HỌC HÀNH VÀ THI CỬ - TS. DƯƠNG NGỌC DŨNG

06/ 06/ 2022

Chuyện học ở Việt Nam luôn luôn là đề tài quan tâm hàng đầu của người dân. Già trẻ lớn bé, bạn có thể phỏng vấn bất kỳ ai, đều có ý kiến bình luận, chê bai, chửi bới, trong khi nếu bạn hỏi: “Theo anh/chị thì học để làm gì?” tôi dám cá mười ăn một là người được hỏi sẽ há hốc mồm trợn mắt nhìn bạn như thể bạn mới ở bệnh viện tâm thần chui ra: “Cái gì? Học là để....là...để...biết chết liền!” Nói chung, mọi người không quan tâm đến cứu cánh của việc học vì xưa nay việc học ấy chỉ có một mục đích khó nói ra: học là để làm quan hay ít nhất cũng kiếm được việc làm lương cao, lộc hậu, đi nước ngoài. Cái gọi là “giáo dục khai phóng toàn diện” ghi chình ình ngay cổng trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn (TP.HCM) chỉ là khẩu hiệu marketing cho vui chứ thực chất thì cả ban giám hiệu nhà trường chỉ lo tổ chức hội nghị các nhà tuyển dụng là chính!

Nhớ khi xưa xem bộ phim Tể Tướng Lưng Gù, rõ ràng không phải chuyện lịch sử có thật, nhưng tác giả đã dựa vào rất nhiều chi tiết lịch sử để làm bối cảnh cho câu chuyện nên diễn biến rất sống động, hào hứng. Trong hai tập đầu tiên đã thấy diễn ra cảnh trường thi đời Càn Long vô cùng bát nháo. Bỏ ra trăm lạng bạc đã mua được đề thi. Cảnh các thí sinh "mở máy quay phim" trong phòng thi ai đã cắp sách đi học, đi thi, chắc chắn đều quen thuộc. Buồn cười nhất là khi nội vụ đổ bể, vua Càn Long cho thi lại, ra vế đối "một đàn chim nhạn bay về Nam," anh chàng "tiến sĩ trăm lạng" ung dung đối lại "hai con vịt quay đi về Bắc!" Học hành nham nhở kiểu này thì anh chàng “tiến sĩ” kia cũng nên đem quay luôn là đúng nhất.

KẾT LUẬN: Nhiều người chửi bới Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc nhưng họ không thấy rằng văn hóa Việt Nam là bản sao trung thực nhất của văn hóa Trung Quốc. Vậy chúng ra phải xây dựng một bản sắc văn hóa mới cho Việt Nam trên nền tảng nào?

  • ĐỌC THÊM
popup

Số lượng:

Tổng tiền: