến như thế nào. Quá khứ đã và đang gây tranh cãi: cuộc tranh luận vào thập niên 1950, nơi các nhà chính trị cuối cùng đã chiến thắng trong một cuộc tranh luận mở, đã để lại những hồ sơ lịch sử đầy rời rạc và thiên vị. Hiện tại cũng có không ít vấn đề: mối quan tâm đương đại đã định hình lại ký ức và cấu trúc lại sự đánh giá về quá khứ của chúng ta. Bài tiểu luận này giải quyết mối thách thức về thập niên 1950 tại Việt Nam, bằng cách tập trung vào một người vốn đã không thành công trong việc phê phán Đảng Lao động Việt Nam: nhà triết học Trần Đức Thảo. Thảo là một trong những người Việt Nam xuất sắc nhất của thế hệ sau năm 1945. Ban đầu vốn bị cuốn hút bởi hiện tượng học Husserl khi còn là một sinh viên ở Pháp, cuối cùng ông đã chuyển sang chủ nghĩa Mác. Trong ngôi đền thiêng của các trí thức hậu thuộc địa, những suy ngẫm mang tính hiện tượng học rất ngắn gọn của Thảo về chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc có thể so sánh với các tác phẩm của Frantz Fanon và Aimé Césaire. Các tác phẩm của ông về chủ nghĩa Mác phản ánh nỗ lực nghiên cứu sâu sắc nhất về chủ nghĩa này so với bất kỳ học giả Việt Nam nào trong thế kỷ XX. Sau khi trở về Việt Nam năm 1951, Thảo đã dám chỉ trích Đảng năm 1956 (trong thời gian được gọi là vụ Nhân Văn-Giai Phẩm), một hành động khiến Đảng buộc ông phải câm lặng tại Việt Nam gần ba thập niên sau đó. Ông sang Pháp để chữa bệnh, và qua đời tại đó vào năm 1993. Cái tên Nhân Văn-Giai Phẩm được hình thành hai ấn bản định kỳ, báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm, nơi xuất bản các bài tiểu luận, tác phẩm văn học và biếm họa nhằm phê phán sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1956. Những chỉ trích này xuất phát từ sự lên án của cách trao một giải thưởng văn học và biến thành các phê phán đối với sự thiếu các quyền tự do dân chủ ở trong nước và trong Đảng. Trần Đức Thảo đã đóng góp hai bài viết chỉ trích Đảng trên báo Nhân Văn [và tạp chí Giai phẩm (ND)]. Phong trào này rõ ràng là tương đồng với phong trào Trăm hoa ở Trung Quốc; hay rộng hơn nữa, phong trào này có thể được coi là một phần của cuộc khủng hoảng trong thế giới cộng sản do cái chết của Stalin và sự lên án tình trạng sung bái cá nhân của Khruschev vào tháng 2 năm 1956. Trong khi một số văn nghệ sĩ Việt Nam tìm thấy cảm hứng từ sự bùng nổ chỉ trích ở Trung Quốc và Liên Xô, họ cũng phản ứng với sự bất ổn tràn lan, vốn đã phát triển tại Việt Nam từ năm 1954. Đảng Lao động [Việt Nam] đã đàn áp phong trào này bởi nó sợ hãi một dân chủ mà không có sự lãnh đạo vững chắc. Tuy nhiên, phong trào bất đồng chính kiến kéo dài đến năm 1958, cho đến khi Đảng giành lại quyền kiểm soát của mình thông qua một chiến dịch chống lại "chủ nghĩa xét lại". Vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, mặc dù về mặt kỹ thuật đề cập đến những tranh cãi xung quanh trên hai ấn phẩm định kỳ [Nhân văn & Giai phẩm (ND)], dù sao cũng đã trở thành biểu tượng cho sự bất đồng chính kiến ​​nhằm phê phán chế độ nói chung vào giữa thập niên 1950. Các nhà nghiên cứu đã không đi đến thống nhất về mối quan hệ của vụ Nhân văn-Giai phẩm đối với các vấn đề lớn hơn về lịch sử của giới trí thức và lịch sử chính trị Việt Nam. Họ mô tả sự việc này như một sự kiện văn học, tập trung vào yêu cầu Đảng Lao động cho phép các nhà văn tự do suy nghĩ và xuất bản mà không cần kiểm duyệt nặng nề. Đối với một số nhà phân tích, vụ này là một bước ngoặt của giới trí thức, một thời gian trước khi hệ thống Nhà nước-Đảng đàn áp phong trào bất đồng chính kiến, ​​và do trên cơ sở đó định hình một đời sống trí thức Việt Nam bị đàn áp cho đến thập niên 1980 và cả sau đó. Những người khác, chẳng hạn như Bùi Tín, đã nói [thật đáng tiếc!] rằng vụ Nhân văn-Giai phẩm có ít tác động ra bên ngoài môi trường của trí thức. Georges Boudarel và Kim Ninh đã vượt qua sự khảo sát quá kỹ lưỡng về các sự kiện năm 1956 bằng cách khẳng định tầm quan trọng của chúng trong sự phát triển lâu của các phong trào bất đồng chính kiến sau này. Ví dụ, Boudarel lưu ý sự bất đồng chính kiến đó không chỉ bắt nguồn từ những trí thức bên lề mà còn trong các lực lượng vũ trang và cả trong Đảng (1991, 87-88). Và một học giả khác, Patricia Pelley, đã hoàn toàn phớt lờ vụ Nhân văn-Giai phẩm trong việc phác họa những bất đồng quan điểm mạnh mẽ xuất hiện trong các nghiên cứu về lịch sử của thập niên 1950. Do đó, cô ngầm chỉ trích ý kiến cho rằng năm 1956 là thời điểm mâu thuẫn duy nhất. Các học giả nói chung đã bỏ qua các bài phê phán Đảng trên bình diện chính trị [được biết đến] rộng rãi, do một số người tham gia chấp bút, trong đó có Trần Đức Thảo. Xem lại những tranh luận về giai đoạn này, tôi phát hiện ra ba điều. Đầu tiên, sự tập trung quá nhiều vào các sự kiện của năm 1956 đã che khuất hoàn cảnh [lịch sử] của một cuộc đối thoại trí tuệ kéo dài hơn hai thập kỷ. Trên thực tế, những lời kêu gọi tự do dân chủ là sản phẩm của các phê phán của những người cộng sản đối với chế độ thuộc địa trong thập niên 1930, và Việt Minh đã từng hứa hẹn sẽ tôn trọng tự do tư tưởng vào năm 1945. Thứ hai, phong trào Nhân văn-Giai phẩm, và vai trò của Trần Đức Thảo trong phong trào này, có thể được xem như một cuộc đụng độ với xu thế ủng hộ tính hiện đại. Các học giả chính [của phong trào] bao gồm Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Mạnh Tường đã phớt lờ, gạt ra ngoài lề hoặc tấn công các di sản "phong kiến" và "lạc hậu" trong quá khứ như Phật giáo và Nho giáo. Đồng thời, họ phác thảo một tầm nhìn hướng tới tương lai, trong đó tư duy khoa học và công nghệ được viện dẫn để định hình và biến đổi xã hội. Đảng Lao động đại diện cho một biến thể của tầm nhìn này, trong đó một nhà nước độc tài sử dụng toàn bộ quyền lực cưỡng chế của mình cho những mục đích như vậy. Cuộc đụng độ của các mô hình, về cơ bản là một cuộc đấu tranh ý thức hệ, đã xảy ra khi miền bắc Việt Nam vẫn còn tồn tại một không gian công, dù sự tồn tại này vẫn gây tranh cãi. Giải pháp của cuộc đụng độ này đã định hình quỹ đạo của đời sống của giới trí thức và và của nền chính trị Việt Nam trong những thập niên sau đó. Tuy nhiên, nếu bài tiểu luận này chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh hướng tới xu thế hiện đại và những giải pháp của nó, thì những phát hiện của bài tiều luận này có thể chỉ được quan tâm ở mức hạn chế. Vì vậy, bài tiểu luận này cũng đề cập đến vấn đề khá rắc rối về diễn tả quá khứ như thế nào. Khi vụ Nhân văn-Giai phẩm năm 1956 lùi xa hơn vào quá khứ, nó ngày càng, từ một sự kiện, trở thành một phép ẩn dụ và một ký ức (mượn cách diễn giải của Shahid Amin) (Amin 1995). Nội dung của nó đã trở nên biến đổi. Các tài liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau năm 1956 mô tả đặc điểm của sự kiện này như âm mưu "phản cách mạng", nhưng lại tránh đi sâu vào các sự kiện. Các nhà văn Việt Nam ở nước ngoài thường áp đặt vấn đề chống cộng vào sự kiện này, như khi nhà phê bình văn học lưu vong Nguyễn Hưng Quốc tuyên bố rằng các tác giả tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm nhằm mục đích "vạch trần mặt trái, mặt xuất xa, mặt độc tài độc tài của chủ nghĩa xã hội" (Nguyễn Hùng Quốc 1996, 151-52). Những bình luận như vậy thật khó hiểu, vì một số người tham gia chính trong phong trào này, như Đào Duy Anh, Trương Từu, Nguyễn Hữu Đăng, và Trần Đức Thảo, mặc dù chỉ trích Đảng nhưng lại ủng hộ chủ nghĩa xã hội. So với những người ngoài cuộc, họ chỉ khác nhau về mặt cảm xúc, và một số người cũng tấn công chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa giáo điều. Trong cuộc bể dâu rộng lớn của lịch sử sau năm 1945, phong trào Nhân văn-Giai phẩm đã sống bên lề của nhận thức lịch sử của người Việt. Vụ việc bị lu mờ bởi các sự kiện như sự phân chia đất nước, sự trỗi dậy của nhà độc tài Ngô Đình Diệm ở miền Nam, và cuộc chiến tranh đang dần trở nên ác liệt. Tuy nhiên, hẹp hơn về phương diện chủ đề đối với các đề tài liên quan đến phong trào bất đồng chính kiến và lịch sử giới trí thức, phong trào này lại trở thành tâm điểm chú ý theo một cách đặc biệt nhất. Trong nhiều ý nghĩa, vụ Nhân văn – Giai phẩm tồn tại trong ý thức lịch sử Việt Nam chỉ như một phép ẩn dụ và một ký ức tách biệt với tính thực tế của sự kiện. Đối với một số người, đó là một âm mưu chống xã hội chủ nghĩa; đối với những người khác, đó là một ví dụ mẫu mực về sự đàn áp tự do của chủ nghĩa cộng sản. Bị chìm vào các câu chuyện bị ấn định trước [về nội dung], phong trào này đã đóng tròn vai mà nó được giao. Bài tiểu luận này sẽ giúp cho phong trào này thoát khỏi những câu chuyện bị ấn định trước như vậy, và quan sát nó từ hành trình trí tuệ của Trần Đức Thảo, [do đó nó] phải đối mặt với những mảnh ký ức và ẩn dụ như vậy. Không dễ để xác định sự thật chính xác về quá khứ này. Một khó khăn là, rất nhiều bản tự phê bình [của các nhân vật tham gia phong trào] xuất phát từ sự kiện này sẽ hình thành nên một cách nhìn nhận về lịch sử của phong trào: chế độ đã buộc hầu hết những người tham gia phải thú nhận với "hành vi sai trái" của họ. Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các văn bản như vậy, cũng như các bằng chứng lịch sử sau này của các sự kiện này dựa trên các bản tự phê bình đó? Thứ hai, những ký ức về phong trào đã được đưa vào in trong những năm gần đây. Tình trạng của những ký ức như vậy là gì, và chúng có đáng tin cậy hơn các văn bản tự phê bình kia không? Cuối cùng, bản thân Trần Đức Thảo đã đưa ra một số bình luận khó hiểu về vụ việc năm 1984. Chúng ta phải làm gì với những tuyên bố này, và cụ thể là có đúng là ông không đồng ý với những quan điểm được đưa ra vào năm 1956? Để tạo tiền đề cho việc giải quyết những câu hỏi như vậy, bài tiểu luận này hiện đang phác thảo những chi tiết ban đầu của cuộc đời Trần Đức Thảo, liên kết chúng, khi có liên quan, với những bước phát triển [của phong trào Nhân văn-Giai phẩm] ở Việt Nam. TRẦN ĐỨC THẢO VÀ VIỆT NAM: HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CÁ NHÂN VÀ MỘT QUỐC GIA Trần Đức Thảo sinh năm 1917.(5) Ông học trường Pháp từ khi lên 5 tuổi, đỗ bằng tú tài năm 17 tuổi, và sau đó mới bắt đầu học để thành thạo chữ quốc ngữ.Sau một năm làm học tại Khoa Luật của Đại học Hà Nội, ông tới Pháp vào năm 1936. Ông học tại Trường Sư phạm phố Ulm nhận bằng Thạc sĩ Triết học vào năm 1943 với luận văn về nhà hiện tượng học Husserl. Thảo bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị chống chủ nghĩa thuộc địa từ năm 1944. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1945, chính quyền Pháp đã bỏ tù Thảo vì [ông trở thành] mối đe dọa "đối với an ninh của quốc gia Pháp". Trong cùng thời gian, Paris bắt đầu lưu ý đến chàng trí thức đầy triển vọng này, một chàng tuổi trẻ đến từ Việt Nam, vốn là sinh viên của Merleau-Ponty. Những nỗ lực khám phá hiện tượng học và chủ nghĩa Mác của Thảo bắt đầu được chú ý. Ông tham gia tạp chí Les Temps Moderns [Thời hiện đại] cùng với Sartre và Merleau-Ponty's, một tạp chí cực kỳ có ảnh hưởng tại Pháp sau chiến tranh. Năm 1948, Theo đã viết cho tạp chí này một bài báo về nhà triết học Pháp gốc Nga nổi tiếng, Alexandre Kojeve, trong đó ông chứng tỏ sự vượt trội của Marx so với Hegel. Cùng với những Việt kiều khác ở Pháp, như nhà thơ Phạm Huy Thông, Thảo vận động ủng hộ cách mạng Việt Nam. Ví dụ, ông đã viết các bài về chủ nghĩa thực dân và Đông Dương cho tờ Les Temps modernes. Howard Davies đã gọi Trần Đức Thảo là "thủ lĩnh" của phong trào chống lại chủ nghĩa thực dân của tờ tạp chí này, thậm chí cho rằng Albert Memmi và Frantz Fanon là "những người bắt chước Thảo nổi bật nhất". (Davies 1987, 19-20) Sự ủng hộ của Trần Đức Thảo dành cho các hoạt động chống chủ nghĩa thực dân là kết quả trực tiếp của các thay đổi quan trọng đang diễn ra tại Đông Dương vào thời điểm đó. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, qua đó Việt Minh tạm thời giành quyền lực từ Nhật Bản và Pháp vào cuối Thế chiến II, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ Pháp-Việt. Cuộc nổi dậy này cũng là một bước ngoặt đối với nhiều trí thức: sau năm 1945, một nhóm thiểu số đáng kể trong số họ (bao gồm Trần Đức Thảo) bắt đầu suy nghĩ lại về sự gắn kết đầy đam mê của họ với tư tưởng phương Tây. Các nhà cách mạng như Hoài Thành, Nguyễn Đình Thị, Nguyễn Hữu Đăng, Trương Tửu và Đào Duy Anh kêu gọi một "nền văn hóa [Việt Nam] mới" không phải là con tin của nền văn hóa Pháp Pháp. Tuy vậy, kết quả ban đầu rất ấn tượng. Trương Tuu đã sớm phàn nàn về sự ít ỏi của các tác phẩm văn học giá trị (Truong Tuu, 1946). Đến năm 1949, Phạm Huy Thông, vốn đang cố gắng cứu vãn điều gì đó tích cực trong các thành tựu văn hóa sau chiến tranh, đã tôn vinh những đặc điểm, ví dụ như sự chân thành, của nền văn học mới (Phạm Huy Thông 1949, 24). Mặc dù có những bước đi sai lầm ban đầu, nhưng có lẽ không phải là cường điệu khi nói rằng những người trí thức đã "lột xác" chính họ trong giai đoạn này, khi họ đấu tranh để thể hiện một vai trò mới của mình trong một Việt Nam đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc một cách mãnh liệt. Lúc đầu, sự thay đổi này diễn ra dưới sự chỉ đạo của Đảng tương đối lỏng lẻo, nhưng từ năm 1948 hoặc 1949 trở đi, Đảng đã siết chặt hơn đời sống của giới trí thức. Lần đầu tiên, tư tưởng và thực tiễn Mao-ít bắt đầu có tác động nặng nề đến Việt Nam. Tại Đại hội Đảng lần thứ hai, diễn ra từ ngày ngày 11 đến 17 tháng 2 năm 1951, Đảng Lao động mới tuyên bố rằng "Kinh nghiệm của Việt Nam thực sự là một bằng chứng cho việc áp dụng hệ tư tưởng của Mao Trạch Đông" (Furuta 1992, 159). Những người cộng sản nổi tiếng như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Hoàng Văn Hoan đã đẩy mạnh đường lối Mao-ít. Trong thời kỳ này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã viện trợ rất nhiều cho Việt Minh. Sự viện trợ này bao gồm súng trường, một sư đoàn pháo binh và công binh, và một nhóm Cố vấn quân sự Trung Quốc - bao gồm các sĩ quan cao cấp vốn đã giúp Việt Minh lên kế hoạch cho tất cả các trận đánh lớn chống lại quân đội Pháp. Phim ảnh và xuất bản phẩm Trung Quốc tràn ngập, một lượng lớn sinh viên Việt Nam đến Trung Quốc và người Việt Nam thậm chí còn mặc áo đại cán kiểu Mao. Tại thời điểm này, người Pháp thậm chí còn thu thập các báo cáo không được chứng thực rằng các nhà cách mạng nổi tiếng như Trần Văn Giàu và Dương Bạch Mai đã bị nghi ngờ vì ngả theo khuynh hướng "Trotskyist", đã bị quản thúc, và thậm chí có thể bị đuổi ra khỏi Đảng. Sự tiếp tục của Kháng chiến và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã giúp thay đổi đời sống của giới trí thức. Hai ví dụ sẽ minh họa những thay đổi từ những năm 1930 trở đi. Năm 1939, Xuân Diệu, một người mến mộ thơ Baudelaire, đã thách thức lời tuyên bố "văn học An Nam phải có một nhân vật An Nam" bằng cách hỏi lại: "Chúng ta có cần đóng tất cả các cảng biển, tuyệt đối cấm mọi liên lạc, đóng cửa toàn bộ đất nước?! Bảo tồn không có nghĩa là đi lang thang xung quanh một hồ nước tù đọng" (Xuan 1939, 9). Tuy nhiên, đến thập niên 1950, Xuân Diệu đã lột xác thành một nhà thơ của cách mạng, đầy tinh thần dân tộc chủ nghĩa, và đã bỏ lại chủ nghĩa lãng mạn hư vô của mình. Nhà phê bình văn học Hoài Thành trải qua một sự chuyển đổi tương tự. Năm 1942, ông và Hoài Chân có thể viết, trong một cuốn sách vẫn còn nổi tiếng ở Việt Nam, rằng "phương Tây ngày nay đã thâm nhập vào phần sâu nhất của tâm hồn chúng ta" (Hoài Thanh & Hoài Chân 1985, 11). Vào giữa những năm 1950, Hoài Thành đã phủ nhận con người thời trẻ của mình, một người từng tôn vinh cái tôi cá nhân, hướng về phương Tây và tôn vinh sự lãng mạn, và lột xác bản thân mình như thể là một con người bắt nguồn từ quần chúng. Cả Xuân Diệu và Hoài Thành, vốn từng trải qua những ảnh hưởng lãng mạn và đặc tích Pháp quá mức, nay đã tận tâm phục vụ "cách mạng", nhân dân và Đảng. Trần Đức Thảo đã không thể tham gia trực tiếp vào những biến đổi này, vì ông đã theo dõi các sự kiện đầy kịch tính ở Việt Nam từ nước ngoài. Tuy nhiên, vào năm 1951, ông phải đứng trước ngã tư đường để đưa ra lựa chọn, về trí tuệ và về mặt đời sống cá nhân. Một mặt, ông đã khẳng định danh tiếng của mình ở Pháp như là một nhà triết học mới mẻ, quan trọng và thú vị khi ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cuốn sách, trở nên khá nổi tiếng trong triết học châu Âu, cuối cùng đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Nhật. Nhưng đến cuối năm 1951, do không yên tâm khi chỉ ủng hộ Việt Nam từ xa, Thảo trở về tổ quốc để góp phần xây dựng một quốc gia cách mạng Việt Nam. Khi về đến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thảo đã chứng kiến một đất nước được thay đổi đáng kể so với các thập niên 1930 và 1940. Các truyền thống văn hóa và xã hội đã từng rất quan trọng, như Nho giáo và Phật giáo, dường như đã đột ngột mờ dần khỏi đời sống của đất nước. Nhà nước hậu thuộc địa hiện diện với quy mô lớn hơn nhiều trong cuộc sống của người dân so với nhà nước thuộc địa chỉ mới mười lăm năm trước. Các khái niệm của chủ nghĩa cộng sản thấm đẫm trong các diễn ngôn. Tất nhiên nên thận trọng khi kết luận rằng các lực lượng xã hội và các thế giới quan khác đã đơn giản biến mất; tuy nhiên, rõ ràng là Việt Minh đang xâm nhập vào các lĩnh vực văn hóa và chính trị. Trần Đức Thảo về đến miền Bắc [Việt Nam] ngay khi các trí thức bắt đầu tham gia vào các phong trào chỉnh huấn. Như Phong mô tả sự tham gia của trí thức vào các buổi tự phê bình như sau: Các nhà thơ Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, và Tú Mơ, tất cả những người có tên tuổi đã được người dân Việt Nam biết đến trong mười hoặc thậm chí hai mươi năm, nhiệt tình hơn bất kỳ ai khác, sau khi hoàn thành khóa học chỉnh huấn tư tưởng của họ, trong việc phê bình tất cả tác phẩm mà họ đã sáng tác trước ngày vào Đảng. Tất cả những nhà thơ này đều tuyên bố một cách ồn ào rằng những bài thơ mà mọi người đã ca ngợi ngày xưa, thật ra, không khác gì những sản phẩm của một nền văn hóa suy đồi. (Như Phong Lê Văn Tiến) 1962, 78) Như Phong khẳng định rằng nhà nước đã xuất bản "hàng chục ngàn" bản tập hợp các lời tự phê bình của các nhà văn này, rồi phân phát chúng cho các cán bộ và những người khác để nghiên cứu (1962, 78). Thông qua kinh nghiệm tự phê bình, giới trí thức đã xoay sở để thu mình lại trong một ánh sáng mới. Tự coi mình là một phần của cuộc cách mạng, họ tuyên bố từ bỏ quá khứ thuộc địa cũ của chính mình. Trần Đức Thảo đã nhiệt tình tham gia quá trình chỉnh huấn và tự phê bình này. Ông tham gia lớp "chỉnh huấn" do nhà văn Tô Hoài lãnh đạo vào mùa đông 1951-19252, thời điểm người Việt Nam vừa mới áp dụng các thực hành tự phê bình kiểu Mao-ít trên phạm vi rộng. Lớp học của Hoài gồm có trí thức và nghệ sĩ gồm Phan Khôi, Tú Mỡ, Văn Cao, Nguyễn Công Hoan, và Trần Đức Thảo (Tô Hoài 1992, 111-12). Trần Đức Thảo, mới đến từ Pháp, đã từ bỏ trang phục phương Tây và háo hức mặc một bộ quần áo màu nâu trơn của nông dân. Ông nhận nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc: Thảo đem cho hết đồ Tây, Thảo mặc áo nâu, đi chân đất. Chúng tôi ngủ không màn, mặc dầu chúng tôi ở rừng đầu sông Lô, đêm đến muỗi nhiều như trấu. “Về muộn mà, tớ phải luyện tập gian khổ cho kịp với các cậu”. Trần Đức Thảo nói đứng đắn thế. Chẳng bao lâu, Thảo lăn đùng ra sốt rét xanh tái…” (Tô Hoài, 1992, 113). Câu chuyện này nhấn mạnh sự ngây thơ ban đầu của Trần Đức Thảo cùng với mong muốn chân thành để thoát khỏi thói quen tư sản phương Tây và đắm mình vào [cách mạng] Việt Nam. Sau khi hoàn thành khóa học chỉnh huấn, Trần Đức Thảo trở về công việc học thuật. Ông là một trí thức có tầm vóc lớn. Ông ngay lập tức bắt đầu xuất bản các bài báo về Việt Nam cho tạp chí lịch sử mới Văn-Sử-Địa và được cho là đã viết ít nhất một cuốn sách. Thảo, một giảng viên sáng lập của trường đại học quốc gia (thành lập năm 1956), trở thành Trưởng khoa Lịch sử. Nỗ lực theo đuổi trí tuệ của Thảo đã chỉ ra, một cách rộng hơn, cái cách mà Đảng Lao động đã cố gắng huy động giới trí thức để phục vụ nhà nước, đồng thời, phát triển một nền văn hóa hậu thuộc địa thực sự trong đó chủ nghĩa Mác đóng vai trò then chốt. Nỗ lực này đã tăng tốc sau năm 1954 ở miền Bắc khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập các tổ chức nghiên cứu (như Viện Sử học) để viết lịch sử và dân tộc học tập trung vào Việt Nam mà không bị giam cầm trong nền học thuật thuộc địa Pháp. Bộ Văn hóa và Đảng Lao động khuyến khích các diễn ngôn và thực tiễn văn hóa mới vốn sẽ giúp xây dựng một nền văn hóa hậu thuộc địa: các phong trào văn học dựa trên ý thức hệ, sự tự phê bình, và sự vận động mạnh mẽ cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học đều chứng minh cho mong muốn của Đảng để định hình lại các lĩnh vực văn hóa chính trị. Sau đó, trong giai đoạn 1954-56, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị kéo theo hai hướng. Một mặt, ảnh hưởng của Đảng ngày càng trở nên sâu sắc thông qua các chiến dịch cải cách ruộng đất, và sự phổ biến nói trên của các hoạt động chỉnh huấn và nghiên cứu ý thức hệ theo chủ nghĩa Mao-ít. Đảng cho rằng chỉ riêng giáo điều của chủ nghĩa Mác - Lênin là không đủ. Như một văn bản năm 1955 đã chỉ ra: Kết hợp nghiên cứu lý thuyết của Marx, Engels, Lenin và Stalin với nghiên cứu kinh nghiệm của quần chúng: đó là đường lối lãnh đạo của đồng chí Mao Trạch Đông. Đó là "sự thống nhất giữa những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc" mà đồng chí Mao Trạch Đông đã nói. (Trần Bá Đạt 1955, 71) Những tuyên bố như vậy ủng hộ kết luận rằng ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao và quyền lực của Đảng lên đến đỉnh điểm trong giai đoạn này. Nhưng Trung ương Đảng có thực sự kiểm soát được? Mặc dù rất quan tâm đến chủ nghĩa Mao, và mặc dù chiến thắng thực dân Pháp vào năm 1954, người Việt Nam bắt đầu bày tỏ sự khó chịu và phản đối Đảng. Một bộ phận quan trọng của tầng lớp trí thức cấp tiến nhấn mạnh quyền và trách nhiệm của các cá nhân và quyền tự chủ của giới trí thức. Trong cuộc kháng chiến (1946-54), nhiều người Việt Nam đã chấp nhận đường lối Việt Minh. Như học giả yêu nước Phan Khôi đã lưu ý (với một số cường điệu), trong những năm kháng chiến, "dường như không có ai gặp rắc rối" bởi các chính sách văn hóa của đảng, cũng như "quần chúng" và lãnh đạo là một. Ông tuyên bố, điều này đã thay đổi sau năm 1954: những sai lầm trong cải cách ruộng đất đã gây ra sự bất đồng chính kiến ở tất cả các tầng lớp trong xã hội (1957, 9). Vào ngày 7 tháng 5 năm 1956, lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo của Đảng thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm trong việc tiến hành cải cách ruộng đất. Theo người phụ trách quá trình này, những sai lầm này đã dẫn đến việc thanh trừng 3/4 các hạt nhân cộng sản ở nông thôn và xử bắn từ 15.000 đến 45.000 nghi phạm. Nhưng nếu giới lãnh đạo của Đảng bắt đầu chấp nhận một số trách nhiệm, Georges Boudarel đã mô tả các giải thích này là "sự chiến thắng của uyển ngữ, thiếu trung thực, và cuối cùng, trở nên vô nghĩa" (Boudarel 1991, 255). Đến tháng 7 năm 1956, Tướng Nguyễn Chí Thanh đã chú ý đến thắc mắc đáng lo ngại trong các đơn vị quân đội. Tướng Thanh nói rằng các đơn vị quân đội đã dân chủ hơn khi cho các sĩ quan và chiến sĩ của mình bày tỏ những thắc mắc của họ. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng không phải tất cả các đơn vị đều biết cách đối phó với những lời chỉ trích như vậy. Ông khẳng định dân chủ mà không kèm theo sự lãnh đạo vững chắc [của Đảng là không thể chấp nhận được (Nguyễn Chi Thanh 1970, 266-67). Cũng trong tháng 7 đó, Trần Đức Thảo đã tìm được người dịch tiếng Trung để dịch lại một bài báo đăng trên tờ tạp chí của một trường đại học của Trung Quốc: không ai khác, chính là bài báo của tác giả Lục Định Nhất, kêu gọi “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" ở Trung Quốc (Boudarel 1991, 239-40). Nhưng Trần Đức Thảo có dẫn dắt quá trình phê phán Đảng Lao động Việt Nam không? Boudarel đã nhấn mạnh rằng Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Đặng Văn Ngữ, Phan Khôi, và Trần Đức Thảo, thường được xem là người cổ vũ cho sự bất đồng chính kiến của giới trí thức đối với Đảng, "không phải là người khởi xướng cũng không phải là người tổ chức" những lời phê bình như vậy. Họ đã theo chân các Đảng viên và tướng lĩnh đội quân đội, những người đã chỉ trích Đảng trước Đại hội Đảng lần thứ 20 ở Liên Xô (tháng 2 năm 1956) và trước khi phong trào Trăm hoa lan ra ngoài biên giới Trung Quốc năm 1956 (Boudarel 1991, 255). Điểm này cực kỳ quan trọng, như sau này Đảng Lao động Việt Nam đã kết luận, rằng rằng những trí thức "bất đồng chính kiến" đã không được ủng hộ rộng rãi. Theo cách này, Đảng đã dễ dàng hơn khi hướng đến giới trí thức như là đối tượng đàn áp của Đảng. Phiền toái đối với Trần Đức Thảo nảy sinh đầu tiên tại Đại học Hà Nội (nơi ông giảng dạy) sau khi ông đóng góp hai bài báo cho Nhân Văn [và tạp chí Giai phẩm (ND)]. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra chính xác những gì đã xảy ra tiếp theo: một cuốn sách lịch sử chính thức của trường đại học quốc gia lướt qua giai đoạn 1956-58 và không đề cập đến Trần Đức Thảo. Cuốn sách này nói rằng, sau những “cuộc nổi loạn” ở Ba Lan và Hungary vào năm đó, "một nhóm phản cách mạng trong một thời gian dài đã che giấu mình trong các tổ chức Nhà nước đã tận dụng cơ hội để trỗi dậy”. "Nhưng Đảng và lãnh đạo đã tổ chức mọi người để "đập tan âm mưu", và đến năm 1958, đã giành được thắng lợi hoàn toàn” (Đinh Xuân Lâm 1991, 19-20). Trần Đức Thảo và những người cùng chí hướng với ông đã bị trục xuất khỏi hồ sơ lịch sử. Tên của ông chỉ được nhắc lại thông quan bản tự kiểm thảo của chính ông, theo sau là các cuộc tấn công gay gắt vào lời tự kiểm thảo này, cùng một lần tự kiểm thảo thứ hai, được xuất bản trên báo Nhân Dân. Tôi sẽ trở lại các tài liệu này ở phần sau. Nguồn: Shaw McHale (2002). “Vietnamese Marxism, Dissent, and the Politics of Postcolonial Memory: Tran Duc Thao, 1946-1993”. The Journal of Asian Studies, Vol. 61, No. 1 (Feb., 2002), pp. 7-31
  •  CHIẾN DỊCH NĂM 1979 (Kỳ 2)
    14/ 02/ 2023
     CHIẾN DỊCH NĂM 1979   Edward C. O’Dowd   Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 2)     Ở rìa phía Đông của Mặt trận Lạng Sơn, Quân đoàn 43 của Trung Quốc cũng triển khai hai sư đoàn 127 và 129 trong cuộc tấn công ban đầu. Bên phải mũi tấn công của Sư đoàn 43, Sư đoàn 127 đã vượt qua ranh giới giữa các mốc 32 và 33 trên một trục tiến công từ thị trấn biên giới Ba Son về hướng thị xã Cao Lộc. Đây là cách tiếp cận khó khăn nhất mà người Trung Quốc sử dụng trong cuộc tấn công của họ. Tuyến đi theo con đường hẹp, khô ráo, rải sỏi đá xuyên núi, dọc theo bờ suối không tên theo mùa khoảng 30 km trước khi giao với Quốc lộ 1A tại Cao Lộc, rìa Đông Bắc thành phố Lạng Sơn. Trên cánh trái của cuộc tấn công, Sư đoàn 129 tấn công qua Chi Ma từ các khu vực tập trung gần các mốc 43 và 45, với mục tiêu đánh chiếm Đồi 392 và Đồi 623 và gia nhập Quốc lộ 4B tại thị trấn Lộc Bình. Sau đó sư đoàn sẽ quay về hướng Bắc để tấn công mục tiêu chính - Lạng Sơn.   Phòng thủ trước các cuộc tấn công này chủ yếu là Trung đoàn 141 thuộc Sư đoàn 3 của Việt Nam. Đơn vị này phải đối mặt với một lực lượng xung kích gồm hai sư đoàn hoạt động trên hai trục tiến công, cách nhau khoảng 15 km. Ngăn cách hai ngạnh bị Trung Quốc tấn công là dãy núi cao nhất tỉnh Lạng Sơn, trong đó có núi Mã Sơn, với độ cao 1.541 mét. Những ngọn đồi dốc, không có thực vật, và khó bảo vệ. Mặc dù có một số hang động trên các ngọn đồi đá và hệ thống núi đá vôi mà bộ đội Việt Nam có thể sử dụng, nhưng phần lớn các vị trí phòng thủ sẽ dễ dàng nhìn thấy từ xa và là mục tiêu tương đối dễ dàng cho một đội pháo binh - bộ binh thiện chiến.   Khi cuộc xâm lược diễn ra, cuộc tấn công của PLA nhanh chóng bị chậm lại so với kế hoạch. Phía Bắc Lạng Sơn, Quân đoàn 55 Trung Quốc đã thất bại sau hơn một tuần chiến đấu khi tiến sâu hơn 3 km vào Việt Nam. Từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 23 tháng 2, Quân đoàn 55 đã phải vật lộn để chiếm tuyến phòng thủ chạy từ Đồi 505 ở phía Đông mặt trận đến Đồi 438 ở phía Tây. Chỉ đến ngày 23 tháng 2, ga Đồng Đăng và Tham Mạt mới bị chiếm, và ngay cả sau đó các cuộc kháng chiến của quân Việt Nam trong khu vực vẫn tiếp tục. Giao tranh tiếp tục diễn ra trong khu vực Đồng Đăng và dọc theo tuyến phòng thủ Đồi 505 – Đồi 438 cho đến ít nhất là ngày 27 tháng 2 năm và đòi hỏi phải có một lúc nào đó trong khoảng thời gian mười ngày này, quân đội Trung Quốc mới bị tấn công.   Ở phía Đông Mặt trận Lạng Sơn, những nỗ lực của Quân đoàn 43 là một điểm sáng tương đối trong màn sương mù của thảm họa bao trùm các cuộc tấn công của Trung Quốc. Quân đoàn 43 còn phải tiến xa hơn đến các mục tiêu ban đầu so với các Quân đoàn 55 và 54, nhưng nó di chuyển nhanh hơn. Trong vòng mười một ngày, Quân đoàn 43 đã di chuyển và đánh chiếm Lộc Bình, cách vị trí tập kết của nó 17 km, và vào đầu tháng ba, nó đến Lạng Sơn, cách xa hơn 19 km. Nhưng nhìn chung, PLA, trước đó trong lịch sử của nó đã chứng tỏ khả năng đáng kể trong việc tiến hành các hoạt động ở tốc độ rất cao, đã chiến đấu trong bế tắc bởi một lực lượng đông đảo hơn hẳn.   Trận đánh Lạng Sơn bắt đầu vào ngày 27 tháng 2 và không kết thúc cho đến khi Trung Quốc chiếm được Đồi 413, phía Tây Nam thành phố, vào ngày 5 tháng 3. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo ý định rút quân khỏi Việt Nam của Trung Quốc.   MẶT TRẬN CAO BẰNG   Cuộc tấn công vào Mặt trận Cao Bằng bắt đầu vào lúc trời tối ngày 17 tháng 2, tại bốn điểm bị chia cắt rộng rãi trên biên giới. Quân Trung Quốc nhanh chóng di chuyển qua các ngã ba biên giới nhỏ bé dẫn đến Trùng Khánh, Quảng Uyên (còn được gọi là Quảng Hòa), Trà Lĩnh và Hòa An. Tất cả đều hướng về thành phố Cao Bằng.   Trung Quốc đã tập hợp một lực lượng mạnh để tiến hành phần này của chiến dịch. Lực lượng tấn công chính là các Quân đoàn 41 và 42 từ Quân khu Quảng Châu. Hỗ trợ các đội quân chính này là các thành phần của Quân đoàn 12 (Quân khu Nam Kinh), Quân đoàn 50 (Quân khu Thành Đô) và Quân đoàn 20 (Quân khu Nam Kinh), đóng góp vào một lực lượng có thể lên tới hơn 200.000 quân. Các thành phần của tất cả năm binh chủng thuộc PLA đại diện trong lĩnh vực này cuối cùng đã tham chiến ở Việt Nam.   Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc xâm lược, PLA đã triển khai đến các khu vực tập kết ở các quận Long Châu và Kinh Tây, tỉnh Quảng Tây. Những khu vực này hầu như không đủ cho nhiệm vụ. Không giống như các khu vực lắp ráp đối diện với Lạng Sơn và Lào Cai, cả hai khu vực ở Kinh Khê và Long Châu đều không được phục vụ bởi đường sắt: khu vực lắp ráp Long Châu cách đầu tàu gần nhất hơn 80 km và khu vực lắp ráp Kinh Khê cách đó hơn 200 km. Do đó, quân đội phải hành quân hoặc được chở đến các khu vực tập kết trên những con đường đất hẹp. Xe tăng chạy đến các khu vực tập kết vì không có phương tiện di chuyển nào khác, và pháo được kéo đến. Thiết bị của PLA rất cơ bản và bền, nhưng nó không được thiết kế cho loại địa hình này. Từng đợt, từng lít xăng, từng chiếc chăn của mỗi binh sĩ cũng phải vận chuyển đến khu tập kết rồi được người khuân vác hoặc xe tải chở đến các đơn vị tiến công. Có thể mua gạo, rau và một ít thịt để bổ sung cho chế độ ăn của binh sĩ PLA tại địa phương, nhưng những vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh Quảng Tây này chưa bao giờ đủ để cung cấp cho quân đội. Tổ chức một đội quân quy mô như thế này chắc hẳn là một cơn ác mộng đối với các quan chức cấp xã và địa phương.   Việc triển khai các lực lượng PAVN đối mặt với PLA tại điểm này của biên giới còn ít được biết đến. Trung đoàn 677 bố trí phòng thủ Trà Lĩnh, các trung đoàn 246 và 852 bảo vệ các hướng Tây Bắc tiến vào Cao Bằng qua Hóa An và Thông Nông. Trung đoàn 481 có lẽ là lực lượng dự bị của Sư đoàn 346 và là đơn vị phòng thủ chính của Cao Bằng. Không rõ các đơn vị khác đã được triển khai ở đâu.   Quân đoàn 41 của Trung Quốc phải vượt qua biên giới theo một mặt trận rộng trước khi tập trung tiến công vào Cao Bằng theo hai con đường tiếp cận dẫn qua các thị trấn Trà Lĩnh và Trùng Khánh. Sau khi chiếm được Trà Lĩnh, cách các mốc biên giới 96 và 92 khoảng 5-6 km, quân tấn công sẽ tiến về phía Nam Cao Bằng, cách đó hai mươi km. Ở cực khác của mặt trận Trung Quốc, Quân đoàn 42 sẽ tấn công Cao Bằng từ phía Đông Nam, ngoài quận Long Châu. Ở sườn Nam của Quốc lộ 42 là thành phố Thất Khê; ở sườn phía Bắc của nó là một đại lộ tiếp cận bắt đầu từ biên giới Thủy Khẩu Quan trước khi dẫn đến Phục Hòa và phía Bắc đến Quảng Uyên. Sau khi chiếm được Quảng Uyên, Quân đoàn 42 sẽ liên kết với Quân đoàn 41 tiếp tục tiến công về phía Tây đến Cao Bằng.   Quân đoàn 42 rõ ràng được giao nhiệm vụ đưa một lực lượng xuống phía Nam Quốc lộ 4 để kết nối với các lực lượng Trung Quốc ở cực bắc của Mặt trận Lạng Sơn. Khi tham gia hai mặt trận, người Trung Quốc sẽ có được khả năng chuyển quân của mình từ vùng hoạt động này sang vùng hoạt động khác và không cho kẻ thù có cơ hội tăng cường phòng thủ dọc theo đường Thái Nguyên - Thất Khê. Thái Nguyên chỉ cách 80 km về phía Nam và có kết nối đường sắt tốt với Hà Nội.   Những bước tiến của Trung Quốc rất chậm chạp. Các cuộc tấn công của Quân đoàn 41 hướng ngay vào Trung đoàn 677 của Việt Nam và bị đánh tan. Mãi đến ngày 22 tháng 2, PLA mới chiếm được Trà Lĩnh. Cuộc tiến công của Quân đoàn 41 ở các khu vực khác cũng chậm tương tự, và đến cuối ngày 22 tháng 2, nơi thâm nhập sâu nhất của nó, tại Trùng Khánh, cách biên giới không quá 10-15 km. Các phần tử khác của đoàn 41 bị chậm lại trong một loạt các cuộc giao tranh gần Thông Nông, phía Tây Bắc thành phố Cao Bằng.   Các nỗ lực của Quân đoàn 42 có kết quả hơn, đến đêm 22 tháng 2, Quân đoàn 42 đã đánh chiếm Phục Hòa, Thất Khê, Quảng Uyên và Đông Khê, tiến sâu vào Quảng Uyên cách Thủy Khẩu Quan khoảng 25 km. Một số bài học khó đã được học trên đường đi. Vào ngày 20 tháng 2, một đơn vị xe tăng của PLA, đi trước bộ đội chủ lực, đã tiến vào Bắc Sơn, cách Cao Bằng khoảng 10 km về phía Đông Nam trên Quốc lộ 4. Quân Việt Nam đã chặn đứng cuộc xâm nhập này bằng một loạt tên lửa chống tăng tiêu diệt một số xe tăng, và buộc Quân đoàn 42 phải tăng viện gấp rút để ngăn chặn mũi nhọn của nó bị bao vây và loại bỏ. Mặc dù người Trung Quốc đã vượt qua cuộc kháng chiến này, nhưng họ biết rằng, trong những cuộc giao tranh với lực lượng gần như ngang nhau, họ không thể sánh được với người Việt Nam. 69   Hai mươi cây số đường hẹp và địa hình đồi núi nằm giữa Sư đoàn 42 và Cao Bằng, các Quân đoàn 41 và 42 đang từ Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên hội tụ về một điểm hiểm trở. Đèo Mã Phục (vĩ độ: 2244N, kinh độ: 10619E) là một khe hở trên núi ở độ cao khoảng 700 mét. Một con đường dốc ước tính khoảng 15% uốn lượn qua một số đoạn lùi dài qua đèo, tạo ra một khu vực mà như người Trung Quốc đã phát hiện, có thể dễ dàng phòng thủ dù chỉ một lực rất nhỏ.   Bất chấp những khó khăn đó, ngày 25 tháng 2, Cao Bằng đã thất thủ. Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt các Trung đoàn 677 và 681 (có thể là 481) của Sư đoàn 346 Việt Nam và tuyên bố vào ngày hôm sau cũng đã tiêu diệt tàn tích của Trung đoàn 246. Tuyên bố này không làm cho PLA hài lòng: nếu nó là sự thật, một sư đoàn Việt Nam duy nhất đã tổ chức đầy đủ hai quân đội Trung Quốc và các thành phần của một số quân đội khác trong gần mười ngày.   Trong năm ngày tiếp theo, các cuộc giao tranh tàn bạo tiếp tục diễn ra trên khắp vùng hành quân Cao Bằng. Ngày 27 tháng 2, Trung Quốc chiếm sân bay Quan Tiết, phía Tây Nam Thất Khê. Việt Nam phản công, đôi bên tiếp tục tranh giành. Quân Việt Nam cũng phản công tại Quảng Uyên và Trà Lĩnh vào ngày 27 tháng 2, với sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các thị trấn không được khôi phục cho đến ngày 2 và 3 tháng 3. Nếu Sư đoàn 346 của Việt Nam và các đơn vị chị em của nó thực sự bị tiêu diệt, thật khó hiểu ai là người thực hiện các cuộc phản công này sau phòng tuyến của Trung Quốc.   Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 3 tháng 3, một lực lượng Trung Quốc từ Thất Khê và một lực lượng Trung Quốc từ Đồng Đăng đã đánh chiếm thị trấn Pha Long, trên Quốc lộ 4. Vùng hoạt động Lạng Sơn do đó liên kết với vùng hành quân Cao Bằng, và khoảng cách lớn giữa các quân của Quân khu Quảng Châu đã đóng lại.   MẶT TRẬN LÀO CAI   Cuộc tấn công của Trung Quốc trong khu vực hoạt động của Lào Cai bắt đầu trước bình minh với một cuộc pháo kích vào các vị trí của Việt Nam. Đằng sau trận đánh, các phần tử của Quân đoàn 11, 13 và 14 của PLA đã dẫn đầu các cuộc tấn công trên bộ dọc theo ba con đường tiến công. Phía bên phải Trung Quốc, cuộc tiến công nhằm vào Phong Thổ, cách Lào Cai khoảng 65 km, để phong tỏa trận địa từ phía Tây. Việc chiếm được Phong Thổ cũng sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận Thung lũng sông Đà, một điểm địa lý xa xôi nhưng dù sao cũng nhắm trực tiếp vào Thung lũng sông Hồng. Cuộc tấn công trung tâm nhằm vào chính thành phố Lào Cai, cách biên giới chưa đầy 1 km. Lào Cai cách Hà Nội 295 km, là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông của khu vực. Việc kiểm soát thành phố này sẽ mang lại cho những kẻ xâm lược tìm cách đe dọa Hà Nội và Thung lũng sông Hồng một loạt các tuyến giao thông vận tải về phía Nam và phía Đông vào Việt Nam. Trái ngược với tầm quan trọng chiến lược rõ ràng của Lào Cai, Mường Khương và Pha Long, các mục tiêu của mũi thứ ba trong cuộc tấn công của Trung Quốc cách đó 40 km về phía Đông, không có tầm quan trọng rõ ràng về quân sự hoặc chính trị. Nhiều khả năng các đợt tấn công ở đây nhằm đánh lạc hướng không cho các hậu vệ Việt Nam di chuyển sang gia cố hàng phòng ngự Lào Cai.   Được điều phối bởi Quân khu Côn Minh, có lẽ nằm ở thành phố Côn Minh, lực lượng tấn công của Trung Quốc bao gồm Quân đoàn 11 và Quân đoàn 13 từ khu vực Côn Minh, Quân đoàn 14 quân từ Quân khu Thành Đô. Ba đạo quân này đã đưa hơn 125 vạn quân tham chiến. Ngày 11 tiến hành các cuộc tấn công ở khu vực hành quân phía Tây, tấn công Phong Thổ và hướng Đông về phía Sa Pa và Lào Cai. Một đơn vị biệt động của Sư đoàn 14 cũng chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào Mường Khương và có thể đã tiếp cận Lào Cai từ phía Đông. Ngày 13 tiến hành các cuộc hành quân chống lại Lào Cai và tiến lên Cam Đường, phía Nam Lào Cai.   Thứ tự trận đánh của Việt Nam khó đánh giá hơn. Li Man Kin, người đã đánh giá nhiều nhất sức mạnh của QĐNDVN trong chiến dịch năm 1979, tin rằng Sư đoàn 316 và Sư đoàn 345 của Việt Nam đã được triển khai trong khu vực và xác định được trong số những người bảo vệ là Sư đoàn 192, 148, 147, 254, Trung đoàn 121 và 95. Sáu trung đoàn phù hợp với một lực lượng gồm hai sư đoàn, nhưng trong số các trung đoàn mà Li xác định chỉ có Trung đoàn 148 là có liên hệ với Sư đoàn 316. Hoàn toàn có thể là Li biết tổ chức chiến đấu chính xác ở cấp sư đoàn nhưng kém chính xác hơn ở cấp trung đoàn. Một lực lượng gồm hai sư đoàn của QĐNDVN ngụ ý rằng có khoảng 20.000 quân trú phòng Việt Nam gần Lào Cai khi Trung Quốc tấn công.   Các mục tiêu đầu tiên trong ngày 17 tháng 2 là Lào Cai và các thị trấn nhỏ Bát Xát,  Mường Khương và Pha Long. Cuộc tấn công chính nhằm vào Lào Cai, với những trận đánh vào Bát Xát, cách thành phố khoảng 15 km về phía Tây Bắc, và vào Mường Khương và Pha Long có lẽ nhằm chuyển hướng chú ý của Việt Nam khỏi cuộc tấn công vào Lào Cai. Dường như không có cuộc tấn công nào chống lại Phong Thổ trong ngày đầu tiên của chiến dịch.   Sư đoàn 345 Việt Nam đã phải chịu đòn trước các đợt tấn công của Trung Quốc và chống trả mạnh mẽ. Quân đoàn 13 thuộc PLA phải đến 14 giờ ngày 19 tháng 2 mới chiếm được Lào Cai. Các trận đánh của Trung Quốc chống lại Mường Khương và Pha Long tiếp tục vào ngày 19 tháng 2, nhưng đến ngày 20 tháng 2, PLA nhận thấy mình vẫn đang chiến đấu ở khu vực phía Nam Lào Cai và vẫn tham gia các hoạt động truy quét ở thành phố Lào Cai. Đến ngày 22 tháng 2, khi Sư đoàn 316 Việt Nam lần đầu tiên giao chiến, hai quân đoàn của PLA đã chiến đấu hơn năm ngày chống lại một sư đoàn phòng thủ duy nhất, nhưng mới chỉ di chuyển được khoảng 2 km vào Việt Nam.   Tuy nhiên, sự định hình của cuộc tấn công cuối cùng đã bắt đầu đi vào trọng tâm. Một nhóm của PLA, có lẽ là Quân đoàn 13, di chuyển về phía Nam dọc theo sông Hồng để tấn công Cam Đường, một thị trấn cách Lào Cai khoảng 10 km, được phòng thủ bởi tàn dư của Sư đoàn 345. Một nhóm khác, có lẽ là Quân đoàn 14, di chuyển về phía Tây Nam theo đường Lào Cai - Sa Pa (Quốc lộ 4D) để tấn công Sư đoàn 316. Đại đoàn 316 xuất phát từ Sapa, cách Lào Cai 38 km, gặp quân Trung Quốc đang tiến công, ngày 22 tháng 2 bắt liên lạc ở đâu đó dọc theo con đường phụ nối Lào Cai với Sapa.   Sau ba ngày chiến đấu, ngày 25 tháng 2, quân Trung Quốc chiếm được Cam Đường. Tuy nhiên, các vấn đề giờ đây đã bộc lộ ra ở hậu phương của các lực lượng xâm lược, và PLA đã phải dành hai ngày tiếp theo để dọn sạch các ổ kháng cự ở Lào Cai và các thị trấn khác mà họ cho rằng đã bảo vệ được.   Về phía Tây Nam, quân Trung Quốc đang dần tiến sát Sa Pa, đến 14 giờ 45 ngày 1 tháng 3, thị trấn này thất thủ. Một lực lượng Trung Quốc vòng qua Sapa để cắt đứt đường rút lui của Sư đoàn 316 QĐNDVN bằng cách tấn công về hướng Bình Lư. Lực lượng bao vây này dường như đã vòng qua ngọn núi cao nhất Việt Nam, Phan-xi-păng, và vượt qua một phần của dãy núi Hoàng Liên Sơn để hoàn thành nhiệm vụ. Bình Lư, cách Sa Pa 44 km về phía Tây, là một mục tiêu quan trọng vì nó đã ngăn chặn quân tiếp viện của Sư đoàn 316 bằng cách chặn con đường tốt nhất từ Lai Châu. Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đã đến được Bình Lư, nhưng vị trí chốt chặn này cách biên giới Trung Quốc ít nhất 40 km và là minh chứng cho sự thâm nhập sâu nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh.   Trong khi các phần tử phía Tây của cuộc tấn công của Trung Quốc trên Mặt trận Lào Cai đang cố gắng kết thúc sự kháng cự của Sư đoàn 316, các phần tử phía Đông của lực lượng xâm lược đã cố gắng tấn công vào ban đêm nhằm vào Khốc Tiêm. Được phát động vào lúc 20 giờ ngày 2 tháng 3, cuộc tấn công bảo vệ được mục tiêu vào lúc 17 giờ 15 ngày hôm sau.   Tình hình lúc đó đang trở nên nguy cấp đối với Sư đoàn 316 Việt Nam. 19 giờ ngày 3 tháng 3, quân Trung Quốc tiếp cận thị trấn Phong Thổ, cắt đường vào thị trấn từ Bình Lư, Pa Tần và cắt đứt đường tiếp viện và tiếp tế từ Lai Châu. Cuộc cơ động này đồng thời đưa một lực lượng chốt chặn khác giữa Sư đoàn 316 và tuyến tiếp tế Lai Châu. Ngày 4 tháng 3, quân Trung Quốc tấn công và chiếm Phong Thổ.   Mặc dù Sa Pa đã thất thủ vào ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 316 vẫn tiếp tục cầm cự với Quân đoàn 14 ở các khu vực xung quanh. Nó đã kháng cự thêm một ngày nữa, cuộc giao tranh của nó cuối cùng kết thúc vào ngày 5 tháng 3. Trung Quốc tuyên bố đã giết 1.398 lính Việt Nam, làm bị thương 620 và bị bắt 35 tù binh. Con số thực sự là bao nhiêu chắc sẽ không bao giờ biết được. Quân đội PLA đã sử dụng các cuộc tấn công kiểu “biển người” để đạt được những mục tiêu chiến thuật dù là nhỏ nhất. Một lính bộ binh Việt Nam nói với phóng viên người Pháp, Jean-Pierre Gallois, trong trận giao tranh: “Bộ binh Trung Quốc sánh vai tiến lên để đảm bảo các bãi mìn được dọn sạch.... Khi chuyển ra khỏi Lào Cai, họ đông và áp sát nhau như những cây lúa trên ruộng”.   CUỘC TẤN CÔNG QUẢNG NINH   Trung Quốc tập trung tấn công vào ba tỉnh lỵ Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, nhưng cũng tiến hành nhiều cuộc tấn công vào các thị trấn nhỏ khác ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Các báo cáo chỉ ra rằng PLA đã tấn công ít nhất với sức mạnh đại đội vào 39 điểm dọc theo biên giới dài 1.281 km. Nhưng nếu cuộc tấn công lớn nhất trong số này, PLA tấn công vào các tỉnh lỵ, diễn ra kém hiệu quả, thì các cuộc tấn công nhỏ hơn sẽ diễn ra như thế nào?   Các cuộc tấn công của PLA tại Quảng Ninh là minh họa cho các cuộc tấn công nhỏ hơn này. Quảng Ninh nằm ở rìa phía Đông của biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, dân cư thưa thớt, là tỉnh nhỏ nhất trong số các tỉnh bị Trung Quốc tấn công. Là một tỉnh dài, hẹp chạy dài từ Đông Bắc đến Tây Nam, Quảng Ninh chủ yếu bao gồm nhiều đồi núi thấp và đồng bằng ven biển hẹp. Nó chỉ có hai thị trấn quan trọng: tỉnh lỵ, Hòn Gai, trên Vịnh Hạ Long, và Móng Cái, điểm biên giới để nhập vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc tại Đông Hưng. Ba quận Quảng Ninh giáp Trung Quốc; từ đông sang tây là Hải Ninh, Quảng Hà, Bình Liêu. Mạng lưới đường giao thông của tỉnh còn kém. Quốc lộ 4B chạy từ Móng Cái đến Lạng Sơn, nhưng đến cuối năm 1998, đường hẹp, lầy lội, xe bốn bánh khó đi. Quốc lộ 18, một con đường lớn khác của Quảng Ninh, chạy về phía Bắc dọc theo vùng đồng bằng ven biển hẹp từ Hải Phòng để nối với quốc lộ 4B. Các ngành công nghiệp chính của tỉnh là đánh bắt cá, nông nghiệp và khai khoáng.   Ngoại trừ một tuyến đường thay thế đến Lạng Sơn hoặc một điểm khởi đầu cho một cuộc tấn công dài hạn tại Hà Nội, hầu như không có gì ở Quảng Ninh có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Nỗ lực mà PLA đưa ra để tấn công các quận biên giới Quảng Ninh có thể là sai lầm và lãng phí. Nó có thể chỉ là một nỗ lực đánh lạc hướng người Việt Nam. Trung Quốc tấn công thị trấn biên giới Móng Cái, nhưng cuộc tấn công không thu hút được quân tiếp viện của Việt Nam đến khu vực này. PAVN nắm giữ những gì có thể và thu lại những gì đã mất. Cuộc tấn công hoàn toàn thất bại.   Cuộc tấn công vào Quảng Ninh trước các cuộc xâm lược lớn của Trung Quốc xa hơn về phía Tây, bắt đầu vào khoảng sau 23 giờ ngày 16 tháng 2 với các cuộc pháo kích và một cuộc tấn công bộ binh vào điểm biên giới tại Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Cuộc tấn công cho thấy ý định có thể của Trung Quốc là tấn công xuống đường Hoành Mô - Bình Liêu để cắt Quốc lộ 4B tại Tiên Yên. Do đó, cách duy nhất để tiếp tế hoặc tiếp viện cho Móng Cái là đường biển. Vào ngày 17 tháng 2, Trung Quốc pháo kích vào Móng Cái và nông trường quốc doanh Xuân Hòa ở phía Tây thị trấn. Sau đó trong ngày, bộ binh Trung Quốc tấn công dọc theo mặt trận dài sáu km ở vùng phụ cận Móng Cái, và lực lượng thứ hai của Trung Quốc tấn công huyện Quảng Hà gần Pò Hèn. Người Trung Quốc lại tấn công Móng Cái vào các ngày 20 và 21 tháng 2 từ các khu tập kết ở Đông Hưng.   Tại thời điểm này, các cuộc tấn công dừng lại. Mặc dù giao tranh vẫn tiếp diễn dọc theo biên giới, cuộc tấn công quy mô lớn tiếp theo của Trung Quốc xảy ra vào ngày 2 tháng 3, khi một lực lượng Trung Quốc tấn công Đồi 781 ở huyện Bình Liêu; một ngày sau, quân Trung Quốc tấn công Đồi 1050. Cả hai cuộc tấn công đều thất bại, theo người Việt Nam tổn thất là 750 quân.   Trung Quốc tiếp tục bắn phá các vị trí của Việt Nam ít nhất cho đến ngày 10 tháng 3, tiến hành các cuộc tấn công mặt đất cũng hạn chế. Vào ngày 10 tháng 3, PLA đã bắn khoảng 3.000 quả đạn pháo vào Móng Cái và các điểm biên giới khác của Việt Nam.   Một giai thoại minh họa những vấn đề mà người Trung Quốc gặp phải ở Quảng Ninh. Tại một số thời điểm trong cuộc giao tranh, một trung đội Việt Nam được giao nhiệm vụ bảo vệ một ngọn núi được gọi là Cao Ba Lanh. Các ngọn núi rất đáng kể nếu xét từ góc độ quân sự bởi vì nó trông xuống từ một khoảng cách khoảng chín 9 trên biên giới tại Hoành Mô. Bên kiểm soát Cao Bá Lanh có thể hạn chế kẻ thù băng qua. Một trung đội Việt Nam đã đào các vị trí phòng thủ và đặt mìn và bẫy mìn dọc theo những con đường tiếp cận có thể xảy ra nhất. Cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc có sự tham gia của hai trung đội và bị đánh trả. Sau đó, trong ngày, toàn bộ đại đội đã tấn công, và lần nữa bị đánh trả, với 15 người Trung Quốc thương vong. Ngày hôm sau, hai tiểu đoàn Trung Quốc tấn công liên tục. Sau khi mất bốn mươi bảy người vì mìn và súng trường, họ rút lui. Cuộc tấn công tiếp theo của Trung Quốc, được tiến hành sau một đợt pháo kích lớn, bao gồm ba tiểu đoàn - toàn bộ một trung đoàn của Trung Quốc. Cuộc tấn công này tấn công trung đội Việt Nam từ ba hướng nhưng một lần nữa thất bại, mìn và bẫy mìn của Việt Nam đã khiến lính bộ binh tấn công thiệt mạng. Ba tiểu đoàn tập hợp lại và theo một trận địa pháo khác, lại cố gắng chiếm Cao Ba Lanh. Kết thúc năm giờ tấn công và tổn thất 360 quân, trung đoàn Trung Quốc đã chiếm được ngọn núi.   Chi tiết này minh họa những vấn đề mà PLA gặp phải trên chiều dài biên giới Quảng Ninh. Các nỗ lực nhằm chia rẽ nỗ lực của Việt Nam đã thất bại vì các đơn vị nhỏ của Việt Nam thường đối phó với các lực lượng lớn hơn nhiều của Trung Quốc. Trong trường hợp Cao Bá Lanh, các bên tấn công của PLA thiếu kỹ năng quân sự để thực hiện mục tiêu của họ, và kết quả là đã thất bại theo kế hoạch trong việc kéo quân tiếp viện của mình. Bị đánh trả liên tục, các chỉ huy Trung Quốc không biết gì tốt hơn là dùng đến các cuộc tấn công ngày càng lớn hơn, và những lời hô hào chính trị của các chính ủy chỉ dẫn đến những cuộc tấn công “biển người” thảm khốc hơn. Người Trung Quốc nhận ra rằng các cuộc tấn công của họ vào Quảng Ninh là một thất bại. Khi Bắc Kinh tuyên bố “chiến thắng vĩ đại” trước Việt Nam, họ đề cập đến mọi thị trấn nơi lực lượng của họ đã chiến đấu thành công. Nhưng nó không hề đề cập đến bất kỳ thị xã nào của tỉnh Quảng Ninh.   Nguồn: O’Dowd, E. C. (2007). “Chinese Military Strategy in the Third Indochina War - The last Maoist war”. London: Routledge, pp. 45-65.    
  •  CHIẾN DỊCH NĂM 1979
    13/ 02/ 2023
     CHIẾN DỊCH NĂM 1979   Edward C. O’Dowd   Nguyễn Trung Kiên dịch (Kỳ 1)   Ngày nay, Trung Quốc tuyên bố rằng cuộc xâm nhập vào Việt Nam trong năm 1979 của họ là một hoạt động phòng thủ nhỏ do vài nghìn lính biên phòng tiến hành - những người nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu và rút quân.   Điều này là không đúng sự thật. Chiến dịch năm 1979 là một hoạt động quân sự khổng lồ liên quan đến mười một sư đoàn chính quy của Trung Quốc thuộc các lực lượng lục quân, hải quân và không quân, tổng cộng ít nhất 450.000 quân. Khác xa với một cuộc tấn công nhỏ xuyên biên giới, nó có quy mô tương tự như cuộc tấn công mà Trung Quốc đã tiến hành trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 11 năm 1950. Hơn nữa, các hoạt động chiến tranh không theo quy ước xảy ra trong cùng năm 1979 đã được mở rộng ra các khu vực vượt ra vùng biên giới Trung-Việt.   Cuộc xâm lược của Trung Quốc trong năm 1979 trên thực tế là một chiến dịch lớn của một cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập kỷ, từ cuối thập niên 1970 cho đến khi mức độ bạo lực trong các cuộc xung đột Trung-Việt và Việt-Campuchia cuối cùng đã giảm xuống vào cuối thập niên 1980 và các bên tham chiến đã thực hiện những bước đầu tiên để bình thường hóa quan hệ. Chương này đề cập đến cuộc xâm lược của Trung Quốc trên chiến trường thực địa, trong bối cảnh của Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.   Để mở đầu, một sự điểm qua về con số thương vong là quan trọng. Các số liệu thương vong cho chiến dịch năm 1979 rất khác nhau và hầu như không có giá trị. Vào tháng 4 năm 1979, Tạp chí ‘Quân đội Nhân dân’, một tạp chí chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), ước tính rằng Trung Quốc đã mất 62.500 binh sĩ trong cuộc giao tranh này. Một tháng sau, Phó Tổng Tham mưu trưởng Trung Quốc, Ngũ Tu Quyền, đã thừa nhận Trung Quốc hi sinh 20.000 quân. Harlan W. Jencks, một nhà nghiên cứu phương Tây sắc sảo nhất về cuộc xung đột này, đã chấp nhận ước tính sau này trong một bài báo tháng 8 năm 1979, xác định mức độ tổn thất là một nửa người chết và một nửa người bị thương, nhưng vào năm 1985, ông đã sửa đổi ước tính của mình lên thành con số lớn hơn nhiều với 28.000 lính Trung Quốc thiệt mạng trong chiến dịch này. Các ước tính về thiệt hại của Việt Nam cũng đa dạng như nhau. Ngũ Tu Quyền đã tuyên bố có tới 50.000 lính Việt Nam thương vong.   Không thể đưa ra kết luận đáng tin cậy từ những bằng chứng đa dạng và mâu thuẫn như vậy, nhưng con số thương vong trong mọi trường hợp không phải là thước đo hiệu quả quân sự tốt nhất, ngay cả trong một chiến dịch tiêu hao sinh lực như thế này. Lịch sử có đầy đủ các ví dụ về các đơn vị quân đội hiệu quả có tỷ lệ thương vong cao và các đơn vị hoạt động kém hiệu quả có tỷ liệu thương vong tương đương: đo lường hiệu suất quân sự bằng cách trích dẫn các số liệu thương vong, ngay cả khi số liệu thống kê đáng tin cậy, kết quả là không hữu ích bằng việc đánh giá cách một đơn vị thực hiện trên chiến trường. Hiệu quả quân sự được đo lường tốt nhất bằng cách đánh giá tốc độ và hiệu quả mà một đơn vị quân đội thể hiện trong việc hoàn thành nhiệm vụ: đơn vị quân đội đó có sử dụng hiệu quả khối lượng quân của mình để vượt qua sự kháng cự không? Nó có đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian hợp lý không? Chiến thuật của đơn vị có đóng góp tích cực vào hiệu quả hay là trở ngại?   Như chúng ta sẽ thấy, nhìn theo những thuật ngữ này, thành tích của Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) trong chiến dịch năm 1979 rất kém. Trung Quốc đã lên kế hoạch cho “trận chiến quyết định nhanh chóng” (sujue zhan) nhưng lại tiến hành một loạt các hoạt động chậm chạp, thiếu quyết đoán. Tại khu vực Lạng Sơn, một trung đoàn Việt Nam đã cầm chân hai sư đoàn Trung Quốc trong một tuần, và một quân đội khác của Trung Quốc cần tới mười ngày để bảo vệ Lào Cai và Cam Đường, một cặp thị trấn nằm cách biên giới chưa đầy 15 km. PLA gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ Cao Bằng đến mức phải điều ít nhất hai quân đoàn đến một cuộc tấn công mới vào thành phố mà họ tuyên bố đã chiếm giữ, và ở Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã chỉ mất 5 giờ để hạ một trung đoàn Trung Quốc. Núi Cao Ba Lanh, khiến trung đoàn Trung Quốc thiệt hại 360 trong tổng số 2.800 quân của họ. Những tổn thất như vậy, lặp đi lặp lại trên khắp chiến trường, thật đáng buồn và ít được nhắc đến. PLA tỏ ra không có khả năng sử dụng số lượng quân của mình một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng các chiến thuật phù hợp, và do đó không có khả năng đạt được nhịp độ hoạt động có thể chuyển thành “các trận chiến quyết định nhanh chóng”.   CHIẾN TRƯỜNG: ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH   Địa lý của miền Bắc Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch năm 1979. Nhà địa lý Việt Nam Lê Bá Thảo chia Bắc Bộ thành hai thực thể địa lý riêng biệt là Tây Bắc và Đông Bắc dựa trên kỷ địa chất, tính chất địa hình, mật độ và kiểu thực vật. Thảo giả thiết một đường phân cách giữa các khu vực này chạy dọc theo dòng chảy của sông Hồng. Khu vực phía Nam và Tây sông Hồng, bao gồm các tỉnh biên giới Lai Châu và Hoàng Liên Sơn, có nhiều đồi núi, rừng rậm. Ngọn núi cao nhất Việt Nam, Phan-xi-păng (3.143 mét), nằm trong khu vực này, và việc đi lại ở đây nhìn chung rất khó khăn do độ cao của đất và độ dốc của sườn núi. Về phía Bắc và Đông sông Hồng vào năm 1979 là vùng biên giới bao gồm một số huyện hành chính của tỉnh Hoàng Liên Sơn và các tỉnh Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh trên Vịnh Bắc Bộ. Vùng Đông Bắc là vùng đất đồi núi thấp. Mặc dù ít rừng rậm hơn phía Tây Bắc, hưng việc đi lại rất khó khăn do có vô số thành tạo đá vôi đặc trưng cho địa hình và định hình việc sử dụng đất.   QĐNDVN đã tổ chức các bộ chỉ huy quân sự của mình tại hai tỉnh phía Bắc để phù hợp với thực tế địa lý này. Việc phân giới khu vực đưa các tỉnh biên giới như Lạng Sơn và Cao Bằng thuộc Quân khu 1 và Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn và Lai Châu thuộc Quân khu 2. Tỉnh Quảng Ninh được chỉ định là một vùng đặc biệt, riêng biệt vì lý do quốc phòng. Việt Nam chưa bao giờ giải thích lý do đằng sau việc phân chia ranh giới này, nhưng lý do rất có thể cho việc cấu trúc hai quân khu nằm trong những thách thức khác nhau mà họ sẽ đưa ra nếu các chỉ huy của họ được kêu gọi bảo vệ Hà Nội trước cuộc tấn công từ phía Bắc. Cây cối thưa thớt và đồi núi thấp của Quân khu 1 sẽ cho phép các lực lượng được di chuyển và tập trung tương đối dễ dàng - chắc chắn là khi so sánh với địa hình khắc nghiệt và rừng rậm của Quân khu 2. Về mặt phòng thủ, khoảng cách từ biên giới đến Hà Nội cũng rất ngắn: Lạng Sơn, thành phố trọng điểm của Quân khu 1, cách thủ đô 154 km, và Cao Bằng cách Hà Nội 276 km. Thành phố chính của Quân khu 2, Lào Cai, cách Hà Nội 295 km. Tuy nhiên, trong khi được giao nhiệm vụ bảo vệ một mặt trận ở vùng đất thấp hơn, Tư lệnh Quân khu 1 sẽ được hỗ trợ trong việc phòng thủ này bởi địa lý của khu vực và cơ sở hạ tầng nhân tạo của nó. Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn và quốc lộ 3 từ Cao Bằng băng qua sông Cầu, tuyến phòng thủ tự nhiên của Hà Nội, kết nối tại Yên Viên trước khi vượt sông Hồng và vào Hà Nội, phân luồng hiệu quả cho bất kỳ kẻ xâm lược nào về một điểm tấn công duy nhất vào thành phố. Ngược lại, các con đường từ hai thành phố chính ở Tây Bắc bị núi giới hạn thành những thung lũng sông tách biệt và xa xôi, buộc Quân khu 2 phải phòng thủ trước khả năng tấn công của hai mũi giáp công vào Hà Nội.   Địa lý cũng giúp dự báo kế hoạch xâm lược của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới Trung Quốc, Vân Nam ở phía Tây và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Đông, có sự khác biệt về địa lý. Vân Nam nằm trên Cao nguyên Vân Nam nhiều đồi núi, xa xôi và khó tiếp cận từ trung tâm của Trung Quốc, trong khi Quảng Tây là một khu vực núi thấp và đồng bằng châu thổ sông nên dễ dàng hơn cho việc chuyển quân. Cũng giống như cách Việt Nam nhận ra ý nghĩa quân sự về địa lý của các khu vực biên giới của mình, Trung Quốc đã giao lực lượng tại các khu vực biên giới tương ứng của mình cho hai bộ chỉ huy khác nhau, Quân khu Vân Nam thuộc Quân khu Côn Minh và Quân khu Quảng Tây thuộc Quân khu Quảng Châu. Đường ranh giới cấp tỉnh và cấp quân khu chạy từ khoảng nơi hai tỉnh Hà Tuyên và Cao Bằng gặp nhau ở phía biên giới Việt Nam. Địa hình khác nhau của hai khu vực cũng định hình đáng kể mạng lưới đường sắt và đường bộ. Tuyến đường sắt, vốn rất quan trọng để tiếp tế cho các lực lượng xâm lược Trung Quốc, có một đoạn ngắn, chạy thẳng từ phía Đông của Trung Quốc, nơi đóng quân của phần lớn lực lượng xâm lược. Để so sánh, tuyến đường sắt từ trung tâm của Trung Quốc đến Côn Minh và từ Côn Minh đến Lào Cai có một tuyến đường dài, xuyên suốt qua những ngọn đồi dốc và thung lũng hẹp. Các đường cao tốc đến Côn Minh cũng bị hạn chế tương tự.   Trung Quốc đã chọn thực hiện các cuộc tấn công mạnh nhất vào năm 1979 nhằm vào các thành phố thuộc Quân khu 1 của Việt Nam: Cao Bằng và Lạng Sơn. Một cuộc tấn công lớn xa hơn về phía Tây được coi là quá nguy hiểm, bởi vì các thung lũng sông dài và hẹp của khu vực là một trở ngại cho việc tiếp tế cho các lực lượng tấn công và những khó khăn mà các đơn vị tấn công sẽ gặp phải trong việc hỗ trợ lẫn nhau. Ngược lại, tấn công qua Quân khu 1, Trung Quốc có thể đe dọa Hà Nội bằng một con đường tương đối ngắn, và những ngọn đồi thấp và cây cối ít rậm rạp hơn sẽ cho phép chuyển quân và tiếp tế qua lại dễ dàng hơn. Tất nhiên, đây không phải là một kế hoạch tấn công mới. Năm 1077, 1288 và 1427, quân Trung Quốc đã tấn công qua cùng một khu vực này. Trong mỗi dịp, họ đều phải nếm trải sự thất bại.   TRIỂN KHAI BINH LÍNH   Trong khi các nhà ngoại giao và lãnh đạo đảng của Trung Quốc và Việt Nam đang cân nhắc, đàm phán và cân nhắc vào những tháng giữa năm 1978, thì binh lính của cả hai bên đang chuẩn bị cho chiến tranh.   Vào giữa tháng 7, Sư đoàn 3 của QĐNDVN di chuyển đến Lạng Sơn và bắt đầu tổ chức phòng thủ. Sư đoàn 3 được thành lập vào đầu thập niên 1960 trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai chống Mỹ, khi đó là một trở ngại cho việc “bình định” các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi ở Nam Việt Nam. Các sĩ quan và nhân viên của nó là những người lính dày dạn kinh nghiệm, và nhiều người trong số họ, nhờ tham gia vào các cuộc tấn công lớn của Bắc Việt Nam năm 1972 và 1975, đã có kinh nghiệm trong các chiến dịch quy mô lớn. Sư đoàn nhanh chóng được Trung đoàn pháo binh 166 và Trung đoàn phòng không 272 bài binh bố trận tại Lạng Sơn. Tháng 8, Sư đoàn vận tải 571 bắt đầu cử những đoàn xe vận tải lớn tiếp tế cho Quân khu 1 và Quân khu 2, và suốt nửa cuối năm 1978, nhiên liệu, bộ đội, đạn dược tiếp tục được chuyển lên phía Bắc theo quốc lộ 1 đến Lạng Sơn. Pháo phòng không được bố trí tại các vị trí trọng yếu dọc biên giới, và các đội quân đóng tại các làng dọc theo Quốc lộ 4 giữa Đình Lập và Lạng Sơn. Các nam thanh niên Việt Nam sống ở khu vực biên giới cũng được huấn luyện các kỹ năng quân sự cơ bản. Vào tháng 11, xe tăng Việt Nam đã được quan sát thấy gần đèo Hữu nghị, nơi Quốc lộ 1A băng qua biên giới tại Đồng Đăng.   Đầu tháng 2 năm 1979, Sư đoàn 346 và Sư đoàn 311 tập kết tại Cao Bằng, nơi chúng được nhập vào các trung đoàn 567 và 852. Cuối năm 1978 hoặc những tuần đầu năm 1979, Sư đoàn 316A và Trung đoàn 254 triển khai đến khu vực Lào Cai, nơi theo các nhà phân tích tình báo Mỹ, các đơn vị cũng được cùng chiến đấu với Sư đoàn 345.   Không có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ triển khai không quân hoặc hải quân trong những tuần trước cuộc xâm lược.   Các cuộc triển khai của Trung Quốc đến biên giới bắt đầu muộn hơn so với việc triển khai quân của QĐNDVN, nhưng với quy mô lớn hơn nhiều, với khoảng ba mươi sư đoàn vào tháng 2 năm 1979. Các đội quân của Quân khu Côn Minh và Quân khu Quảng Châu là những đơn vị đầu tiên chiếm các vị trí gần biên giới, với Quân đoàn 55 và Quân đoàn 42 của Quân khu Quảng Châu triển khai vào tháng 10 và Quân đoàn 41 vào tháng 11. Các đơn vị từ bên ngoài Quảng Châu và Côn Minh di chuyển bằng đường bộ và đường sắt trong suốt tháng 11 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979. Một số đến từ khoảng cách xa: Ví dụ như Quân đoàn 20 đã di chuyển 1.200 km từ các căn cứ của mình trong Quân khu Vũ Hán. Những khách du lịch ở xa đến tận miền Trung Trung Quốc đã nhìn thấy những chuyến tàu với thiết bị quân sự đi về phía Nam và báo cáo rằng một số phần của mạng lưới đường bộ và đường sắt đã bị cấm đối với du khách nước ngoài. Một trong những đơn vị cuối cùng nhận nhiệm vụ là Quân đoàn 13, thuộc Quân khu Thành Đô. Ngày 13 triển khai dọc biên giới đối diện Lào Cai vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm 1979.   Người Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che giấu các cuộc chuyển quân này. Giao thông đường sắt và đường bộ di chuyển vào ban đêm, khi các đoàn tàu dân sự được di chuyển ra khỏi đường ray chính để các đoàn tàu chở quân đi qua. Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng đối với các thị trấn và làng mạc dọc theo tuyến đường của cuộc hành quân, và trong ngày, quân đội nghỉ ngơi tại các khu vực được che chắn khỏi tầm mắt của người dân địa phương. Phần lớn Trung Quốc bị đóng cửa đối với người nước ngoài vào năm 1978 và 1979, nhưng một số thành phố đã được mở cửa: những nơi này nằm trong các khu vực nhạy cảm, họ lại tạm thời đóng cửa. Nhiều du khách quay trở lại Hồng Kông với những câu chuyện về kế hoạch du lịch bị gián đoạn và những diễn biến kỳ lạ trên các tuyến đường dẫn đến biên giới Trung-Việt.   Các cuộc triển khai của lực lượng không quân Trung Quốc (PLAAF) được tiến hành cùng lúc. Khoảng ngày 1 tháng 1 năm 1979, PLAAF bắt đầu công tác chuẩn bị chiến tranh ở Quảng Tây và Vân Nam, tổ chức lại cơ cấu chỉ huy của mình tại Quân khu Quảng Châu và Quân khu Côn Minh, chuẩn bị các sân bay và triển khai vũ khí phòng không. Công tác chính trị giữa các nhân viên không quân cũng tăng cường. Ít nhất 700 máy bay đã được đưa đến khu vực này, nâng mức triển khai ở hai quân khu lên từ 800 đến 1.000 máy bay, và hơn 20.000 binh sĩ không quân đã được điều đến. Để đáp ứng lượng thiết bị và nhân viên khổng lồ này, các nhà hậu cần của PLAAF đã xây dựng hơn 43.000 mét vuông lán tre và sửa chữa 23.000 mét vuông nhà cũ. Họ đã phát cho quân sĩ 10.000 chiếc giường di động và đặt 200 km cáp điện, hơn ba mươi hai km đường ống dẫn nước, và năm mươi km đường ống dẫn nhiên liệu bán vĩnh cửu cho ba sân bay riêng biệt.   Ở Biển Đông, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc (PLAN), đóng trụ sở tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, đã chuẩn bị cho trận chiến bằng cách tổ chức một lực lượng đặc nhiệm mới bao gồm một số chiến binh mạnh nhất của lực lượng này. Các khinh hạm lớp Chengdu Guiyang (cờ hiệu 505) và Chengdu (507) được triển khai cùng với một tàu chiến thứ ba, mang cờ hiệu 48, như một phần của Hệ thống 217 (217 biandui). Hệ tầng 217 dường như đã hoạt động với các tàu của các Nhóm 1, 21 và 91 (dadui). Phi đội 207 (dadui), một thành phần của Nhóm 21, cũng đang hoạt động trong các hoạt động của Đội 217. Các thủy thủ và sĩ quan hải quân của PLA đã chuẩn bị cho chiến tranh bằng việc học chính trị, bằng cách thực hiện công việc bảo dưỡng, và các bài tập huấn luyện, và khi Đội hình 217 lần đầu tiên được tổ chức, tiêu chuẩn của đội tàu ngầm rất thấp. Ít hơn 20% quả đạn do các tổ lái pháo trên tàu 48 bắn trúng mục tiêu, và các tàu của đội hình hoạt động kém hiệu quả với nhau: trong ít nhất một trường hợp được ghi lại, một nhân viên báo hiệu đã gửi sai tín hiệu, khiến đội hình trở nên bối rối. Những vấn đề này không làm tăng thêm khả năng cho các cuộc chiến sắp tới.   VẤN ĐỀ LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC CHỈ HUY   Đến giữa tháng 12 năm 1978, sở chỉ huy tiền phương của Quân khu Quảng Châu được thành lập, và Bộ Chính trị Tổng hành dinh (Guangzhou junqu qianzhi zhengzhibu) đang cung cấp hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc về những vấn đề nảy sinh khi tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh. Nhưng các sĩ quan chính trị của các đơn vị PLA đang triển khai phải đối mặt với những vấn đề to lớn trong việc sẵn sàng chiến đấu cho quân đội của họ.   Ngày 12/12, Tổng cục Chính trị QGPTH đã ban hành một thông tư mật tới các đơn vị. ”Chỉ thị của Tổng cục Chính trị về công tác chính trị do các đơn vị bộ đội tiến hành trong các hoạt động quân sự” nêu rõ các đơn vị cần nỗ lực ngay để kiện toàn hệ thống cán bộ đơn vị và cần bổ sung đầy đủ cán bộ ở các đại đội và trung đội. Trong một điện tín tới các đơn vị trực thuộc cùng ngày, Cục Cán bộ (GDP) thuộc Tổng cục Chính trị đã khuyến cáo những cá nhân dự kiến xuất ngũ có thể được giữ lại nếu cần đảm nhận nhiệm vụ cụ thể, nhưng cũng khuyến cáo thêm rằng những đơn vị nào thiếu cán bộ cơ bản vì họ đã được thành lập gần đây hoặc đã được tổ chức lại, có thể bắt đầu hoạt động khi tình hình bắt buộc phải làm như vậy. Hai ngày sau, GPD nhắc lại rằng các vị trí cán bộ cần được lấp đầy càng nhanh càng tốt và hướng dẫn tất cả các đơn vị đã triển khai tiếp tục có vấn đề phải thông báo cho GPD. GDP khuyến cáo rằng nó sẽ có được sự thay thế bằng cách thực hiện một cuộc tìm kiếm trên toàn quân (quan jun). PLA, trước khi nổ phát súng đầu tiên, đã gặp khó khăn trong việc bố trí đầy đủ các vị trí lãnh đạo quan trọng ở cấp đại đội và trung đội.   Một vấn đề tương tự cũng tồn tại trong lĩnh vực vị trí kỹ thuật. Vào ngày 12 tháng 12, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân khu Quảng Châu và Cục Hậu cần đã ban hành hướng dẫn về chính sách cần tuân thủ trong việc tuyển dụng các công việc kỹ thuật trong pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, thiết giáp, chống chiến tranh hóa học và “mật mã” (jiyao) các đơn vị. Như trong trường hợp tuyển dụng cán bộ, các đơn vị được thông báo rằng họ có thể giữ lại các chuyên gia dự kiến xuất ngũ nếu các chuyên gia đó đồng ý phục vụ. Nhân viên y tế ở tất cả các cấp của hệ thống bệnh viện cũng có thể được giữ lại.   Trung Quốc chính thức phát động chiến dịch biên giới vào ngày cuối cùng của năm 1978. Mặc dù nhà nghiên cứu King Chen, trong một nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về việc ra quyết định của Trung Quốc trước chiến tranh, tuyên bố rằng quyết định cuối cùng về việc gây chiến với Việt Nam là do Quân ủy Trung ương từ ngày 9 đến 12 tháng 2 năm 1979, quyết định phát động chiến dịch trên thực tế đã được đưa ra từ trước đó rất lâu. Vào tháng 2, Quân ủy Trung ương đã xem xét các kế hoạch cho cuộc xâm lược và xem xét các tác động của chuyến đi gần đây của Đặng Tiểu Bình đến Hoa Kỳ, nhưng Bộ Chính trị Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân khu Quảng Châu đã thông báo cho các đơn vị trực thuộc vào ngày 28 tháng 12 rằng họ sẽ ghi nhận phục vụ chiến đấu từ ngày 31/12/1978.   Ở phía biên giới Trung Quốc, các đơn vị PLA tiếp tục triển khai đến các khu vực tập kết của họ, và ở Việt Nam, QĐNDVN đã đào một loạt công sự dài vô tận. Ở cả hai bên, các nhân viên cấp cao đã làm việc để biến quân đội thời bình thành quân đội thời chiến. Các sĩ quan tham mưu và các quan chức đảng đã tổ chức lại các sắp xếp chỉ huy và kiểm soát của họ và lập kế hoạch cho các hoạt động sắp tới.   Vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1, Trung Quốc thành lập Mặt trận phía Nam để liên kết các hoạt động tại Quân khu Côn Minh và Quân khu Quảng Châu. Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, Hứa Thế Hữu, đảm nhận quyền chỉ huy mặt trận, với Trương Đình Phát, Tư lệnh Lực lượng Không quân, làm Tham mưu trưởng. Dương Đắc Chí chuyển từ Tư lệnh Quân khu Vũ Hán sang nắm quyền kiểm soát Quân khu Côn Minh và giữ chức Phó Tư lệnh Phương diện quân Nam. Theo báo chí, Dương cũng từng là chỉ huy của tất cả quân đội Trung Quốc tại Việt Nam. Hướng Trung Hoa và Lưu Chí Kiên vẫn giữ vai trò chính ủy Quân khu Quảng Châu và Quân khu Côn Minh. Vương Hải, Tư lệnh Lực lượng Không quân Quân khu Quảng Châu, được bổ nhiệm làm chỉ huy các hoạt động không quân tại Quân khu Quảng Tây và Hầu Thậu Quân, Giám đốc Bộ tư lệnh Lực lượng Không quân Quân khu Côn Minh, trở thành Tư lệnh không quân đồng cấp với Vương tại Quân khu Vân Nam.   Ở đầu kia của đất nước, Mặt trận phía Bắc đồng thời được thành lập để đối đầu với Liên Xô. Bao gồm các quân khu Tân Cương, Lan Châu, Bắc Kinh và Thẩm Dương, Phương diện quân phía Bắc do Lý Đức Sinh, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương chỉ huy. Các quân khu phía Bắc, mặc dù có quân số tập trung đông nhất của PLA, nhưng vẫn phải giữ vững lực lượng và không đóng góp gì cho chiến dịch ở phía Nam.   Mục đích dự kiến của việc thành lập Phương diện quân phía Nam là tạo ra một tổ chức duy nhất, báo cáo trực tiếp cho trụ sở PLA ở Bắc Kinh, nơi kiểm soát tất cả các khí tài trên bộ và trên không của PLA tại Quân khu Côn Minh và Quân khu Quảng Châu. Mặt trận bao gồm hai quân khu: Quảng Tây ở phía Đông, cùng với Quân khu Quảng Tây thuoocj Quân khu Quảng Châu, và Vân Nam ở phía Tây, cùng với Quân khu Vân Nam thuoocj Quân khu Côn Minh. Trong cả hai trường hợp, các quân khu hoạt động theo ranh giới của tỉnh tương ứng.   Mối quan hệ chỉ huy ở phía Việt Nam cũng đơn giản như vậy. Quân khu Một, bao gồm các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, được chỉ định là khu vực Cao-Lạng, và hai mặt trận được thành lập trong đó. Tháng 2 năm 1979, Mặt trận Cao Bằng được thành lập để kiểm soát các hoạt động ở phía Tây Bắc của Quân khu 1, trong đó Mặt trận Lạng Sơn cũng thực hiện vai trò tương tự ở phần phía Đông của khu vực. Quy trình cũng giống như ở Quân khu 2, nơi mà khu hành quân Phong Thổ - Lào Cai được thành lập với một mặt trận duy nhất là Mặt trận Lào Cai. Khu vực biên giới duy nhất ban đầu không bao gồm một hoặc nhiều mặt trận trực thuộc một quân khu là tỉnh ven biển Quảng Ninh, nhưng tình hình này đã được giải quyết vào tháng 3 khi Bộ Quốc phòng thành lập Mặt trận Quảng Ninh tại Đặc khu Quảng Ninh.   Bộ Chỉ huy quân sự của QĐNDVN do Thượng tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1944. Thượng tướng Văn Tiến Dũng làm Tổng Tham mưu trưởng và Thượng tướng Chu Huy Mân làm Tổng cục trưởng Bộ Quốc phòng. Thiếu tướng Đàm Quang Trung làm Tư lệnh Quân khu thứ nhất kiêm Chính ủy và Trung tướng Vũ Lập là người đồng cấp tại Quân khu 2.   CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CUỐI CÙNG   Vào tháng 10 năm 1978, PLA bắt đầu một loạt các cuộc thăm dò các vị trí chiến lược của Việt Nam cho đến ngày 15 tháng 2 năm 1979. Trung Quốc dự định cho các hoạt động này để thu thập thông tin tình báo, để uy hiếp quân đội QĐNDVN và chuyển hướng chú ý khỏi mục tiêu hoạt động chính của Trung Quốc sắp tới chiến dịch. Các cuộc thăm dò đầu tiên được thực hiện tại các khu vực mà PLA sau đó sẽ di chuyển trong cuộc xâm lược ngày 17 tháng 2. Các mục tiêu cơ bản chính của cuộc xâm lược là ở các tỉnh Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng và Lạng Sơn, và chín trong số mười cuộc thăm dò đầu tiên được tiến hành chống lại lực lượng QĐNDVN tại các tỉnh này. Trong số chín cuộc tấn công, tám cuộc được thực hiện ở các huyện nằm trên các tuyến đường tiếp cận cho cuộc xâm lược. Lai Châu và Hà Tuyên, hai tỉnh biên giới Việt Nam chỉ hứng chịu các cuộc tấn công nhỏ hoặc vài vụ quấy rối vào tháng 2. Các cuộc tấn công được xây dựng về quy mô và tần suất khi nhiều đơn vị PLA triển khai dọc biên giới, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của chỉ huy địa phương để biết thông tin cho các hoạt động chiến trường của chính họ. Các tàu thăm dò đặc biệt tìm cách xác định các vị trí của đối phương, thông qua phân tích phản ứng của QĐNDVN trước các cuộc tấn công trên bộ, và pháo binh.   Không có tài liệu nào về các cuộc thăm dò của Việt Nam về các vị trí của Trung Quốc, nhưng gần như chắc chắn rằng người Việt Nam ít nhất đã tiến hành do thám địa hình và sự bồi đắp của Trung Quốc: biên giới cực kỳ mềm dẻo và các lực lượng tuần tra, mật vụ và những người khác có thể vượt qua. Cho dù Việt Nam có tiến hành tuần tra hay không, thì việc các tàu thăm dò của Trung Quốc quy mô lớn, có tổ chức tốt, và bạo lực đã báo hiệu rõ ràng cho Việt Nam về mức độ lớn mạnh của lực lượng dàn trận chống lại họ.   Đến sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Việt Nam có khoảng 15 trung đoàn chiến đấu do 5 sư đoàn chính quy trên Mặt trận Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn kiểm soát. Lực lượng dân quân và một số nhỏ các đơn vị biên phòng đã hỗ trợ cho việc phòng thủ, tạo ra một lực lượng tổng cộng khoảng 50.000 người. Bị dàn trận chống lại quân phòng thủ, dưới sự chỉ đạo của Phương diện quân phía Nam, Trung Quốc có hơn một trăm trung đoàn chiến đấu, tổng cộng khoảng 450.000 quân. Tương quan lực lượng ít nhất là sáu ăn một, và trong một số lĩnh vực, nó còn cao hơn nhiều. Ở khu vực xung quanh Lạng Sơn, cán cân lực lượng nghiêng về phía Trung Quốc theo tỷ lệ ít nhất là mười ăn một.   Cả Việt Nam và Trung Quốc đều chưa từng công bố một lời giải thích rõ ràng nào về kế hoạch tác chiến của mình cho chiến dịch năm 1979, nhưng có thể thấy rõ điều gì đó trong số những kế hoạch đó thông qua việc phân tích các vị trí và cách triển khai của các lực lượng đối lập. Toàn cảnh được phân tích theo hướng như vậy tạo ra đôi khi trái ngược với toàn cảnh mà hầu hết các nhà nghiên cứu hiểu chiến dịch này; đặc biệt, nó đặt ra câu hỏi quan trọng về số lượng các cuộc tấn công mà Trung Quốc thực hiện vào các tỉnh lỵ của Việt Nam. Ví dụ, King C. Chen tuyên bố rằng Trung Quốc đã tấn công năm tỉnh lỵ trong chiến dịch năm 1979: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn. Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam đồng ý rằng không có cuộc tấn công nào vào Hà Giang và Lai Châu. Phân tích kỹ lưỡng về cuộc chiến đấu sẽ biến chiến dịch thành một cuộc chiến đấu trên ba mặt trận đã được xác định trước đó trong chương này: Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Vào rạng sáng ngày 17 tháng 2, chiến dịch bắt đầu trên ba mặt trận này.   MẶT TRẬN LẠNG SƠN   Cuộc tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn đến muộn hơn một chút so với các cuộc tấn công vào Cao Bằng và Lào Cai, các khẩu pháo của Quân đoàn 55 mở vào khoảng 5h sáng nhằm vào quân phòng thủ Việt Nam tại khu vực đèo Hữu nghị, giữa mốc biên giới 15 và 20. Phía sau trận đánh, Binh đoàn 55 đã sẵn sàng tiến ngược lại mục tiêu ban đầu là thị trấn Đồng Đăng. Về phía Đông Nam, giữa các mốc biên giới 32 và 45, Binh đoàn 43 đã nã đạn vào bộ đội biên phòng Việt Nam trên các ngọn đồi xung quanh thị trấn Chi Ma. Lộ trình của đoàn 43 qua Chi Ma qua địa phương lộ 402 đến Lộc Bình, khoảng mười cây số về hướng Tây Nam. Từ Lộc Bình, đường 43 sẽ bám theo hướng Tây Bắc theo Quốc lộ 4B đến mục tiêu cuối cùng là Lạng Sơn.   Quân đoàn 55 và Quân đoàn 43 cùng với Quân đoàn 54 xuất trận trong trạng thái chủ động, do đó sẽ tấn công Lạng Sơn từ hai hướng. Vượt Đồng Đăng, Quân đoàn 55 tiến tới Lạng Sơn (kéo dài 17 km theo quốc lộ 1A); từ Lộc Bình, đường 43 (kéo dài 19 km theo quốc lộ 4B). Chiến lược của Trung Quốc là cho hai đạo quân của họ tiến lên phía Tây Nam Lạng Sơn, cô lập Sư đoàn 3 của Việt Nam và buộc lực lượng này đầu hàng hoặc tiêu diệt. Việc sớm chiếm được Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 150 km, sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng tuyến đường sắt từ biên giới và một trong những đường cao tốc tốt nhất ở Việt Nam, Quốc lộ 1A. Thủ đô của Việt Nam sẽ bị để ngỏ để tấn công. Nếu Bắc Kinh tiến đánh Hà Nội, thì Lạng Sơn rõ ràng là nơi bắt đầu cuộc tấn công. Nếu mục tiêu của họ là dừng lại ở Lạng Sơn, thì việc chiếm giữ thị trấn nhanh chóng sẽ làm tăng thêm ý nghĩa của bài học mà Bắc Kinh định dạy cho người Việt Nam bằng cách vạch trần lỗ hổng của Hà Nội. Đối với Trung Quốc, thành công nhanh chóng trên mặt trận này là rất quan trọng. Trên chiến trường, nó tìm kiếm sự bảo đảm chiến thắng bằng cách tập trung ít nhất chín sư đoàn bộ binh chống lại sư đoàn duy nhất của Việt Nam, sư đoàn 3 được bố phòng xung quanh Lạng Sơn.   Quân đoàn 55 mở cuộc tấn công bằng cách đẩy Sư đoàn 163 xuống phía Nam qua đèo Hữu nghị, với lệnh đánh chiếm 3 mục tiêu ban đầu: Đồng Đăng; Dãy đồi dài 4 km về phía Nam của thị trấn bao gồm Đồi 339, Khám Mỡ, Đồi 505, Đồi 423 và giao lộ của Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B. Tất cả các mục tiêu này đều nằm trong vòng 5 km từ đèo Hữu nghị. Trên sườn phía Tây của cuộc tấn công của Quân đoàn 55, Sư đoàn 164 đã tiến vào Việt Nam theo các mốc biên giới 15 và 16 với lệnh thiết lập trên Quốc lộ 4A và ngăn chặn sự tăng cường của Lạng Sơn từ Cao Bằng. Cũng là tấn công về hướng nam Lạng Sơn, đánh chiếm Đồi 386, Đồi 438, Cồn Khoang, Khôn Lăng và đóng cửa phòng tuyến của Trung Quốc ở phía Nam Đồng Đăng. Mục tiêu ban đầu sâu nhất của Sư đoàn 164 là Khôn Lăng, cách cửa khẩu biên giới của nó khoảng 5 km về phía Nam, và tại điểm rộng nhất mà khu vực mà nó kiểm soát là 2 km. Việc thực hiện thành công các kế hoạch này sẽ cho phép hai sư đoàn Trung Quốc kiểm soát các điểm cao ở hai bên sườn đường tiến công của họ: Đồi 438 ở phía Tây và Đồi 505 ở phía Đông. Đối mặt với họ, trên một mặt trận rộng 5–7 km, là Trung đoàn 12 Bộ binh thuộc Sư đoàn 3 Việt Nam.    (còn tiếp)   Nguồn: O’Dowd, E. C. (2007). “Chinese Military Strategy in the Third Indochina War - The last Maoist war”. London: Routledge, pp. 45-65.  
  •  LỊCH SỬ NHƯ LÀ SỰ TIẾN HÓA
    10/ 02/ 2023
     LỊCH SỬ NHƯ LÀ SỰ TIẾN HÓA Nathan Nunn Nguyễn Trung Kiên lược dịch        1. GIỚI THIỆU   Đối với nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế điển hình, sự liên quan của các quan điểm tiến hóa, chẳng hạn như các quan điểm từ các ngành sinh học tiến hóa, tâm lý học tiến hóa, hoặc nhân học tiến hóa, với nghiên cứu lịch sử kinh tế của tăng trưởng kinh tế dài hạn dường như có vẻ hạn chế. Tầm quan trọng của sự tiến hóa hay của sinh học dường như bị hạn chế trong các chuyên ngành hẹp được định rõ trong kinh tế học vốn nghiên cứu tầm quan trọng của di truyền đối với các kết quả kinh tế. Tuy nhiên, tôi lập luận rằng quan điểm tiến hóa có thể đưa ra những hiểu biết sâu hơn và phù hợp hơn cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đặc biệt, mục đích của tôi là làm giảm khoảng cách nhận thức giữa nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực lịch sử kinh tế và nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực sinh học tiến hóa, tâm lý học tiến hóa và nhân học tiến hóa.   Lĩnh vực nghiên cứu tiến hóa có liên quan nhất đến lịch sử kinh tế là nghiên cứu về tiến hóa văn hóa. Lĩnh vực này là một bước phát triển vượt bậc của ngành sinh học tiến hóa và nổi lên như một dòng nghiên cứu quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về tâm lý con người, các xã hội loài người, hành vi con người và sự tiến hóa của chúng theo thời gian. Những đóng góp đầu tiên là các nghiên cứu lý thuyết điều chỉnh và mở rộng các mô hình từ sinh học tiến hóa và áp dụng chúng vào quá trình tiến hóa văn hóa.   Tôi sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một mô tả mang tính khái niệm và lý thuyết về văn hóa và về tiến hóa văn hóa. Một phần quan trọng của việc này là mô tả lý thuyết và bằng chứng đằng sau những lợi ích của văn hóa và lý do tại sao nó thực sự đóng vai trò trung tâm của quá trình ra quyết định của con người, và do đó, cũng đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc của xã hội loài người. Có hai khía cạnh của văn hóa và sự tiến hóa của nó đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, đó là văn hóa mang tính hiệu quả. Bằng cách dựa vào các truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ, các cá nhân có thể dễ dàng đưa ra quyết định trong những môi trường phức tạp, nơi mà việc tìm ra hành động tối ưu một cách chắc chắn sẽ đầy tốn kém hoặc thậm chí là không thể. Khi môi trường dân cư ổn định theo thời gian, thì việc dựa vào các truyền thống văn hóa đã tiến hóa là một chiến lược hiệu quả.   Khía cạnh thứ hai của sự tiến hóa văn hóa là nó mang tính tích lũy. Văn hóa cho phép các xã hội tích lũy một lượng kiến thức đã tiến hóa lớn hơn bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào mà họ có được bằng cách học suốt đời hoặc làm cho phù hợp với tâm trí của họ. Bằng cách tiếp thu sự thông thái về văn hóa của các thế hệ trước, xã hội không cần phải ‘phát minh lại bánh xe’ mà thay vào đó có thể tập trung nỗ lực vào việc bổ sung kiến thức văn hóa tích lũy được của xã hội - tức là cái được gọi là ‘bộ não tập thể’.   Sau khi mô tả các cơ sở khái niệm của tiến hóa văn hóa và những lợi ích của nó, tôi sẽ chuyển sang một loạt ví dụ nhằm chỉ ra cách mà quan điểm về tiến hóa của hành vi con người có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về nghiên cứu kinh tế học nói chung và lịch sử kinh tế nói riêng. Tôi thực hiện điều này theo ba cách. Đầu tiên là chỉ ra rằng sự khác biệt giữa tư duy tiến hóa và tư duy kinh tế truyền thống thường nhỏ hơn nhiều so với người ta thường nghĩ. Cụ thể, có nhiều trường hợp phát triển cùng một lôgic, cùng một bằng chứng và một lối diễn giải tương tự nhưng sử dụng thuật ngữ, phương pháp thực nghiệm và dữ liệu khác nhau. Vì vậy, tôi hy vọng sẽ làm cho người đọc thấy rõ hơn những điểm chung này.   Chiến lược thứ hai là làm nổi bật các trường hợp trong đó các nhà lịch sử kinh tế có thể tận dụng những hiểu biết từ các tài liệu về tiến hóa để hiểu rõ hơn về các quá trình lịch sử. Ở đây, tôi sẽ đề cập đến một vài trường hợp đã trở nên rõ ràng với tôi trong nhiều năm. Tôi sẽ thảo luận về cách mà những hiểu biết sâu sắc về tiến hóa, chẳng hạn như sự không phù hợp về môi trường, bộ não tập thể, những cải tiến tích lũy, các nhóm giải pháp rời rạc thay thế tạm thời, sự lựa chọn ở cấp độ nhóm, hiện tượng lưỡng hình giới tính và các chiến lược sinh sản, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về một loạt các khía cạnh khác nhau của lịch sử loài người, bao gồm vốn con người, đổi mới công nghệ, chiến tranh, hình thành nhà nước, hợp tác, cấu trúc xã hội, vai trò của giới, quan hệ họ hàng, cấu trúc xã hội, sự lệ thuộc vào tiến trình lịch sử, và phát triển kinh tế so sánh. Đối với tôi, đây là những ví dụ rõ ràng nhất về những hiểu biết nổi lên từ quan điểm tiến hóa. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là chúng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.   Chiến lược thứ ba là làm nổi bật các trường hợp mà nghiên cứu lịch sử trong kinh tế học đã đóng góp vào nghiên cứu về tiến hóa văn hóa. Như tôi sẽ thảo luận, một lĩnh vực nghiên cứu lớn và đang phát triển nhanh chóng trong kinh tế học đã đưa ra quan điểm tiến hóa, do đó cung cấp những đóng góp quan trọng, cả về lý thuyết và thực nghiệm, cho các lĩnh vực tiến hóa bên ngoài ngành kinh tế học.   2. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TIẾN HÓA VĂN HÓA   Với lập luận của tôi về tầm quan trọng của tiến hóa văn hóa đối với việc nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, trước tiên cần phải xác định thuật ngữ 'văn hóa' có nghĩa là gì. Định nghĩa tiêu chuẩn từ ngành nhân học tiến hóa định nghĩa văn hóa như là tri thức, công nghệ, giá trị, các niềm tin và chuẩn mực có thể được trao truyền qua các thế hệ và giữa các cá nhân. Có rất nhiều ví dụ về văn hóa thay đổi tùy theo ngữ cảnh, nhưng các ví dụ bao gồm các niềm tin tôn giáo/siêu nhiên, cá quan điểm về đạo đức, các chuẩn mực về sự trao tặng và hợp tác, các chuẩn mực về giới, các sở thích ăn uống, những điều cấm kỵ cũng như các truyền thống và những kỹ năng liên quan đến nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, săn bắt, v.v…   Ngụ ý trong định nghĩa này là văn hóa của chúng ta ảnh hưởng đến các quyết định mà chúng ta đưa ra, và do đó ảnh hưởng đến hành vi của con người. Đối với các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tiến hóa, điều này thật tự nhiên và hiển nhiên. Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế học, đây không phải là điều mà chúng ta coi là đương nhiên. Thay vào đó, khi xem xét hành vi của con người từ quan điểm kinh tế truyền thống về ‘tính duy lý’, đặc biệt là từ định nghĩa hẹp về tính duy lý, thì một câu hỏi sẽ tự nảy sinh: tại sao văn hóa tồn tại? Tại sao một người nào đó sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì họ được giáo viên, cha mẹ, bạn bè, lãnh đạo nhà thờ, người nổi tiếng, v.v... của họ nói đến? Tại sao các cá nhân không tự mình tìm ra điều gì là tốt nhất, tham gia vào một dạng tính toán duy lúy? Ví dụ, nếu gian lận, ăn cắp hoặc nói dối mang lại lợi nhuận cao hơn, thì tại sao ai đó sẽ bị ảnh hưởng bởi thực tế là các nhà lãnh đạo tôn giáo, cha mẹ, giáo viên hoặc bạn bè có thể nói với họ rằng hành vi này là sai và nên tránh? Đây là những câu hỏi quan trọng, và để hiểu logic đằng sau văn hóa và những lợi ích của nó, bây giờ chúng ta chuyển sang kiểm định lý thuyết về văn hóa. Cụ thể, bây giờ tôi thảo luận các nghiên cưu lý thuyết trong đó văn hóa không được coi là cái tất định, mà văn hóa xuất hiện mang tính nội sinh. Nói cách khác, một đặc điểm quan trọng của các mô hình là chúng cho thấy khi nào các cá nhân sẽ sử dụng văn hóa để định hướng việc ra quyết định của họ và tại sao việc hành động như vậy lại có lợi.   A. Tiến hóa văn hóa giúp tiết kiệm các chi phí thông tin   Để hiểu được lợi ích cơ bản của văn hóa, trước hết phải nhìn nhận một thực tế quan trọng: Là con người, chúng ta có những giới hạn nhận thức. Thu thập và xử lý thông tin có chi phí cơ hội. Trước những giới hạn này, chúng ta đã phát triển văn hóa và học tập văn hóa, cùng với đó là các giá trị và tín ngưỡng văn hóa. Đây là những công cụ “nhanh chóng và tiết kiệm” cho phép chúng ta đưa ra quyết định hiệu quả hơn nếu chúng ta chấp nhận phiên bản truyền thống của các nhà kinh tế học về tính “duy lý”.   a. Lý thuyết   Lý thuyết chính thức về văn hóa và sự tiến hóa của nó đã được phát triển khá toàn diện trong các tài liệu về tiến hóa văn hóa và bắt đầu với các mô hình cụ thể của Boyd & Richerson (1985) và Rogers (1988) cùng các tác giả khác khác. Các tác giả xây dựng mô hình về các tình huống trong đó một hành động phải được thực hiện trong một bối cảnh không có sự chắc chắn tuyệt đối (không tốn kém). Chi phí của mỗi hành động phụ thuộc vào môi trường, có thể thay đổi. Các cá nhân có thể tự mình thu thập thông tin và tìm ra hành động tối ưu, hoặc họ có thể dựa vào các truyền thống vốn đã phát triển cho đến thế hệ trước. Họ thực hiện điều này bằng cách chọn hành động của một người từ thế hệ trước. Điều này mô hình hóa hiệu quả quá trình truyền tải các đặc điểm văn hóa hoặc tâm lý qua các thế hệ. Trong những điều kiện rất chung, sẽ luôn có một số người sống dựa vào truyền thống văn hóa của thế hệ trước.   Các mô hình cho thấy, trong các điều kiện khá chung, chúng ta nên quan sát sự hiện diện của văn hóa và việc ra quyết định dựa trên các giá trị văn hóa. Có hai lợi ích chính mà văn hóa mang tính quyết định hơn tính duy lý. Thứ nhất, ra quyết định dựa trên văn hóa sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn . Trong phạm vi mà việc ra quyết định dựa trên tính duy lý (theo nghĩa hẹp) đòi hỏi chi phí do thu thập thông tin hoặc xử lý nhận thức, thì hành động dựa trên các giá trị và truyền thống văn hóa sẽ tiết kiệm được những chi phí này. Lợi ích thứ hai là dựa vào văn hóa sẽ thúc đẩy việc học tập bằng cách tích lũy. Bằng cách tuân theo văn hóa của các thế hệ trước, các cá nhân không cần phải ‘phát minh lại bánh xe’ và học lại mọi thứ đã được định hình trong lịch sử xã hội. Ví dụ, nếu xã hội đã học được cách săn bắt hiệu quả, biết được loài thực vật nào không độc, cùng những nghi lễ và tín ngưỡng nào đã giúp xã hội có thể tồn tại hài hòa, thì họ sẽ chấp nhận những thứ này như một điều mặc định, và sự cố gắng cải thiện chúng có thể là một chiến lược tốt hơn có những cá nhân cố gắng tìm kiếm lại những thứ này.   b. Bằng chứng   Trong mô hình, sự hiện diện của văn hóa ở trạng thái cân bằng là do lợi ích của việc trao truyền văn hóa, đưa ra cách ra quyết định khá chính xác với chi phí thấp. Các nhà nhân chủng học đã ghi lại nhiều ví dụ thực tế về các đặc điểm văn hóa mang tính chức năng đang được tuân theo trong thế giới thực, mặc dù con người không biết lợi ích của chúng. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là chế biến ngô bằng kiềm, đây là phương pháp chế biến ngô truyền thống ở nhiều vùng của Châu Mỹ La-tinh. Trong quá trình này, ngô phơi khô được đun sôi trong hỗn hợp nước và đá vôi hoặc tro, trước khi được nghiền thành bột gọi là ‘masa’. Mặc dù con người chưa biết vào thời điểm đó, nhưng việc cho đá vôi hoặc tro vào nước trước khi đun sôi sẽ ngăn ngừa bệnh pellagra, một căn bệnh do thiếu niacin, xảy ra trong chế độ ăn chủ yếu là ngô. Dung dịch kiềm được tạo ra khi đá vôi hoặc tro được thêm vào làm tăng khả năng hấp thu niacin của cơ thể.   Một ví dụ khác về lợi ích của văn hóa và truyền thống:các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu cho 43 loại gia vị từ 4.578 công thức nấu ăn cho các loại thức ăn được chế biến từ thịt trong 93 cuốn sách dạy nấu ăn từ 36 quốc gia. Họ ghi lại một số quy định thực nghiệm phù hợp với việc sử dụng hiệu quả các loại gia vị làm chất kháng khuẩn, mặc dù công dụng này chưa được biết đến. Họ chỉ ra rằng các loại gia vị được sử dụng phổ biến hơn là những loại có nhiều chất kháng khuẩn hơn. Các xã hội ở vùng khí hậu nóng hơn sử dụng nhiều gia vị kháng khuẩn hơn. Gia vị được sử dụng theo nhiều cách và kết hợp để phát huy tối đa đặc tính kháng khuẩn của chúng. Ví dụ, hành tây không có hiệu quả trừ khi chúng được nấu chín và rau mùi không có hiệu quả nếu nó được nấu chín. Trong hầu hết các công thức nấu ăn, hành tây được nấu chín và rau mùi thì không. Một ví dụ khác là bột ớt (ví dụ: ớt đỏ, hành, tỏi, thìa là, v.v.) chứa sự kết hợp của các loại gia vị tạo ra sự bổ sung và tối đa hóa hiệu quả của chúng .   Một ví dụ nổi tiếng khác về truyền thống với các lợi ích chức năng chưa được biết đến là từ người Naskapi, những người thuộc xã hội bản địa của từng sinh sống trên các vùng đất mà ngày nay là ở Quebec, New Foundland và Labrador. Sinh kế chủ yếu của người Naskapi là săn tuần lộc. Quyết định nơi đi săn rất quan trọng. Các thợ săn muốn săn ở những địa điểm có tuần lộc. Ngược lại, tuần lộc muốn tránh những nơi có thợ săn. Thực tế, đây là phiên bản hai chiều của trò chơi "tung đồng xu". Chúng ta biết rằng trong một trò chơi như vậy, điểm cân bằng Nash duy nhất là trạng thái cân bằng chiến lược hỗn hợp trong đó người ta chọn ngẫu nhiên mỗi hướng với xác suất bằng nhau. Khó khăn là con người luôn có xu hướng thất bại trong việc chọn ngẫu nhiên và thay vào đó sẽ có xu hướng tuân theo một số mô hình nhất định. Người Naskapi đã hình thành một nghi lễ mà họ thực hiện trước khi đi săn. Họ sẽ đặt xương bả vai của một con tuần lộc vào lửa. Sau đó, nó sẽ cháy và nứt ra và các mảnh xương đã bị đốt cháy của chúng báo cho thợ săn biết nơi họ nên săn. Mặc dù điều này không được họ biết đến, nhưng nghi lễ đã có hiệu quả vì nó cung cấp phương pháp để lựa chọn ngẫu nhiên địa điểm của cuộc đi săn tiếp theo.   Tính logic của các mô hình đã được thử nghiệm và xác nhận trong nhiều nghiên cứu. Một dự đoán rõ ràng của các mô hình là ở trạng thái cân bằng, cần có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào văn hóa và truyền thống (tức là, học hỏi xã hội nhiều hơn) trong những môi trường không ổn định và khó xác định hành động tối ưu. Trong các tài liệu về tiến hóa, dự đoán này đã được kiểm định bằng các công cụ thực nghiệm   Gần đây nhất, dự đoán rằng truyền thống và tính bền vững văn hóa sẽ yếu đi trong những môi trường bất ổn hơn đã được kiểm nghiệm. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu khí hậu học, kết hợp với thông tin về vị trí lịch sử của các nhóm tộc người, để xây dựng các ước tính về sự biến đổi của môi trường tổ tiên qua các thế hệ cho các nhóm tộc người và quốc gia. Họ nhận thấy rằng sự ổn định về khí hậu của tổ tiên trọng hơn so với truyền thống, và sự bền bỉ hơn trong các đặc điểm văn hóa theo thời gian, bao gồm cả hậu duệ của những người di cư đến Hoa Kỳ và các nhóm dân bản địa từ Hoa Kỳ và Canada.   B. TIẾN HÓA VĂN HÓA LÀ MANG TÍNH TÍCH LŨY   a. Lý thuyết   Một đặc điểm quan trọng của mô hình được thảo luận ở trên, mà từ lâu đã được ghi nhận trong các công trình nghiên cứu, đó là, cuối cùng sự tồn tại của văn hóa và truyền thống không làm cho xã hội trở nên khá giả. Về lâu dài, bất kể mức độ hiện diện của nền văn hóa, lợi ích mà con người thu được bị giảm đi. Điều này trái với quan niệm thông thường rằng con người thành công hơn các loài động vật khác vì chúng ta có văn hóa, dẫn đến thành công lớn hơn ở cấp độ nhóm. Các nghiên cứu lý thuyết sau đó đã chỉ ra rằng đặc điểm này không phải do tính đơn giản của nó. Thay vào đó, nó màng tính tổng quát và được tìm thấy trong một nhóm lớn các mô hình mà lợi ích duy nhất của văn hóa là tiết kiệm cho việc thu thập thông tin ở cấp độ cá nhân.   Điều này đã dẫn đến việc nhấn mạnh vào ‘sự tiến hóa dựa trên tích lũy của văn hóa’ như một lợi ích chính của văn hóa. Nó liên quan đến lợi ích của việc thu thập thông tin, được nêu bật trong mô hình trên nhưng khác biệt về mặt khái niệm. Nói một cách đơn giản (và sử dụng nhiều từ sáo rỗng), một lợi ích quan trọng của văn hóa nó có nghĩa là chúng ta không cần phải ‘phát minh lại bánh xe’ và chúng ta có thể ‘đứng trên vai của những người khổng lồ’. Chúng ta có thể tiếp thu kiến thức hoặc truyền thống của thế hệ trước mà không nhất thiết phải hiểu đầy đủ về chúng, và xây dựng dựa trên chúng, tiếp tục quá trình đổi mới văn hóa dần dần.   Để thấy logic của điều này, hãy xem xét biến thể sau của mô hình trên. Việc thiết lập mô hình là giống nhau ngoại trừ có một chuỗi các trạng thái. Như trước đây, trong mỗi thời kỳ, có một khả năng mà qua đó môi trường chuyển sang trạng thái mới. Ngoài ra còn có một chuỗi các hành vi, với một hành vi mang lại lợi ích cao nhất cho mỗi trạng thái có thể. Ngoài ra, chi phí của một hành vi trong một trạng thái cụ thể đang giảm dần so với hành vi tối ưu của trạng thái đó. Chúng ta sẽ xem các ví dụ bên dưới, nhưng một cách cụ thể người ta có thể nghĩ hành vi đó như một công nghệ được sử dụng để chế tác công cụ hoặc xây dựng nhà ở, hoặc các chiến lược được sử dụng để kiếm thức ăn hoặc săn mồi. Người nào càng đi chệch khỏi chiến lược hoặc công nghệ tối ưu, thì lợi ích mong đợi của họ càng thấp.   Không giống như mô hình trên, bây giờ người ta cho rằng tất cả các cá nhân đều có thể sửa đổi hành vi của mình bằng cách học hỏi. Các cá nhân bắt đầu với phỏng đoán ban đầu và sau đó thông qua quá trình ‘thử và sai’ đầy tốn kém để sửa đổi hành vi của họ. Theo logic tương tự như trên, có hai loại: người theo chủ nghĩa truyền thống và người theo chủ nghĩa phi truyền thống. Những người theo chủ nghĩa truyền thống áp dụng hành vi của một cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ thế hệ trước và sử dụng điều này làm điểm bắt đầu để họ thử nghiệm. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa phi truyền thống bỏ qua hành vi từ thế hệ trước và sử dụng một hành vi cố định làm điểm xuất phát của họ và họ luôn có được hành vi tối ưu với trạng thái hiện tại. So với những người theo chủ nghĩa phi truyền thống, những người theo chủ nghĩa truyền thống đầu tư ít hơn nhiều vào việc thay đổi hành vi của họ và do đó họ cải thiện hành vi ban đầu ít hơn nhiều so với những người theo chủ nghĩa phi truyền thống.   Logic về trạng thái cân bằng của mô hình này tương tự như mô hình trước đó. Miễn là môi trường không thay đổi quá thường xuyên, những người theo chủ nghĩa truyền thống sẽ từ từ hội tụ tới hành vi tối ưu theo thời gian. Sự hội tụ sẽ không nhanh như những người theo chủ nghĩa phi truyền thống - những người vốn sẽ hoàn thành điều này trong một thế hệ, với chi phí học hỏi giảm. Trong mô hình này, mỗi thế hệ mới của những người theo chủ nghĩa phi truyền thống sẽ ‘phát minh lại bánh xe’ và đạt được hành động tối ưu. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa truyền thống xây dựng dựa trên kiến thức tích lũy của thế hệ trước. Hành vi của họ không theo dõi môi trường một cách tối ưu như những người theo chủ nghĩa phi truyền thống, nhưng họ tiết kiệm chi phí thu thập thông tin. Trong mô hình này, chi phí nhuận trung bình trong xã hội tăng lên đối với tỷ lệ những người theo chủ nghĩa truyền thống trong dân cư. Như vậy, mô hình này phù hợp với sự phát triển văn hóa, nâng cao kiến thức hiệu quả và phúc lợi của xã hội.   Những lợi ích của tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy càng trở nên rõ ràng hơn khi người ta nhận ra rằng thế giới phức tạp hơn nhiều so với các mô hình cách điệu mà chúng ta sử dụng trong kinh tế học. Chúng ta thường xây dựng mô hình dựa trên những sự thiết lập mang tính giả định trong đó các yếu tố quyết định rất ít, các hàm chi phí vận hành trơn tru và liên tục, và do đó, các điểm cân bằng thường là duy nhất và hoạt động tốt. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn nhiều. Thường có nhiều điểm cân bằng. Phúc lợi của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi một số lượng rất lớn các yếu tố quyết định, bao gồm hành động của chính chúng ta, hành động của người khác, các cú sốc ngoại sinh. Ngoài ra, có những tương tác phức tạp giữa mỗi yếu tố này. Không giống như các mô hình đơn giản của chúng ta vốn vận hành trơ tru cùng các hàm chi phí mượt mà để dễ dàng tính toán ra hành vi tối ưu, trên thực tế, các hàm chi phí vận hành không trơn tru và có tính bất định cao. Trong bối cảnh như vậy, việc tính toán hành động tối ưu theo nghĩa đen là không thể. Tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy làm giảm các vấn đề tối ưu hóa lớn hơn này thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn, nơi việc học tập tích lũy có thể diễn ra. Điều này cho phép mỗi thế hệ ‘mày mò’ và phát triển những cải tiến nhỏ từng phần đối với các giá trị, niềm tin hoặc công nghệ hiện tại (tức là văn hóa) của một xã hội. Ngoài ra, các khối đơn giản này có các vấn đề đơn giản hơn và các bề mặt mịn hơn.   Do đó, một đặc điểm quan trọng của văn hóa là làm cho các vấn đề tối ưu hóa mà bất kỳ  cá nhân nào trong đời họ đều không thể thực hiện được đối với xã hội lớn hơn khi vấn đề  được giải quyết tăng dần lên qua nhiều thế hệ.   b. Bằng chứng   Theo quan điểm tiến hóa, bằng chứng tốt nhất về tầm quan trọng của quá trình tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy là sự tinh vi về công nghệ do con người phát triển so với các loài động vật khác, kể cả các loài linh trưởng không phải con người. Ngay từ 10.000 năm trước, con người đã di chuyển đến và có thể sinh sống ở nhiều vùng khác nhau, và thường là những vùng xa xôi trên Trái Đất. Sống trong những môi trường này đòi hỏi sự phát triển các công nghệ như giáo, lao, và sau này cung tên được sử dụng để đi săn; các công cụ bằng đá mài để chế biến giết động vật và tạo hình gỗ, xương và thuộc gia; quần áo và nơi ở là rất quan trọng cho quá trình điều hòa nhiệt độ; dụng cụ tạo lửa cần thiết để nấu ăn, sưởi ấm và soi sáng. Cáp treo, giỏ, và đồ gốm thuận tiện cho việc vận chuyển và cất giữ; các con thuyền mở rộng môi trường săn bắt tại hồ và đại dương; lưỡi câu và dây cước làm công cụ săn mồi cho con người sống ở môi trường ven biển có nhiều nguồn thức ăn giàu protein.   Một nguồn bằng chứng quan trọng khác về giá trị của tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy là từ nhiều thực nghiệm tự nhiên, nơi các nhà thám hiểm (thường là người châu Âu) đến một địa điểm mới với công nghệ tiên tiến hơn nhưng không có kiến thức tích lũy về môi trường địa phương. Các nhà thám hiểm châu Âu đến một địa điểm mới là nơi sinh sống của các xã hội quy mô nhỏ hơn. Đây là những xã hội mà các nhà thám hiểm cho là kém phức hợp hơn với công nghệ kém tiên tiến hơn nhiều. Cuộc thám hiểm trải qua những tình huống bất ngờ đòi hỏi các nhà thám hiểm phải ở lại vùng đất mới lâu hơn thời gian dự định của họ. Mặc dù có nhiều kiến thức khoa học và nguồn lực hơn, bao gồm cả các công cụ sinh tồn được sản xuất ra, nhưng các nhà thám hiểm không bao thích ứng kịp và thường bị chết. Nếu không có những lợi ích của tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy, chắc chắn họ không thể tồn tại chứ chưa nói đến việc phát triển trong môi trường mới.   Một trong những ví dụ đáng chú ý hơn trong số các thí nghiệm tự nhiên này là Chuyến thám hiểm Franklin năm 1846, trong đó các nhà thám hiểm đã chết đói trên Đảo King William, nơi người Inuit bản địa đã sinh tồn thành công trong hơn 700 năm. Các ví dụ khác bao gồm cuộc thám hiểm năm 1860 của Burke và Wills ở Ausstralia hoặc cuộc thám hiểm Narvaez ở vùng ngày nay là Florida. Hai ví dụ cuối cùng đặc biệt thú vị vì chúng cho thấy rằng một ngoại lệ đối với câu chuyện tiêu chuẩn dường như chỉ xảy ra khi những nhà thám hiểm châu Âu đã mất tích tham gia vào quá trình tiến hóa văn hóa tích lũy, tìm hiểu văn hóa của các dân cư địa phương. Trong trường hợp của chuyến thám hiểm Burke và Wills, tại một thời điểm, các nhà thám hiểm đã được cứu bởi những người săn bắn hái lượm bản địa, họ đã chỉ cho họ cách làm bánh mì từ một loại hạt gọi là ‘nardoo’ [hạt của cây dương xỉ thủy sinh tại châu Úc (ND)], có thể được giã, làm thành bột và nướng như một cái bánh mì. Tuy nhiên, các nhà thám hiểm đã không tuân theo các tập quán văn hóa bản địa để chuẩn bị nardoo một cách chính xác. Họ không ngâm bột với nhiều nước, không để bột tiếp xúc với tro trong quá trình đun, và họ không ăn nardoo từ vỏ trai. Tất cả các thao tác này là một bí quyết giải độc quan trọng để chống lại nồng sinh tố B rất cao trong nardoo. Cuối cùng, bất chấp sự hiện diện của nguồn thức ăn dồi dào xung quanh, cả Burke và Wills đều chết. Có một người nữa, tên là King, trong chuyến thám hiểm đã sống sót đủ lâu để được cứu. Làm sao ông có thể thực hiện điều đó? Bằng cách sống cùng những người dân địa phương. Nói cách khác, bằng cách hoàn toàn dựa vào kiến thức văn hóa được tích lũy của họ. Trong cuộc thám hiểm Narvaez, trong số 300 quân viễn chinh, chỉ có 4 người có thể sống sốt, một lần nữa chỉ vì họ sống cùng những người dân bản địa tại địa phương.   Trong một thử nghiệm khác, các tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng hiệu suất trong các nhiệm vụ cao hơn trong các phiên bản của thử nghiệm tiến hành dựa trên tiến hóa văn hóa thông qua tích lũyNhững người tham gia này có nhiều thông tin hơn khi bắt đầu và do đó không cần phải ‘phát minh lại bánh xe’. Trong bối cảnh này, việc học hỏi từ một lượng kiến thức tích lũy đã giúp họ tránh được những cạm bẫy thường gặp và dễ dàng đạt được những hiểu biết quan trọng hơn so với việc họ tự học.   Như tôi sẽ thảo luận dưới đây, một số phát hiện trong tài liệu kinh tế học liên quan đến các khía cạnh khó hiểu của công nghệ và đổi mới công nghệ cung cấp bằng chứng ủng hộ các mô hình tiến hóa văn hóa tích lũy. Hay nói cách khác, các mô hình tiến hóa văn hóa tích lũy cung cấp một khuôn khổ hữu ích có thể giúp các nhà kinh tế hiểu rõ về quá trình đổi mới công nghệ. Tôi trở lại điều này trong Phần 3B.   3. NHỮNG HIỂU BIẾT SÂU SẮC TỪ SỰ CÔNG NHẬN LỊCH SỬ NHƯ LÀ SỰ TIẾN HÓA   Bây giờ tôi chuyển sang thảo luận về cách một khuôn khổ tiến hóa cung cấp một loạt các hiểu biết sâu sắc có liên quan đến kinh tế học. Tại thời điểm này, một số lưu ý được đặt ra. Mặc dù tôi đã sắp xếp những hiểu biết sâu sắc này thành các tiểu mục, nhưng các ý tưởng không nhất thiết phải từ tiểu mục này tràn sang tiểu mục tiếp theo. Đây nên được coi là những hiểu biết khác nhau đã đến với tôi khi đọc song song về tiến hóa văn hóa và lịch sử kinh tế. Ngoài ra, tôi không nghĩ rằng thông tin chi tiết và kết nối được mô tả bên dưới là hoàn chỉnh hoặc thậm chí mang tính đại diện. Chúng ta sẽ sớm nghĩ về lịch sử như là sự tiến hóa nên vào thời điểm này đây là một vài quan điểm ngẫu nhiên. Cảm nhận của tôi là chúng vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những ý tưởng và nghiên cứu hiệu quả sẽ xuất hiện từ một quan điểm tiến hóa hơn trong kinh tế học.   A. Không phù hợp môi trường   Một hệ quả quan trọng của tiến hóa văn hóa là nó có thể dẫn đến sự không phù hợp với môi trường. Trong mô hình của Roges, lợi ích của văn hóa là nó tiết kiệm chi phí thu thập thông tin. Tuy nhiên, cái giá phải trả là khi môi trường thay đổi, những người theo chủ nghĩa truyền thống (tức là những người dựa vào văn hóa để ra quyết định) không chọn những hành động phản ứng chính xác với môi trường như những người phi truyền thống vẫn làm.   Các ví dụ nổi tiếng nhất về sự không phù hợp thực sự là từ sinh học tiến hóa. Một là loài rùa biển. Những con mẹ rời đại dương, vào bờ và chôn những quả trứng của mình trên những bãi cát. Một khi rùa biển nở, chúng cần có thể quay trở lại đại dương. Chúng đã phát triển một phương pháp cho phép chúng làm điều này một cách đơn giản: Sau khi sinh ra, vào ban đêm, chúng hướng thẳng về phía bất kỳ ánh sáng rực rỡ nào. Trong môi trường tự nhiên của chúng, ánh sáng sáng duy nhất là sự phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước. Bằng cách di chuyển về phía phản chiếu của mặt trăng, rùa biển hướng về phía mặt nước. Cơ chế phát triển này hoạt động cực kỳ hiệu quả cho đến khi môi trường thay đổi. Trong thế giới hiện đại, nơi các thành phố và xa lộ có ánh sáng rực rỡ thường nằm cạnh các bãi biển, phương pháp dựa trên kinh nghiệm sinh học này kém hiệu quả hơn. Thay vì hướng về đại dương, chúng di chuyển về phía ánh đèn thành phố ở hướng ngược lại với đại dương. Đây là một ví dụ về sự trật khớp. Một đặc điểm hoạt động tốt trong môi trường mà nó tiến hóa lại hoạt động kém hơn trong môi trường mới.   Một ví dụ thường được trích dẫn khác là chim dodo (raphus cucullatus), là một loài chim sống trên đảo Mauritius. Do khan hiếm quả mọng và các nguồn thức ăn khác trong những thời điểm nhất định trong năm, chim dodo đã phát triển sẽ tích tụ nhiều chất béo trên cơ thể của nó. Chúng mất khả năng bay nhưng lại phát triển khứu giác nhạy bén cho phép chúng tìm ra số lượng hạn chế quả mọng tồn tại trong thời kỳ khan hiếm theo mùa. Bởi vì không có động vật ăn thịt trên các hòn đảo, chúng không phát triển và các chiến lược đặc biệt để lẩn trốn hoặc bảo vệ trứng của chúng. Nhìn chung, chúng đã thích nghi tốt với môi trường của chúng. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với con người, những kẻ săn mồi như lợn, chuột và chó đã được đưa đến các hòn đảo. Những quả trứng không được bảo vệ và những con chim không bay được không bay xa và loài này nhanh chóng bị tuyệt chủng.   Khái niệm về sự không phù hợp cung cấp một khuôn khổ giúp hiểu rõ hơn về thế giới và hiểu rõ hơn về những phát hiện thực nghiệm gần đây trong nghiên cứu lịch sử bằng kinh tế học. Ví dụ, phát hiện rằng việc buôn bán nô lệ ở châu Phi làm giảm mức độ tin cậy đương thời, kết hợp với bằng chứng cho thấy sự tin tưởng tăng lên có liên quan đến thu nhập cao hơn ở cả cấp độ quốc gia và cá nhân, gợi ý rằng mức độ tin cậy hiện tại ở châu Phi có thể là chưa tối ưu. Mức độ tin cậy hiện tại có thể rất phù hợp với khoảng thời gian 400 năm truy quét nô lệ dữ dội mà lục địa này đã trải qua, nhưng chúng có thể thấp hơn mức tối ưu trong môi trường hiện tại.   Một trong những ví dụ lịch sử được phát triển tốt nhất về sự không phù hợp là nghiên  cứu về các thương nhân Maghribi và Genova ở Địa Trung Hải thời Trung Cổ. Một nhóm, thương nhân Maghribi, là những thương nhân Do Thái di cư từ Baghdad đến Tunis và đã chấp nhận các giá trị của xã hội Hồi giáo. Họ bắt đầu giao dịch vào đầu thế kỷ XI. Các mối quan hệ về đại lý thương mại của họ dựa vào việc chia sẻ thông tin. Nếu một đại lý lừa một thương gia, thì không có thương nhân nào khác sẽ thuê đại lý. Điều này đã tạo ra một hình thức trừng phạt tập thể, đòi hỏi phải chia sẻ thông tin và hình thành mạng lưới thông tin dày đặc. Nhóm thương nhân khác trong khu vực vào thời điểm đó là các thương nhân đến từ Genoa, những người không tham gia vào hình thức trừng phạt tập thể tương tự đối với các đại lý gian lận. Thay vào đó, các thương gia nhiệt thành theo chủ nghĩa cá nhân và không tham gia vào việc chia sẻ thông tin.   Mức lương phải trả để giữ cho một đại lý không gian lận trong chế độ dựa trên tập thể của người Maghribi thấp hơn so với chế độ chủ nghĩa cá nhân của người Genova. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XII, thương mại giữa Tây Ban Nha và Constantinople đã mở rộng đáng kể. Để đáp lại, người Genova mở rộng bằng cách tạo ra các mối quan hệ thương nhân-đại lý mới với những người không phải là người Genova. Hệ quả của việc này là các tổ chức chính thức và các thông lệ pháp lý đã phát triển để tạo điều kiện cho các hình thức trao đổi giữa các nhóm này. Các thể chế xuất hiện là hữu ích cho sự phát triển kinh tế dài hạn. Ngược lại, Maghribi, vì trạng thái cân bằng mà họ đang có, chỉ có thể mở rộng bằng cách tạo ra các mối quan hệ đại lý thương nhân mới trong nhóm của họ. Do đó, các cấu trúc thể chế chính thức hơn đã không phát triển và thương mại tiếp tục dựa vào các cơ chế thực thi phi chính thức như các chuẩn mực xã hội về trừng phạt theo nhóm.   Một ví dụ khác về sự không phù hợp đo lường nhận thức về mức độ lưu động giữa các thế hệ ở Thụy Điển, Ý, Pháp, Anh và Hoa Kỳ. Họ cho thấy rằng các mẫu kiểm định từ Hoa Kỳ, cho đến nay, có nhận thức lạc quan nhất về mức độ dịch chuyển kinh tế ở đất nước của họ. Điều này đặc biệt đáng chú ý vì Hoa Kỳ có mức độ lưu động thấp nhất trong các nước được nghiên cứu. Ngoài ra, đối với các quốc gia khác, các thước đo về tính lưu động dựa trên cảm nhận và tính di động trên thực tế là khá giống nhau. Đối với Hoa Kỳ, tính lưu động được cảm nhận khác xa so với tính lưu động trên thực tế. Do đó, Hoa Kỳ dường như là kẻ bên lè đối với những nhận thức của mình về tính lưu động.   Mặc dù điều này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng nguồn gốc của nhận thức sai lầm này rất có thể là do vào thế kỷ XIX, Hoa Kỳ là một nền kinh tế định cư với mức độ di chuyển rất cao và cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, như Vương quốc Anh vào thời điểm đó. Có khả năng môi trường này đã tạo ra một số giá trị và niềm tin đặc biệt của người Mỹ, chẳng hạn như niềm tin vào Giấc mơ Mỹ (bất kỳ ai cũng có thể đạt được nếu họ làm việc đủ chăm chỉ), mong muốn có một chính phủ hạn chế và một nhóm hạn chế các chính sách hỗ trợ kinh tế cho dân cư và/hoặc phân phối lại thu nhập, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe toàn dân hoặc đi học công lập chất lượng cao. Trong khi các yếu tố khác rõ ràng là quan trọng, chẳng hạn như lịch sử của các mối quan hệ chủng tộc, thì yếu tố quyết định chính của những niềm tin này có thể là tính lưu động cao từng trải qua ở Mỹ trong lịch sử. Mặc dù những niềm tin này có thể chính xác và phù hợp với bối cảnh lịch sử, nhưng điều đó không rõ ràng là chúng phù hợp hơn với môi trường hiện tại.   a. Không phù hợp mang tính nội sinh   Một thiếu sót của chiến lược truyền thống dựa vào văn hóa là các hành động do các cá nhân lựa chọn không theo dõi môi trường một cách chính xác nhất có thể. Nói cách khác, họ tạo ra khả năng không phù hợp với môi trường.   Nghiên cứu gần đây về nguồn gốc của Cách mạng Công nghiệp có thể được nhìn nhận qua lăng kính của sự không phù hợp nơi mà sự thay đổi trong môi trường là mang tính nội sinh đối vứi sức mạnh truyền thống trong xã hội. Để thấy điều này, chúng ta một lần nữa quay lại mô hình từ Rogers. Trong mô hình, sự ổn định của môi trường được đưa ra một cách ngoại sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều ví dụ về môi trường bên ngoài - chẳng hạn như điều kiện kinh tế, chính trị, công nghệ, v.v. - được quyết định bởi hành động của con người. Hơn nữa, tốc độ đổi mới công nghệ, tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị, bản thân chúng, có thể mang tính nội sinh đối với truyền thống trong xã hội.   Joel Mokyr (2018), trong cuốn sách ‘Văn hóa của Tăng trưởng ;, lập luận rằng một yếu tố quan trọng quyết định đến Cách mạng Công nghiệp thế kỷ XVIII ở Tây Âu là niềm tin mới mẻ rằng các thế hệ trẻ có thể chấp nhận được việc đặt câu hỏi về sự thông thái của các thế hệ trước. Sự thay đổi trong tư duy này dẫn đến niềm tin văn hóa rằng có thể và mong muốn hiểu được cách vận hành của thế giới tự nhiên, dẫn đến sự đổi mới và sáng tạo tri thức, cuối cùng đã tạo ra lợi ích kinh tế của Cách mạng Công nghiệp. Mokyr lập luận rằng sự hiện diện của đặc điểm văn hóa mới này - sự suy yếu của tầm quan trọng được đặt trên các lối suy nghĩ truyền thống - đã hiện diện ở Tây Âu chứ không phải Trung Quốc, điều này giải thích tại sao, mặc dù có mức độ phát triển kinh tế tương tự, Cách mạng Công nghiệp đã không xảy ra ở Trung Quốc. Ông lập luận rằng "sự tôn trọng đầy tính áp buộc nặng nền đối với ‘người xưa’ đã được cảm nhận trong phần lớn lịch sử Trung Quốc". Theo lập luận này, sự suy yếu của truyền thống, kèm theo kết quả là sự thay đổi văn hóa, là những yếu tố quyết định chính của Cách mạng Công nghiệp và sự thịnh vượng kinh tế hiện tại của Thế giới.   B. Giáo dục và sự phát triển văn hóa   Bây giờ tôi chuyển sang mô tả về cách thức tiến hóa văn hóa có thể được sử dụng để cung cấp hiểu biết sâu hơn và thực tế hơn về giáo dục, vốn con người và đổi mới công nghệ. Để nhận thấy điều này, tôi chuyển sang định nghĩa về văn hóa. Trong tài liệu về tiến hóa văn hóa, định nghĩa tiêu chuẩn là: “[văn hóa là] sự truyền thừa kiến thức, giá trị và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua việc giảng dạy và bắt chước. Truyền thừa văn hóa có thể có nhiều cấu trúc khác nhau… Ví dụ, cha mẹ có thể truyền thừa con cái của họ hoặc bạn bè đồng trang lứa có thể truyền thừa lẫn nhau". Định nghĩa này rất giống với định nghĩa điển hình đã được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế văn hóa. Ví dụ, Guiso, Sapienza và Zingales (2006) có định nghĩa sau đây “các tín ngưỡng và giá trị phong tục mà các nhóm dân tộc, tôn giáo và xã hội truyền thừa tương đối không mấy thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác”.   Thoạt nhìn, hai định nghĩa về văn hóa có vẻ giống hệt nhau về cơ bản, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì các nghiên cứu về kinh tế học văn hóa được xây dựng dựa trên các nghiên cứu về tiến hóa văn hóa. Cả hai định nghĩa đều mô tả việc truyền thừa các giá trị và niềm tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong kinh tế học, việc tích lũy và truyền thừa tri thức, trong hoặc qua các thế hệ, không phải là văn hóa. Đó là vốn con người. Khi tôi lần đầu tiên biết đến định nghĩa nhân chủng học, phản ứng tức thì của tôi có thể giống như phản ứng mà bạn có thể đang gặp phải bây giờ. Kiến thức và công nghệ rất khác với văn hóa về mặt khái niệm. Chúng là những ví dụ về vốn con người chứ không phải văn hóa. Nhưng, tôi nhận ra rằng nhìn chung sự khác biệt không rõ ràng và việc phân biệt khái niệm giữa hai loại là một vấn đề và không đặc biệt hữu ích.   Lấy ví dụ đối với tri thức về cách tạo ra các mũi tên được sử dụng để săn bắn. Henrich mô tả quá trình này đối với những người săn bắn hái lượm bản địa ở Tierra del Fuego. Quy trình sản xuất này tương đối đơn giản, chỉ cần mười bốn bước và sáu nguyên liệu đầu vào. Ông mô tả một số bước và tôi trích dẫn trực tiếp ông:   • Quá trình bắt đầu bằng cách chọn gỗ cho thân của cái tên, tốt nhất là gỗ từ cây chaura, một loại cây bụi thường xanh. Nhờ bền và nhẹ, loại gỗ này là một sự lựa chọn không trực quan vì các cành cây thô ráp đòi hỏi phải duỗi thẳng rộng rãi. (Tại sao không bắt đầu với các nhánh thẳng hơn?)   • Gỗ được nung nóng, nắn bằng răng của người thợ thủ công và cuối cùng được hoàn thiện bằng cái cạo, sau đó, sử dụng một viên đá đã được nung nóng trước và có rãnh, người thợ thủ công ấn thân mũi tên vào các rãnh và chà đi chà lại, ép nó xuống bằng một miếng da cáo. Da cáo trở nên được ngâm tẩm với bụi để chuẩn bị cho công đoạn đánh bóng. (Đó có phải thực sự là da cáo không?)   • Những mảnh vụn được thu thập từ bãi biển, được nhai và trộn với tro. (Điều gì xảy ra nếu bạn không trộn với tro?)   • Sau đó, hỗn hợp được phủ lên cả hai đầu của một thân cái tên đã được nung nóng, sau đó phải được phủ một lớp sơn trắng. (Còn đất sét đỏ thì sao? Bạn có đun nóng nó không?) Điều này chuẩn bị phần đầu và cuối mũi tên.   • Hai chiếc lông được chuẩn bị cho việc gắn lông chim vào mũi tên, tốt nhất là lông từ cánh trái của con chim (Điều này có thực sự quan trọng không?)   • Lông vũ được buộc vào thân mũi tên bằng các đường gân trên lưng loài lạc đà bản địa, sau khi chúng được làm mịn và làm mỏng bằng nước và nước bọt. (Tại sao không phải là những đường gân từ con cáo mà tôi phải giết để lấy da nói trên?)   Học cách chế tạo đầu mũi tên hữu hiệu đòi hỏi nhiều năm học nghề. Kiến thức, phần lớn là bí quyết, được dạy trong một khoảng thời gian dài và phần lớn được hệ thống hóa djwa trên truyền thống. Cơ chế cơ bản và lý do mà một loại lông vũ nhất định được sử dụng hoặc một loại gỗ nhất định vẫn chưa được hiểu rõ. Thay vào đó, việc học hỏi là học từ văn hóa và truyền thống. Trong trường hợp này, văn hóa đồng nghĩa với tri thức và vốn con người. Như chúng ta sẽ thảo luận thêm bên dưới, một người thực sự “học hỏi” nhiều hơn bằng cách áp dụng các truyền thống của văn hóa của người đó.   Có rất nhiều ví dụ mà việc tích lũy vốn con người thực sự là tiến trình trao truyền văn hóa - tức là thông tin và kiến thức được chuyển giao thông qua việc học hỏi văn hóa. Những ví dụ như vậy cũng xuất hiện trong các tài liệu kinh tế học, mặc dù điều này thường được gọi là thu nhận ‘bí quyết’ hơn là truyền tải văn hóa. Một ví dụ là trường hợp nổi tiếng về các công ty may mặc tại vùng Desh thuộc Bangladesh, trong đó một phần của thỏa thuận liên doanh vào năm 1980 giữa Daewoo của Hàn Quốc và các các công ty may mặc tại vùng Desh của Bangladesh, 130 công nhân từ các công ty may mặc tại vùng Desh đã được đưa đến một nhà máy may Daewoo ở Busan, Hàn Quốc. Giai đoạn truyền tải văn hóa này đã có tác động mạnh mẽ đến sản xuất hàng may mặc ở Bangladesh. Sản xuất hàng năm tăng từ 43.000 chiế áo sơ mi trong năm 1980 lên 2,3 triệu chiếc vào năm 1987. Trong số 130 công nhân tại vùng Desh đã đến Hàn Quốc, 115 người trong số họ đã rời bỏ các công ty may mặc của Desh để thành lập công ty may mặc của riêng họ vào một thời điểm nào đó trong thập niên 1980.   Một ví dụ khác, nhưng trong một bối cảnh được kiểm soát hơn là từ một thử nghiệm có chủ ý thay đổi mức độ truyền tải văn hóa đến các công ty dệt may ở Ấn Độ. Các tác giả nghiên cứu 17 công ty bao gồm 28 nhà máy dệt quy mô vừa (100-1000 công nhân), thuộc sở hữu gia đình, đặt tại Maharashtra, Ấn Độ. Mười bốn của trong 28 nhà máy đã nhận được năm tháng tư vấn quản lý toàn diện, trị giá $250,000. Việc tư vấn nhằm mục đích cải thiện quản lý và hoạt động trong các nhà máy. Họ phát hiện ra rằng trong những tháng sau nghiên cứu, việc xử lý dẫn đến ít lỗi hơn, tiết kiệm hàng tồn kho và năng suất tổng thể cao hơn. Chín năm sau khi xử lý, họ phát hiện ra rằng mặc dù khoảng một nửa số cải tiến quản lý được áp dụng trước đây đã bị bỏ qua, nhưng các nhà máy được xử lý vẫn có năng suất cao hơn nhiều so với các nhà máy không xử lý. Ngoài ra, họ còn tìm thấy thêm các hình thức truyền tải văn hóa. Các thực hành đã hoàn toàn lan rộng đến các nhà máy không xử lý (thậm chí cả những nhà máy không tham gia vào thử nghiệm) thuộc cùng một công ty có nhà máy đã qua xử lý. Nhờ vậy, kiến thức văn hóa đã được truyền tải đầy đủ trong công ty.   Henrich (2004b) đã phát triển một mô hình lý thuyết về các quá trình truyền tải văn hóa như vậy. Đối với các nhà nhân học, mô hình là một trong những sự truyền tải văn hóa. Đối với các nhà kinh tế học, đó là một trong những quá trình tích lũy vốn con người. Trong mô hình, mỗi thời kỳ đều có một hình mẫu riêng. Tùy thuộc vào bối cảnh, người này có thể là một nghệ nhân bậc thầy, nhà hiền triết trong làng, hoặc thậm chí là một giáo sư kinh tế. Có N học sinh học hỏi từ hình mẫu, người là cá nhân giỏi nhất và có kỹ năng cao nhất trong thế hệ của họ. Sau khi học từ thầy, kiến thức văn hóa / vốn con người của học sinh được xác định từ việc rút ra bài học. Người có điểm cao nhất sau đó trở thành bậc thầy truyền đạt kiến thức của họ cho những người thuộc tiếp theo thế hệ.   a. Đổi mới và Bộ não Tập thể   Để định hướng về sự tương đồng giữa truyền tải văn hóa và tích lũy kiến thức, cả về mặt thực nghiệm và lý thuyết, tôi sẽ so sánh hai cách suy nghĩ về kiến thức. Một sẽ quen thuộc với người đọc và là trung tâm của lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Cái khác, sẽ ít quen thuộc hơn, là từ nhân học tiến hóa và nhấn mạnh thực tế là việc tạo ra tri thức xảy ra thông qua một tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy, và truyền tải văn hóa.   Tầm quan trọng của hiệu ứng nhờ quy mô cũng đã được xem xét trong khi nghiên cứu về tiến hóa văn hóa, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các thông số liên quan đến việc truyền tải ý tưởng trong văn hóa; cụ thể là mức độ kết nối và học tập xã hội trong một quần thể: γ và θ . Tham số γ nắm bắt các khía cạnh của xã hội ảnh hưởng đến mức độ mà tất cả các cá nhân có thể tham gia vào quá trình đổi mới. Sự hòa nhập có thể nằm trên các ranh giới về giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, chủng tộc, dân tộc, nơi sinh, v.v. Tham số θ có thể được coi là phản ánh mức độ gắn kết hoặc kết nối của một quần thể, tạo điều kiện cho việc phổ biến kiến thức hiện có và những đổi mới mới. Trong các tài liệu, đây được xem là yếu tố quyết định bậc nhất cho sự thành công của một xã hội. Như Joseph Henrich đã nói: “Nếu bạn muốn có một công nghệ tuyệt vời, tốt hơn là nên hòa nhập với xã hội hơn là thông minh”. Sự tập trung vào những yếu tố quyết định này của tri thức tổng hợp, vốn dĩ mang tính xã hội, đã được phát triển trong một khuôn khổ khái niệm được gọi là ‘bộ não tập thể’. Trong khung khái niệm này này, chìa khóa để tạo ra tri thức là tiến hóa văn hóa dựa trên tích lũy, và học hỏi xã hội. Đây là cách hiệu quả cho phép con người tiếp cận với một kho kiến thức và công nghệ lớn hơn và có thể phù hợp với bộ não của bất kỳ cá nhân nào. Mạng lưới kiến thức lớn hơn này là ‘bộ não tập thể’ của chúng ta.   Quan điểm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về những phát hiện từ nghiên cứu gần đây trong kinh tế học nhằm tìm hiểu các yếu tố quyết định của sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ. Bell và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu từ 1,2 triệu nhà phát minh liên kết với hồ sơ thuế để ghi lại các yếu tố quyết định sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú ý đến các yếu tố liên quan đến môi trường thời thơ ấu. Họ ghi lại sự khác biệt đáng kể trên khắp Hoa Kỳ, với miền Nam Hoa Kỳ có mức độ đổi mới đặc biệt thấp. Trong khi một phần (khiêm tốn) của điều này được giải thích bởi trình độ học vấn, họ nhận thấy các yếu tố khác đặc biệt quan trọng, bao gồm chủng tộc, giới tính và thu nhập của cha mẹ. Điều thú vị là những tác động này rõ rệt nhất đối với những trẻ em có trình độ học vấn cao nhất, cho thấy rằng giáo dục có thể là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đổi mới công nghệ. Dường như còn thiếu một thành tố cần thiết ngoài trình độ học vấn và điều đó tương quan với những yếu tố có thể quan sát được như chủng tộc, thu nhập hoặc vị trí dân cư.   Quan điểm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về những phát hiện từ nghiên cứu gần đây trong kinh tế học nhằm tìm hiểu các yếu tố quyết định của sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ. Bell và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu từ 1,2 triệu nhà phát minh liên kết với hồ sơ thuế để ghi lại các yếu tố quyết định sự đổi mới công nghệ ở Hoa Kỳ, đặc biệt chú ý đến các yếu tố liên quan đến môi trường thời thơ ấu. Họ ghi lại sự khác biệt đáng kể trên khắp Hoa Kỳ, với miền Nam Hoa Kỳ có mức độ đổi mới đặc biệt thấp. Trong khi một phần (khiêm tốn) của điều này được giải thích bởi trình độ học vấn, họ nhận thấy các yếu tố khác đặc biệt quan trọng, bao gồm chủng tộc, giới tính và thu nhập của cha mẹ. Điều thú vị là những tác động này rõ rệt nhất đối với những trẻ em có trình độ học vấn cao nhất, cho thấy rằng giáo dục có thể là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đổi mới công nghệ. Dường như còn thiếu một thành tố cần thiết ngoài trình độ học vấn và điều đó tương quan với những yếu tố có thể quan sát được như chủng tộc, thu nhập hoặc vị trí dân cư .   Phát hiện này có lẽ gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu theo quan điểm kinh tế học truyền thống về đổi mới cộng nghệ, nơi mà, theo họ, một nhà đổi mới đang mày mò trong ga ra của họ và đưa ra một phát minh mới. Tuy nhiên, nằm trong lõi của bộ khung não bộ tập thể là văn hóa được tích lũy và xã hội học tập. Do đó, sự đổi mới công nghệ, mang tính tích lũy, là không thể nếu người ta không lần đầu tiên được tiếp xúc với những ý tưởng, niềm tin, giá trị và mô hình tinh thần. Ngoài ra, vì truyền tải văn hóa theo chiều dọc từ cha mẹ sang con cái là phương thức truyền tải văn hóa cốt lõi, nên không có gì ngạc nhiên khi khả năng đổi mới của một đứa trẻ phụ thuộc vào kiến thức văn hóa của cha mẹ chúng. Như Muthukrishna và Henrich đã nói: “Cấu trúc cơ bản nhất của bộ não tập thể là gia đình. Những người trẻ học văn hóa trước hết được tiếp cận với cha mẹ của họ, và có thể là những người họ hàng (dì, ông, bà, v.v…)”.    (...)
popup

Số lượng:

Tổng tiền: